Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 5ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 40 - 41)

S 2 2; độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng

2.2.Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 5ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

thực tiễn nhằm đề xuất một quy trình sử dụng PP TNKQ để đánh giá KQHT môn Toán lớp 5.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực tiễn

Nội dung nghiên cứu thực tiễn tập trung vào một số vấn đề cơ bản của việc đánh giá KQHT môn Toán của HS Tiểu học, cũng như vấn đề sử dụng phương PP TNKQ trong các nhà trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Để nghiên cứu thực tiễn chúng tôi đã sử dụng PP điều tra theo phiếu câu hỏi (dạng Ankét mở) kết hợp với phỏng vấn trực tiếp giáo viên nhằm tăng thêm độ chính xác và tính khách quan của của kết quả điều tra.

2.2. Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 5 ở các trường Tiểuhọc trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa học trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đánh giá tri thức của HS là vấn đề không thể thiếu và người GV phải nắm vững, luôn xuyên xuốt trong quá trình dạy học, đây cũng là biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng dạy học. Môn Toán là một trong những môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét, vì vậy đòi hỏi quá trình đánh giá phải hết sức chính xác, nghiêm túc và khách quan từ khâu kiểm tra đến khâu đánh giá. Đặc biệt là đối với HS lớp 5 - lớp cuối cấp của bậc Tiểu học, đây là giai đoạn chúng ta đánh giá toàn bộ kiến thức và kĩ năng của chương trình bậc tiểu học. Để từ đó các em có nền tảng để bước sang bậc học mới – phổ thông trung học. Và chúng ta cũng thấy rõ rằng hiện nay ở các trường Tiểu học, căn cứ đánh giá môn Toán lớp 5 chủ yếu là dựa trên điểm số. Việc đánh giá chủ yếu là nhằm mục đích phân loại HS. Với cách đánh giá này bộc lộ những hạn chế sau:

Công cụ đánh giá không góp phần tạo ra sự phân loại tích cực HS. Điều này có nghĩa là cách đánh giá hiện hành khó phân biệt được trình độ thực giữa các mức độ và trong cùng một mức độ kiến thức, kỹ năng. Mỗi đề kiểm tra viết toán hiện nay thường chỉ căn cứ vào trình độ học tập tối thiểu của HS nhưng tham

vọng của các nhà giáo và các nhà chuyên môn lại là sử dụng kết quả này để phân biệt học lực của các em. Đây là mâu thuẫn trong công tác đánh giá chất lượng học tập nói chung và môn toán nói riêng đã làm hạn chế tác dụng chính của việc phân loại HS theo học lực thông qua việc kiểm tra đánh giá. Khi để kiểm tra chỉ dựa trên trình độ học tập tối thiểu thì tất cả các câu hỏi trong đề chỉ dành cho những HS có học lực trung bình là có thể trả lời đúng tất cả các câu hỏi này trong giới hạn thời gian đề cho phép. Vậy thì sao những HS có học lực khá giỏi có cơ hội để thể hiện khả năng của mình với chính bài kiểm tra đó. Thực tế với một đề kiểm tra định kỳ ( thời gian là 40 phút) đối với HS khá giỏi hoàn thành bài chỉ trong khoảng 15 – 20 phút, thời gian còn lại các em ngồi chơi. Và kết quả là với những HS trung bình hoàn thành bài kiểm tra trong vòng 40 phút cũng có số điểm ngang bằng với những HS khá giỏi hoàn thành bài trong vòng 15 phút. Nội dung kiến thức bài kiểm tra ít, nên dễ xảy ra trường hợp khó với HS này và dễ với HS khác. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao tỷ lệ HS đạt điểm giỏi trong các kỳ đánh giá thường xuyên, định kỳ quá cao (trong khi đó không phải hầu hết các em đạt điểm giỏi có học lực giỏi), hoặc không đồng đều (có những bài điểm cao và có những bài điểm rất thấp). Như vậy chúng ta có thể rất khó phát hiện để bồi dưỡng kịp thời những HS có năng lực giỏi toán, cũng như khó bổ xung kịp thời được kiến thức các em còn "hổng"với những kiểu đề kiểm tra ít tính phân loại tích cực như hiện nay. Bên cạnh đó chúng ta thấy một tồn tại ảnh hưởng đến kỹ năng làm bài của HS, đó là công cụ đánh giá hiện nay còn chưa thống nhất đồng bộ về bố cục một bài kiểm tra: có bài kiểm ta chỉ bao gồm một số câu hỏi tự luận, cũng có ít câu hỏi TN nhưng rất ít (thông thường khoảng 5 câu hỏi), có bài kiểm ta bao gồm cả câu hỏi tự luận và câu hỏi TN (gồm hai phần: một phần là các câu hỏi tự luận, một phần là các câu hỏi TN). Chẳng hạn đề:

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 40 - 41)