B. Cơ sở thực tiễn
2.2.3.2. Dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” theo hướng giao tiếp phải phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực, sáng tạo của học sinh
phải phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực, sáng tạo của học sinh
Với tư tưởng lấy học sinh làm trung tâm, học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung và dạy học phần Làm văn nói riêng nhằm đạt tới mục đích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tinh thần hợp tác của học sinh. Đồng thời qua đó rèn luyện hoàn thiện kĩ năng giao tiếp cho các em. Chính vì vậy, dạy học bài “Thao tác lập luận
bình luận” trong SGK Ngữ văn 11 theo hướng giao tiếp cần phải phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực, sáng tạo của học sinh.
Mỗi học sinh là một chủ thể tiếp nhận chủ động, sáng tạo và chịu sự quy định của hoàn cảnh, mục tiêu và đặc điểm cấu trúc tâm lí, sinh lí của chính con người đó. Khi dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” theo hướng giao tiếp giáo viên đứng trước một nhiệm vụ đó là phải tổ chức được các hoạt động giao tiếp sao cho khơi dậy được ở các em khát khao chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng giao tiếp tiến tới hình thành các sản phẩm giao tiếp hiệu quả. Khi học sinh bằng chính sự động não và lao động của mình để chủ động đạt được tri thức thì khi đó tri thức mới trở thành tài sản riêng của các em. Có như vậy hiệu quả một giờ dạy mới cao.
Dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” trong SGK Ngữ văn 11 theo hướng giao tiếp, nhằm đạt tới mục đích giúp học sinh nắm được cách thức thực hiện một thao tác lập luận bình luận và tạo ra một văn bản có sử dụng thao tác lập luận bình luận để giao tiếp. Như vậy, không ai khác học sinh phải là người chủ động trong việc tiếp nhận lĩnh hội tri thức và tạo lập văn bản. Giáo viên chỉ là người hỗ trợ, dẫn dắt và định hướng. Ở mỗi tình huống giao tiếp mà giáo viên đưa ra học sinh luôn là người nhập vai, trực tiếp giải quyết tình huống rồi thông qua đó tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Thêm vào đó việc phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy bài “Thao tác lập luận bình luận” trong SGK Ngữ văn 11 theo hướng giao tiếp là phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Làm văn ở trường THPT.