Dạy đọc hiểu qua các biện pháp tu từ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm của các loại văn bản (Trang 37 - 39)

Mỗi bài thơ đều mang đến cho trẻ triết lí sống, một nhân sinh quan quan trọng, nó đợc truyền tải bằng nhiều nội dung khác nhau. Trong đó, nội dung giáo dục của mỗi bài thơ đối với các em không nói nhiều bằng ngôn ngữ mà đ- ợc thể hiện hết sức cô đọng qua các biện pháp tu từ nghệ thuật (nhân hoá, so sánh, ẩn dụ ) với những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của trẻ… thơ. Vì vậy việc tìm hiểu các biện pháp tu từ nghệ thuật đó sẽ giúp học sinh nâng cao hiệu quả đọc hiểu của mình.

- Trớc hết, tổ chức cho học sinh thảo luận, tìm các từ ngữ hình ảnh đặc sắc của bài thơ. Dựa vào khả năng cảm thụ của mình, học sinh tìm đợc các từ

ngữ, hình ảnh mà các em cho là đặc sắc và hay nhất.Vì sao? Và yêu cầu học sinh đọc các câu thơ có chứa từ ngữ hình ảnh đó.

- Cho học sinh diễn tả hoặc thay thế những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc đó bằng ngôn ngữ và hình ảnh thực trong cuộc sống để học sinh đối chiếu và các của từ ngữ và hình ảnh đặc sắc của tác giả để thấy đợc cái hay, cái độc đáo, tác dụng của việc sử dụng.

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Để nói lên điều đó, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tuỳ theo những hình ảnh đặc sắc trong bài mà học sinh nêu lên biện pháp nghệ thuật của bài thơ. Sau đó giáo viên khái quát các biệp pháp nghệ thuật cùng với tác dụng của nó, để học sinh có biểu tợng đúng về các hình ảnh đặc sắc của bài.

- Tiếp theo yêu cầu học sinh đọc lại câu thơ, khổ thơ, hoặc bài thơ, chú ý nhấn mạnh các hình ảnh đợc sử dụng các biện pháp nghệ thuật để thấy đợc tác dụng của nó trong việc thể hiện, miêu tả đối tợng. Từ đó rút ra nội dung chính của bài thơ. Nh vậy học sinh đã thực sự hiểu đợc nội dung của bài thơ. Trên cơ sở đó yêu cầu học sinh rút ra đợc bài học giáo dục của mình và đi đến kết luận của giáo viên về nội dung cũng nh bài học giáo dục của bài thơ. Chẳng hạn khi giọng bài thơ “Hai bàn tay em” (TV2-T2) để thấy đợc vẻ đẹp hai bàn tay của bé ta có thể tiến hành theo trình tự nh sau: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ và những từ ngữ đặc sắc miêu tả vẻ đẹp hai bàn tay của bé (nh hoa đầu cành – hoa hồng nở nụ – cánh trên ngón xinh). Sau đó yêu cầu học sinh trình bày cách hiểu của mình về từ ngữ hình ảnh đó. Vậy để miêu tả vẻ đẹp hai bàn tay của bé, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật gì? ( Nghệ thuật so sánh). Sau đó khái quát cái hay cái đẹp của việc sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật đó để học sinh hiểu đợc tác dụng của nó. Để cho giờ học sôi nổi, gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên thiết kế nội dung này thành các phiếu bài tập để phát huy tính tích cực của các em. Chẳng hạn chúng ta có thể tham khảo phiếu bài tập kèm theo ở phần phụ lục (phiếu số 3).

- Có thể nói việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghệ thuật tu từ của bài thơ là cơ sở để các em tiếp cận và hiểu đợc nội dung bài thơ một cách sâu sắc.

Trong quá trình tổ chức, giáo viên có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, có thể xây dựng các bài tập để giúp học sinh phát hiện nhanh và đúng các biện pháp nghệ thuật cũng nh tác dụng của nó. Việc tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật không chỉ giúp học sinh hiểu đợc nội dung bài thơ mà còn là cơ sở để rèn luyện và nâng cao kỹ năng đọc cho các em.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm của các loại văn bản (Trang 37 - 39)