Mức độ hứng thú, sự tập trung chú ý học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm của các loại văn bản (Trang 53 - 58)

c. Dạy đọc truyện trên phơng diện nghệ thuật.

3.3.5.2.Mức độ hứng thú, sự tập trung chú ý học tập của học sinh.

- Thông qua dự giờ và qua 3 tiết dạy thực nghiệm trên các lớp chọn làm thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng:

12,5 1 16 1 16 22,5 31,5 52,5 12,5 40 Giỏi Khá TB Yếu 22,5 Mức độ (%)

+ ở lớp thực nghiệm: Mức độ hoạt động tính tích cực của học sinh trong giờ học biểu hiện khá rõ. Học sinh thực sự cuốn hút vào bài học, luôn mong muốn dợc bày tỏ hiểu biết của mình. Mức độ hoạt động tích cực này đợc duy trì trong suốt cả tiết học, làm cho giờ học sôi nổi nhng không ồn ào mà hiệu quả tiếp thu bài của học sinh cao hơn đối với các tiết dạy bình thờng. Trong toàn bộ tiết dạy, giáo viên luôn đóng vai trò là ngời tổ chức, hớng dẫn, chỉ đạo quá trình chiếm lĩnh nội dung bài học của học sinh.

+ ở lớp đối chứng: Hoạt động chính trong giờ học là đàm thoại, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, sau đó giáo viên chốt lại và đọc cho học sinh ghi. Giáo viên chủ yếu xoay quanh việc hoàn thành các câu hỏi cuối bài và tính xem có bao nhiêu học sinh đợc đọc bài mà không chú ý tới vốn hiểu biết, có chăng cũng chỉ là chiếu lệ, qua loa. Việc đặt câu hỏi để khai thác nội dung bài đọc mang tính áp đặt, rập khuôn cha chú ý đặc điểm của bài đọc thuộc thể loại gì. Do vậy cha phát huy đợc tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học, làm cho giờ học khô khan, nhàm chán. Vì vậy, hiệu quả của tiết học cha cao.

- Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy sự tập trung, chú ý của học sinh trong giờ học ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm cũng khác nhau. Cụ thể nh sau:

+ ở lớp thực nghiệm: phần lớn học sinh thực sự hoà mình vào buổi học, sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học rất cao. Điều đó thể hiện ở chỗ, học sinh tích cực đa ra ý kiến của mình đối với các tình huống cụ thể, tích cực thảo luận, tập trung lắng nghe nhận xét, ý kiến của bạn và báo cáo kết quả thảo luận của nhóm nhằm tìm ra đáp án của các tình huống cụ thể một cách sôi đông và hiệu quả. Hiện tợng làm việc riêng giảm rõ rệt. Trong suốt tiết học hầu nh không có học sinh nào biểu hiện sự thờ ơ, không chú ý, đứng ngoài cuộc, tất cả đều tập trung cao vào bài học làm cho giờ học sôi nổi.

+ Ngợc lại ở lớp đối chứng, hiện tợng học sinh không tập trung chú ý bài học còn khá phổ biến. Trong tiết học, nhiều em còn thể hiện sự thờ ơ với hoạt động học tập, giờ học ồn ào, kém hiệu quả. Hiện tợng làm việc riêng trong giờ

học còn khá phổ biến, giáo viên mất nhiều thời gian để thờng xuyên nhắc nhở giữ trật tự và hớng sự chú ý của học sinh vào bài học.

Từ sự phân tích trên, chúng ta nhận thấy rằng ở nhóm thực nghiệm khi sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp với các loại văn bản đã mang lại hiệu quả cao. Nó không những có tác dụng làm cho học sinh hứng thú trong hoạt động học tập, duy trì sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học mà còn kích thích sự sáng tạo của học sinh, đem lại cho học sinh những hiểu biết rộng về thế giới xung quanh, làm cho các em yêu thích môn học. Đó là động lực, là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động Tập đọc cho học sinh.

Từ những nhận xét trên chứng tỏ quy trình thực nghiệm đã khẳng định đ- ợc giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra, đã thực sự nâng cao hiệu qủa dạy học Tập đọc cho học sinh tiểu học.

phần kết luận

1. Kết luận

* Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ và có hệ thống các nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra đó là:

+ Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. + Tìm hiểu vấn đề thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

+ Đề xuất các biện pháp và tiến hành thực nghiệm.

Trong khi tiến hành nghiên cứu, trên cơ sở phân tích, kiểm chứng chúng tôi rút ra đợc một số kết luận sau:

- Muốn nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc cho học sinh tiểu học nhất thiết phải chú ý tới đặc điểm của các loại văn bản đợc sử dụng.

- Việc lựa chọn, vận dụng các biện pháp thích hợp vào dạy đọc các loại văn bản khác nhau sẽ làm cho giờ học sôi nổi kích thích đợc hứng thú học tập của học sinh và duy trì sự tập trung sự chú ý cao vào bài học.

* Từ việc tìm hiểu cơ sở lý luận, thực tiễn; đề xuất các biện pháp đến việc thiết kế giáo án và thực nghiệm các biện pháp đã đa ra chúng tôi đã kiểm chứng đợc mức độ hiệu quả của các biện pháp là có ý nghĩa thiết thực. Việc áp dụng các biện pháp dạy học mà chúng tôi đã đề xuất đối với các loại văn bản trong dạy học Tập đọc hiện nay là hết sức cần thiết. Nó khắc phục đợc phần nào những hạn chế trong dạy học Tập đọc. Nếu áp dụng các biện pháp này vào bài dạy một cách linh hoạt, sáng tạo rẽ giúp giáo viên giải quyết tốt những vớng mắc khi tổ chức các tiết dạy của mình. Một mặt giúp giáo viên tìm ra đợc bản chất của từng bài đọc cụ thể, mặt khác cung cấp cho giáo viên những phơng tiện, biện pháp rất cần thiết khi tiến hành tổ chức dạy đọc cho học sinh.

Nh vậy, những biện pháp mà chúng tôi đa ra nếu đợc áp dụng đúng mức, phù hợp với từng bài dạy, điều kiện dạy học cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc cho học sinh và khắc phục những hạn chế trong dạy học Tập đọc nh hiện nay.

* Do hạn chế về thời gian nên quá trình lập đề cơng và tiến hành nghiên cứu, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cái tổng thể mà cha đi sâu vào cái cụ thể từng tiểu loại, của các thể loại văn bản đợc sử dụng trong dạy học Tập đọc. ở mỗi thể loại, chúng tôi mới dừng lại ở việc tìm hiểu những đặc điểm chung nhất, cha khái quát hết từng trờng hợp cụ thể. Trên cơ sở đó chúng tôi đề ra các biện pháp mang tính khái quát, phổ biến nhằm khắc phục những hạn chế của quá trình dạy học Tập đọc. Vì vậy chúng tôi cho rằng nếu có điều kiện và thời gian để tiếp tục nghiên cứu đề tài chứ không dừng lại ở đó mà tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu

từng tiểu loại, từng đặc điểm của các tiểu loại nhằm đa ra đợc các giải pháp hữu hiệu nhất.

Có thể nói sự bỏ ngỏ của phạm vi nghiên cứu của đề tài còn rất lớn, chúng tôi mong rằng độc giả sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc phù hợp với các loại văn bản cho học sinh tiểu học.

Tài liệu tham khảo.

1. Chu Thị Thuỷ An – Bùi Thị Thu Thuỷ – Lý luận dạy học Tiếng Việt và văn học ở Tiểu học, Khoa GDTH Trờng Đại học Vinh, năm 2000.

2. Lại Nguyên Ân – 150 thuật ngữ văn học. Nxb ĐHQG, Hà nội 1998 (8-347).

3. Lê Thanh Bình, Chu Thị Hà Thanh – Văn học thiếu nhi, Vinh 2002 (8-30).

4. Nguyễn Thị Hạnh – Dạy học đọc hiểu ở tiểu học. Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2002.

5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi – Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb DDHQG, Hà Nội 1999 (7-335, 9-271).

6. Nguyễn Trọng Hoàn – Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ văn học cho học sinh tiểu học. Nxb Hà Nội 2002 (22-73).

7. Một số luận văn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Lê Phơng Nga – Dạy học đọc hiểu ở tiểu học. Nxb giáo dục, Hà Nội 2003 (6-8).

9. Nguyễn Trí – Dạy và học môn Tiếng Việt theo phơng trình mới. Nxb Giáo dục, Hà Hội 2002.

10. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế Tiếng Việt 2,3,4 theo chơng trình mới.

phần phụ lục Giáo án 1

Tập đọc: Bạn của Nai nhỏ (Tiếng Việt 2 – tập 1).

I. Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm của các loại văn bản (Trang 53 - 58)