B. Cơ sở thực tiễn
2.2.4. Tổ chức dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” theo hướng giao tiếp
cung cấp lí thuyết giáo viên còn có thể giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng làm văn. Gắn dạy Làm văn với hoạt động giao tiếp sẽ rút ngắn được khoảng cách giữa lí thuyết và thực hành. Học sinh không chỉ nắm bắt được lí thuyết một cách chủ động mà còn biết cách vận dụng lí thuyết vào thực hành. Để dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” trong SGK Ngữ văn 11 theo hướng giao tiếp, cần chú ý tới các bước cơ bản sau đây:
cung cấp lí thuyết giáo viên còn có thể giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng làm văn. Gắn dạy Làm văn với hoạt động giao tiếp sẽ rút ngắn được khoảng cách giữa lí thuyết và thực hành. Học sinh không chỉ nắm bắt được lí thuyết một cách chủ động mà còn biết cách vận dụng lí thuyết vào thực hành. Để dạy học bài “Thao tác lập luận bình luận” trong SGK Ngữ văn 11 theo hướng giao tiếp, cần chú ý tới các bước cơ bản sau đây:
Đây có thể coi là bước khởi đầu quan trọng nhất trong giờ dạy Làm văn theo hướng giao tiếp. Trên thực tế, học sinh sẽ không thể nói hoặc viết tốt nếu như bị gò ép hoặc bắt buộc. Bởi vậy sự kích thích việc nói, viết, sự khêu gợi hứng thú, khơi gợi những nhu cầu cần thể hiện ý kiến ở các em là điều cần thiết. Khi muốn biểu đạt rồi các em sẽ mạnh dạn hơn trong khi nói, viết hoặc trình bày một vấn đề bằng văn bản để giao tiếp. Để tạo ra được nhu cầu giao tiếp cho các em, giáo viên cần phải tạo ra những tình huống giao tiếp giả định.
Theo Từ điển Tâm lí học (NXB Khoa học xã hội – 2000) thì “Tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của chủ thể đó. Trong quan hệ không gian, tình huống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể. Trong quan hệ thời gian, tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng, tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động”. Tuy nhiên, tình huống được nhắc tới ở đây không đơn thuần là những tình huống bình thường,