Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu qua trình tự miêu tả của bài văn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm của các loại văn bản (Trang 32 - 34)

Cùng với ngôn ngữ, trình tự thời gian và không gian miêu tả của bài văn là nét riêng biệt tạo nên sự độc đáo của văn xuôi miêu tả. Một mặt nó thể hiện óc quan sát tinh tế của tác giả về sự thay đổi của thời gian, mặt khác nó thể hiện cảm nhận sâu sắc của tác giả về những góc nhìn một sự vật hiện tợng ở nhiều thời điểm khác nhau. Vì vậy khi dạy đọc phải hiểu bài văn miêu tả, giáo viên cần phải chú ý nét độc đáo này.

Trớc hết, giáo viên phải đọc toàn bài, nắm đợc diễn biến của toàn bộ bài văn, đi từ điểm xuất phát cho đến sự kết thúc của sự vật hiện tợng đợc miêu tả.

Việc nắm đợc trình tự thời gian của bài văn giúp giáo viên làm chủ đợc đối tợng miêu tả của bài văn cùng với những chuyển biến tinh tế của đối tợng theo thời gian và không gian xác định. Qua đó, giáo viên cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp độc đáo của bài văn qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả .

Tiếp theo, trên cơ sở xác định chủ đề của bài văn, lựa chọn đối tợng miêu tả chính của bài văn và xác định trình tự miêu tả bằng nhiều dấu hiệu khác nhau. Khi đó giáo viên đã xác lập đợc mối quan hệ giữa các chi tiết, các đặc điểm của đối tợng biểu hiện thông qua ngôn ngữ và hình ảnh giàu sức biểu cảm. Vấn đề này tuỳ thuộc vào bài văn cụ thể có thể xác định trình tự thời gian theo đoạn,theo các dấu hiệu ngôn ngữ, hoặc theo dấu hiệu nội dung của đối tợng miêu tả. Nh vậy giáo viên đã làm chủ đợc về mặt nghệ thuật miêu tả đặc sắc của bài văn.

Sau đó, tổ chức cho học sinh tự xác lập trình tự miêu tả của bài văn. Đi từ tìm những từ ngữ biểu hiện trình tự miêu tả theo một trật tự nhất định và sắp xếp theo cách hiểu của học sinh. Trên cơ sở đó tổ chức cho học sinh thảo luận và rút ra đợc nội dung chính theo một trình tự thời gian để thấy đợc sự quan sát, miêu tả tinh tế của tác giả, thấy đợc sự vận động về mặt t tởng của tác giả. Tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng bài văn mà giáo viên tổ chức dới các hình thức khác nhau, có thể đặt câu hỏi, có thể xây dựng thành các bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm, bài tập điền thế, Nhằm giúp học sinh tiếp cận nhanh nhất t… tởng của tác giả.

Nếu chỉ dừng lại ở đây thì cha đi đến cái đích của việc đọc hiểu bài văn. Mà trên cơ sở đó tổ chức cho học sinh hồi đáp văn bản thông qua việc rút ra đợc t tởng hay nội dung chính của bài văn mà tác giả đa đến cho ngời đọc. Vấn đề này giáo viên không đặt các câu hỏi mang tính áp đặt học sinh mà dùng câu hỏi để kiểm tra sự cảm nhận khác nhau của học sinh về bài đọc. Qua đó thấy đợc sự sáng tạo, tích cực về hoạt động nhận thức của các em và có biện pháp định hớng kịp thời giúp các em có cách cảm nhận đúng đắn về t tởng của bài văn.

Tóm lại, mỗi bài đọc có một cách thể hiện khác nhau, tuỳ thuộc vào sự quan sát tinh tế của tác giả. Mỗi bài văn là một cách vận động t tởng khác nhau

của tác giả. Vì vậy, để dạy đọc văn miêu tả có hiệu quả, giáo viên phải nắm đợc sự vận động t tởng của tác giả và tổ chức cho học sinh tìm tòi, phát hiện ra sự vận động đó trên các thao tác khác nhau của học sinh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho học sinh tiểu học phù hợp với đặc điểm của các loại văn bản (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w