Quy trình chung

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 61 - 63)

50 66,7% 25 33,3% 3 Đánh giá thông qua kiểm

3.2.1.Quy trình chung

3.2.1.1. Xác định mục tiêu đánh giá

- Kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS.

3.2.1.2. Xây dựng các bài trắc nghiệm

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài TN.

Bài TN được xây dựng nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của một chương, phần hoặc một học kỳ hay cả năm học đối với môn học.

Bước 2 : Thiết lập ma trận hai chiều.

Lập một bảng có hai chiều : một chiều là mạch kiến thức chung cần đánh giá, một chiều là mức độ nhận thức của HS. Việc phân loại cấp độ nhận thức của HS có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng phổ biến nhất hiện nay là sơ đồ Bloom, trong đó có 6 cấp độ của nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá). Và ở mỗi cấp độ cao hơn thì bao gồm và phụ thuộc vào cả các cấp độ trước đó. Tuy nhiên, đối với HSTH chỉ đánh giá ở 3 cấp độ:

- Nhận biết: HS phải ghi nhớ các khái niệm, định nghĩa dưới hình thức đã học.

- Thông hiểu: HS phải hiểu được ý nghĩa ký hiệu toán học trong các định nghĩa công thức đó.

- Vận dụng: HS phải sử dụng được các định nghĩa vào các tình huống toán học hay thực tiễn cụ thể, khái quát hóa, trừu tượng hóa kiến thức.

Trong mỗi ô ma trận là số lượng câu hỏi và hình thức câu hỏi. Quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó và thời gian làm bài kiểm tra. Song nhìn chung, càng nhiều câu hỏi ở nhiều mạch kiến thức khác nhau thì kết quả đánh giá càng mang tính tổng hợp và có độ tin cậy hơn. Số lượng câu hỏi so với tổng số câu hỏi , so với toàn bộ bộ đề ứng với mức độ nhận thức, nên có các tỉ lệ thích hợp như sau: Nhận biết 40%, thông hiểu 40%, vận dụng 20%. Hoặc nhận biết 35%, thông hiểu 35%, vận dụng 35%.

Bước 3: Thiết kế câu hỏi theo ma trận

Căn cứ vào ma trận và mục tiêu đã xác định ở các bước trên, giáo viên thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo của HS qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi.

Bước 4: Xây dựng đáp án và biểu điểm

Theo quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo thang đánh giá gốm 11 bậc: 0, 1, 2, 3, 4, ..., 10 điểm có thể là điểm lẻ là 0,5 điểm ở bài kiểm tra học kỳ và kiểm tra cuối năm. Với hình thức kiểm tra TNKQ chúng ta có thể có hai cách xây dựng biểu điểm chấm như sau:

Cách 2: Điểm tối đa toàn bài bằng số lượng câu hỏi (nếu trả lời đúng cho 1 điểm, câu trả lời sai thì cho 0 điểm). Quy về thang điểm 10 theo công thức 10X chia tổng số điểm (trong đó X điểm đạt được của HS).

3.2.1.3. Tổ chức đánh giá bằng các bài trắc nghiệm

Tùy theo mục đích sư phạm, bài TN có thể được thực hiện ở một thời điểm thích hợp (đầu tiết, cuối tiết, trong tiết, ...). Mỗi bài TN có quy định thời gian để hoàn thành, phù hợp với số lượng câu hỏi, độ khó của bài.

Đối với những bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm học thì cần đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức để việc đánh gía mỗi HS được chính xác hơn.

Trước khi HS làm bài cần phổ biến rõ các cách thức làm bài cơ bản cho HS: + Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

+ Công bố thang điểm cụ thể cho HS.

3.2.1.4. Phân tích kết quả đánh giá

Sau khi HS làm bài xong tiến hành chấm bài và tổng hợp kết quả của bài TN. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm để xác định chuẩn thang đánh giá.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 61 - 63)