S 2 2; độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng
1.4. nghĩa của việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp
đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 5
Trong những năm gần đây vấn đề đánh giá KQHT của HS đã có những thay đổi. Đối với những môn được đánh giá bằng điểm số nói chung và môn toán lớp 5 nói riêng, thì kết quả điểm thi cuối năm sẽ là kết quả xếp loại học lực môn của HS trong suốt cả một năm học. Như vậy chúng ta thấy được tính chất, vai trò quan trọng của kì thi cuối năm đối với HS, GV và các nhà quản lí. Một yêu cầu đặt ra ở đây là làm sao để có được một kì thi cuối năm chất lượng đúng với tinh thần của Bộ giáo dục đã đề ra. Điều đó đòi hỏi cả khâu ra đề, coi thi, chấm thi đều phải đảm bảo chất lượng để nhằm đánh giá đúng học lực của HS. Với những ưu điểm PP TNKQ chúng ta thấy việc đưa PP TNKQ để kiểm tra đánh giá KQHT môn Toán của HS lớp 5, đặc biệt là kiểm tra cuối HKII mới đáp ứng được yêu cầu đánh giá hiện nay.
Sử dụng PP TNKQ trong kiểm tra đánh giá KQHT của HS nhằm vừa kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS vừa là động lực thúc đẩy, vừa điều chỉnh PP dạy và học (vừa có tác dụng đánh giá HS, tác dụng đối với đánh giá nhận xét GV, thay đổi phương thức quản lý).
Với người dạy, sử dụng PP TNKQ nhằm cung cấp thông tin ngược chiều để điều chỉnh PP nội dung cho phù hợp, nắm bắt được trình độ người học và quyết định nên bắt đầu từ đâu, tìm ra khó khăn để giúp đỡ người học, tổng kết để thấy đạt mục tiêu chưa, có nên cải tiến PP hay không và cải tiến theo hướng nào, TNKQ nâng cao được hiệu quả giảng dạy.
Với người học, việc sử dụng PP TNKQ để đánh giá KQHT của HS gây hứng thú và tạo tính tích cực đối với HS – đây là một hình thức kiểm tra mới so với các
hình thức kiểm tra cổ truyền. Với hình thức câu hỏi ngắn gọn, việc trả lời đơn giản và cho kết quả ngay các bài TN thường gây hứng thú học tập cho các em HS nhất là các em HS ở các lớp tiểu học. Khi đối chiếu với đáp án các em có thể tự lý giải được các lỗi mà các em gặp phải ở những câu hỏi mà các em trả lời sai. Chính yếu tố này cùng với sự đa dạng của các câu TN thúc đẩy tính hứng thú, tính tích cực và tính chủ động của các em; làm giảm tính thụ động , phải phụ thuộc vào các thầy cô giáo.
Với nhà quản lý, sử dụng PP TNKQ nhằm thu thập thông tin được chính xác, khách quan từ cách ra đề và kết quả của HS, thông qua đó góp phần để nhận xét đánh giá năng lực giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS. Từ đó rút kinh nghiệm, thay đổi phương thức quản lý cho phù hợp với thực tiễn của đơn vị trường học.
Kết luận chương 1
Đánh giá KQHT của HS là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu dạy học đề ra. Bản chất của việc đánh giá KQHT của HS thực sự là việc thực hiện mối liên hệ ngược trong quá trình dạy học. Trên cơ sở đó giúp GV và HS điều chỉnh quá trình dạy học phù hợp với mục tiêu dạy học đề ra. Điều này đòi hỏi người GV phải nắm vững cơ sở lý luận của về kiểm tra đánh giá KQHT của HS.
Qua phân tích ưu, nhược điểm của PP đánh giá truyền thống so với PP đánh giá bằng TNKQ, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của việc ứng dụng kỹ thuật TNKQ vào vào việc đánh giá kết quả học tập của HS, góp phần đổi mới PP đánh giá KQHT môn Toán nói riêng và các môn học nói chung.
CHƯƠNG II