S 2 2; độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng
1.3.3. Phương pháp dạy học của môn Toán 5.
Mỗi PPDH đều có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy, trong quá trình dạy học, không nên tuyệt đối hoá một PPDH nào. Để thực hiện dạy học có hiệu quả, GV cần biết cách lựa chọn, sử dụng những ưu thế của từng PP, nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của HS trong học tập.
Sau đây là một số PPDH thường được sử dụng trong dạy học môn Toán nói chung và môn Toán lớp 5 nói riêng ở trường Tiểu học.
1.3.3.1. Phương pháp vấn đáp
PP vấn đáp là PPDH không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn HS suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp HS tự mình tìm ra kiến thức mới. * Ưu điểm:
- Gợi mở vấn đáp giúp lôi cuốn HS tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động, kích thích hững thú học tập và lòng tự tin của HS , rèn luyện choHS năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của người khác. - Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập. HS yếu kém có điều kiện học tập các bạn trong nhóm, có điều kiện tiến bộ trong quá trình hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Giúp GV duy trì sự chú ý của HS, giúp GV kiểm soát hành vi của HS và quản lí lớp học.
* Hạn chế:
- Thời gian hạn định của tiết học.
- Nếu GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi không tốt, sẽ dẫn đến tình trạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, đặt câu hỏi mà HS dễ dàng trả lời có hoặc không.
1.3.3.2. Phương pháp trực quan
PP trực quan là PPDH GV tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể (hình vẽ, đồ vật, hiện tượng thực tế xung quanh, ...) để từ đó nắm được kiến thức, kĩ năng của môn Toán. Có thể nói rằng đây là PP có vị trí quan trọng trong dạy học Toán ở Tiểu học.
* Ưu điểm:
- Phù hợp với trình độ nhận thức của HS Tiểu học.
- Trong quá trình sử dụng PP trực quan, HS sẽ được huy động các giác quan thông qua các hoạt động như: nghe, nhìn, thực hành (trên các đồ dùng học tập). Điều đó sẽ giúp HS không chỉ phát triển năng lực thực hành mà còn giúp HS phát triển năng lực tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng.
* Hạn chế:
- Nếu sử dụng các đồ dùng dạy học một cách tuỳ tịên hoặc có hình thức, màu sắc quá cầu kì sẽ che lấp dấu hiệu bản chất củ nội dung dạy học, khi đó việc sử dụng đồ dùng dạy học sẽ trở nên phản tác dụng.
- Nếu không chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tịên và đồ dùng trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng hơn để phù hợp với trình độ nhận thức của HS thì sẽ hạn chế sự phát triển trí tuệ và khả năng tư duy của HS.
- Đặc biệt trong quá trình hình thành tri thức hoặc khái niệm mới nếu việc tổ chức cho HS hoạt động theo một tiến trình không phù hợp với quá trình nhận thức và tư duy thì vô tình người GV có thể sẽ dẫn đến những nhận thức không đúng hoặc khó tiếp thu các tri thức đó.
1.3.3.3. Phương pháp giải quyết vấn đề
PP giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống sư phạm có chứa vấn đề; tổ chức, hướng dẫn HS phát hiện vấn đề, hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề; thông qua đó HS chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là HS được đặt vào một "tình huống có vấn đề".
* Ưu điểm:
- Phát triển tư duy và nâng cao tính tự lực, tích cực của HS. - Tạo hứng thú học tập cho HS.
- Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và cả PP nhận thức. Hoạt động học tập này dần hình thành và phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực hết sức cần thiết để con người thích ứng với sự phát triển của xã hội.
* Hạn chế:
- Trong một số trường hợp, việc tổ chức dạy học theo PP giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian, chuẩn bị công phu hơn so với bình thường.
- Một trong những khó khăn đối với GV khi tiến hành dạy học giải quyết vấn đề là tạo tình huống có vấn đề.
1.3.3.4. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
PPDH hợp tác là cách dạy học trong đó GV tổ chức cho HS hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhỏ để giải quyết một vấn đề đặt ra nhằm đạt được mục tiêu học tập.
* Ưu điểm:
những năng lực của người lao động hiện đại, trong đó hoạt động lao động hợp tác theo nhóm, hoạt động giao tiếp, có tính tích hợp là đặc điểm nổi bật của công việc lao động trong tương lai.
- Tăng cơ hội thảo luận, trao đổi, hợp tác để từ đó hiểu sâu sắc kiến thức hơn, nâng cao chất lượng học tập của từng HS.
- Tăng cường sự đoàn kết trong công việc chung. - Giúp HS có cơ hội để tự khẳng định bản thân.
- Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập. HS kém có diều kiện học tập các bạn trong nhóm, có điều kiện tiến bộ trong quá trình liên tục hoàn thiện các nhiệm vụ được giao.
- Phát huy tính tích cực trong học tập của HS. Phát triển tư duy sáng tạo, tư duy phê phán cho HS.
* Hạn chế:
- Không gian chật hẹp của từng lớp học. - Thời gian hạn định của tiết học.
- Nếu tổ chức theo nhóm không tốt, sẽ dẫn đến tình trạng nhiều HS không thực sự làm việc, chỉ dựa vào thành quả hoạt động của bạn khác.