Trong chơng trình tiểu học, thể loại thơ đợc dùng trong dạy học Tập đọc rất đa dạng và phong phú với nhiều thể loại khác nhau: thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, thơ lúc bát, thơ tự do, và có cả bài thơ thể 7 chữ, 8 chữ, nhng nhiều nhất là thơ 4 chữ và 5 chữ. Mỗi thể loại có kết cấu khác nhau, do đó khi dạy đọc các thể loại này cần chú ý những vấn đề sau:
Đối với thể thơ 4 chữ, chủ yếu khi đọc ta ngắt nhịp 2/2, trọng âm thờng rơi vào hai tiếng đầu của dòng thơ. Vì vậy, khi đọc ta thờng đọc nhấn mạnh hai tiếng đầu của dòng thơ. Tốc độ đọc của thể thơ này hơi nhanh hơn so với các thể thơ khác. Hầu hết các bài thơ này đọc với giọng vui tơi, phấn khởi, nội dung chủ yếu xoay quanh miêu tả những vấn đề gần gũi với cuộc sống của trẻ thơ bằng các hình tợng hết sức quen thuộc với các em. Ví dụ: Khi dạy học sinh đọc khổ thơ thứ nhất trong bài “Vẽ quê hơng” (TV3-T2) yêu cầu học sinh xác định giọng đọc và cách ngắt nhịp nh sau:
“Bút chì / xanh đỏ // Em gọt / hai đầu /// Em thử / hai màu // Xanh tơi /, đỏ thắm //”
Đối với thể thơ 5 chữ, khi đọc thờng ngắt với nhịp 3/2, cũng có nhiều dòng thơ khi đọc ngắt nhịp 2/3. Với các bài thơ nhịp 3/2 thì ba tiếng đầu thờng là nêu lên vấn đề và hai tiếng còn lại là giải quyết hay cụ thể hoá vấn đề đợc nêu ở ba tiếng trớc đó. Vì vậy, khi đọc ta chú ý nhấn mạnh những từ ngữ nêu lên vấn đề để sự giải quyết vấn đề sẽ nhẹ nhàng khi ta đọc trùng (thấp) xuống ở cuối dòng thơ. Và đối với thể thơ này ta đọc chậm hơn thể thơ bốn chữ để cảm nhận đợc ngữ điệu mềm dẻo của bài thơ và hiểu nội dung của bài thơ. Ví dụ:
Khi đọc khổ thứ ba của bài thơ “Ngày khai trờng” (TV3-T2) ta xác định giọng đọc nh sau: Nhìn các thầy / các cô // “ Ai cũng nh / trẻ lại // Sân trờng / vàng nắng mới // Lá cờ bay / nh reo //”
Đối với thể thơ 6 chữ, 7 chữ và 8 chữ trong chơng trình có số lợng ít, việc xác định nhịp của bài thơ phải dựa trên hiểu nghĩa của từng từ, cụm từ trong dòng thơ, tức là chú ý tới ngữ pháp trong câu. Ta có thể ngắt nhịp 2/2/2, 4/2, 3/3 Đối với thơ 7 chữ chủ yếu ngắt nhịp 4/3. Một số câu đặc biệt ngắt với nhịp… 3/4, đối với thơ 8 chữ thờng ngắt nhịp 3/5 hoặc 4/4 Ví dụ: Khi dạy học sinh… đọc khổ thơ cuối của bài “Vàm cỏ đông” (TV3-T2) yêu cầu học sinh ngắt nghỉ và xác định giọng đọc nh sau:
“Đây con sông/ nh dòng sữa mẹ// Nớc về / xanh ruộng lúa / vờn cây// Và ăm ắp / nh lòng ngời mẹ//
Chở tình thơng/ trang trải đêm ngày //”
Đối với thơ lục bát, chiếm số lợng khá nhiều trong chơng trình. Mỗi câu thơ có hai dòng, một dòng 6 chữ và một dòng 8 chữ, dòng thơ thứ nhất và dòng thơ thứ hai có mối quan hệ chặt chẽ về mặt nghĩa và ở cuối câu thơ có sự độc lập tơng đối về nghĩa. Khi đọc đối với dòng thơ 6 chữ ta thờng ngắt nhịp 2/4 đối với dòng thơ 8 chữ ta ngắt nhịp 4/4 và đặc biệt giữa hai dòng trong một câu thơ hoặc giữa các câu thơ có sự hiệp vần cao tạo nên tính nhạc điệu của câu thơ, đồng thời cần chú ý đọc nhấn giọng ở câu thơ đề và đọc nhẹ nhàng ở câu thơ phá đề để thấy đợc mối quan hệ chặt chẽ của sự gieo vần của câu thơ.
Đối với thể thơ tự do, trong chơng trình có số lợng ít, thể thơ này có đặc điểm riêng so với các thể thơ khác là nó không tuân thủ một nguyên tắc nào về mặt ngữ pháp cũng nh cú pháp. Ngôn ngữ của các bài thơ này đợc diễn tả rất gần gũi với văn xuôi. Ví dụ: Bài “Khi mẹ vắng nhà”(TV2-T2), bài “Tiểu đội xe
không kính” (TV4-T2), bài thơ “Bộ đội về làng” (TV3-T2), thực tế đối với thể thơ này giáo viên cha tìm đợc giọng đọc phù hợp nhất đúng với giọng đọc của bài thơ. Khi đọc các bài thơ này ta phải thay đổi giọng đọc liên tục phù hợp về mặt ngữ nghĩa của câu thơ. Cách ngắt nhịp và ngừng nghỉ phải dựa trên tiêu chí về nghĩa của từng câu thơ, bài thơ cụ thể.
Nh vậy, để dạy đọc thơ có hiệu quả ta cùng cần chú ý tới đặc điểm của từng thể thơ để có các biện pháp luyện đọc phù hợp với giọng đọc của từng thể thơ, từng bài thơ...
Trên đây chúng tôi đề xuất một số biện pháp dạy đọc thơ ở tiểu học để nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc cho học sinh. Đó là những căn cứ quan trọng giúp giáo viên có thể khai thác cho bài dạy của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng và việc tuân thủ nh thế nào thì phải tuỳ thuộc vào đối tợng cụ thể là học sinh và các yếu tố khác. Vì vậy, cần phải linh hoạt để lựa chọn các biện pháp và hình thức tổ chức một cách phù hợp sao cho dạy đọc thơ có hiệu quả cao nhất.
3.2.3. Dạy đọc truyện (truyện dân gian và truyện hiện đại).
Trong chơng trình Tiếng Việt tiểu học, các văn bản đợc đa vào dạy Tập đọc chiếm số lợng khá nhiều, nhất là truyện dân gian và truyện hiện đại. Điều này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nó tác động trực tiếp đến tâm t, tình cảm của trẻ. So với các thể loại văn bản khác, truyện hấp dẫn trẻ em bởi cốt truyện, tính cách nhân vật, hệ thống nhân vật, tình huống và sự kiện, phơng diện nghệ thuật. Bởi vậy, khi dạy đọc truyện phải dựa trên đặc điểm này của truyện.