Tìm hiểu bài thông qua việc tìm hiểu nét đặc sắc của nghệ thuật ngôn từ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm của các loại văn bản (Trang 30 - 32)

Trong văn xuôi miêu tả, ngôn từ không chỉ dừng lại ở bản thân nó mà nó nh là lời của kẻ khác. Một trong những đặc điểm của thể loại văn miêu tả là nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy, dạy đọc văn miêu tả giáo viên phải tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài đọc thông qua việc tìm hiểu những từ ngữ đặc tả của bài văn. Để làm đợc điều đó giáo viên cần phải:

*Thứ nhất: Tổ chức cho học sinh thảo luận tự tìm ra các từ ngữ, hình ảnh miêu tả mà các em cho là hay nhất.

Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “Thắng biển” (TV4-T2), giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả của bão biển học sinh có thể tìm các từ: giữ dội, rào rào, dận giữ điên cuồng, ầm ĩ, nuốt tơi con đê việc này,… giáo viên không tự áp đặt cho học sinh mà phải tổ chức cho các em tự tìm tòi, phát hiện tuỳ theo khả năng hiểu biết của mình để tạo cho các em sự thâm nhập cần thiết vào bài văn.

*Thứ hai: Tổ chức cho học sinh trình bày hiểu biết của mình về những từ ngữ, hình ảnh vừa tìm đợc. Thờng học sinh chỉ hiểu đợc nghĩa tờng minh của từ ngữ và hình ảnh mà ít đi sâu vào nghĩa hàm ẩn của nó. Nh vậy cha khai thác sâu ý đồ của tác giả. Yêu cầu học sinh diễn tả ngôn ngữ đặc tả của văn chơng dới dạng ngôn ngữ sinh hoạt để thấy đợc nét độc đáo của nghệ thuật ngôn từ trong văn miêu tả.

*Thứ ba: Cho học sinh so sánh, đối chiếu với các từ ngữ hình ảnh khác mang tính đối lập để thấy đợc sự tài tình trong miêu tả của tác giả và hiểu đợc từ ngữ, hình ảnh đó một cách sâu sắc đi đến sự đồng cảm với ý đồ của tác giả.

*Thứ t: Cho học sinh thực hiện thao tác hồi đáp bài đọc qua việc hiểu bài đọc theo ý của học sinh, tức là những từ ngữ hình ảnh đó giúp các em cảm nhận đợc điều gì. Vấn đề này theo một trật tự mang tính hệ thống từ việc hiểu từ đến hiểu đợc câu, đến đoạn và toàn bài. Trên cơ sở đó đi từ tìm ý của từng đoạn đến việc rút ra đợc nội dung của bài văn. Ví dụ: Cũng đối với bài Tập đọc “Thắng biển” sau khi các em tìm đợc các từ ngữ hình ảnh miêu tả cơn bão biển, giáo viên sử dụng phiếu bài tập yêu cầu học sinh hồi đáp văn bản qua hệ thống bài

tập lựa chọn chẳng hạn: Từ những từ ngữ, hình ảnh đó, giúp em cảm nhận đợc điều gì về cơn bão biển?.

* Thứ năm: Trên cơ sở hiểu đợc nội dung bài học, giáo viên tiếp tục tổ chức cho học sinh luyện đọc nâng cao để thể hiện cảm xúc của mình đối với bài đọc. Nh vậy, qua đây giáo viên nắm bắt đợc khả năng tiếp thu bài của học sinh qua việc các em thể hiện giọng đọc của mình. Giúp các em củng cố và nâng cao sự hiểu biết của mình về bài đọc, thực sự hoà mình vào bài đọc và hớng tới bài học giáo dục cần thiết.

Thực tế dạy học cho thấy rằng giáo viên chỉ chú ý đến kết quả cuối cùng thông qua hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nh : Vẻ đẹp đó có gì đặc biệt? Đoạn văn giúp các em cảm nhận điều gì hoặc bài văn này muốn nói với chúng ta điều gì? mà không chú ý đến quá trình học sinh đi đến kết quả đó, không… biết các em gặp khó khăn ở khâu nào để có biện pháp giúp đỡ kịp thời cho dù kết quả của nó là tốt đi chăng nữa nhng có chăng đó cũng là ngẫu nhiên và chủ yếu chỉ thực hiện đợc đối với học sinh khá giỏi. Để khắc phục tình trạng này khi dạy học văn xuôi giáo viên phải chú ý tới đặc điểm nghệ thuật ngôn từ của nó, từng bớc tổ chức cho học sinh khai thác nội dung bài văn qua việc tìm hiểu những nét đặc sắc của nghệ thuật tả ngôn từ. Biện pháp hiệu quả nhất là xây dựng các phiếu bài tập để học sinh phát huy tính tích cực của mình. Đối với trình tự nêu nh trên ta có thể xây dựng thành các phiếu bài tập nh ở phần phụ lục (Phiếu bài tập số 1).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm của các loại văn bản (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w