Khái quát về thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 79 - 83)

A. XIV B XV C

3.3.1.Khái quát về thực nghiệm

3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm khoa học được tiến hành để kiểm chứng tính khả thi của quy trình sử dụng PP TNKQ để kiểm tra đánh giá KQHT môn Toán lớp 5 của HSTH mà chúng tôi đã xây dựng. Qua đó để chứng minh giả thuyết khoa học mà chúng tôi đã đề ra.

3.3.1.2. Tổ chức thực nghiệm

*.Xác định thời gian thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 5 vào thời gian sau:

- HKII năm học 2010 – 2011(cuối HKII) - HKI năm học 2011 – 2012 (giữa HKI)

Thực nghiệm được tiến hành trong thời điểm HS thi định kì

* Chọn cơ sở thực nghiệm và đối tượng thực nghiệm

- Cơ sở thực nghiệm: Chúng tôi chọn trường Tiểu học Thị trấn Rừng Thông huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa.

- Đối tượng thực nghiệm: Chúng tôi thực nghiệm trên đối tượng HS 2 lớp 5A và 5B thuộc trường Tiểu học Thị trấn Rừng Thông làm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được lựa chọn theo nguyên tắc sau:

+ Sĩ số HS bằng nhau.

+ Năng lực học tập của các em gần tương đương nhau.

* Chọn nội dung thực nghiệm

- Chúng tôi sử dụng đề và kết quả của bài kiểm tra định kì (cuối HKII năm học 2010 – 2011 và GKI năm học 2011 – 2012) của 2 lớp 5A và 5B làm kết quả của lớp đối chứng.

- Chúng tôi xây dựng 2 đề kiểm tra bằng TNKQ (cuối HKII năm học 2010 – 2011 và GKI năm học 2011 – 2012) cho 2 lớp 5A và 5B cho các em làm bài, lấy kết quả bài TNKQ làm kết quả của lớp thực nghiệm.

* Tiến hành thực nghiệm

- Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra dầu vào của 2 lớp, kết hợp lấy ý kiến đánh giá của GV trực tiếp giảng dạy lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

- Tổ chức cho GV thực nghiệm (Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành dự ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng).

- Phát phiếu kiểm tra cho HS, HS tiến hành làm bài. - Tiến hành chấm và tổng hợp kết quả của bài kiểm tra.

* Đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau mỗi bài thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá hiệu quả của việc sử dụng PP TNKQ để kiểm tra đánh giá KQHT môn Toán lớp 5 của HSTH dựa tên các tiêu chí sau:

- Kết quả nhận thức của HS

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm, chúng tôi xác định chuẩn thang đánh giá như sau:

+ KQHT của HS đánh giá theo thang điểm 10. + Kết quả điểm chia thành 4 mức:

Giỏi: đạt 9 đến 10 điểm Khá: đạt 7 đến 8 điểm

Trung bình: đạt 5 đến 6 điểm Yếu: dưới 5 điểm

- Về mức độ hứng thú của HS

+ Mức 1: HS không thích, không hứng thú học tập. + Mức 2: HS hứng thú, tích cực, tự giác làm bài.

3.3.1.3. Xử lý kết quả thực nghiệm * Về mặt định lượng

Để xử lý kết quả thực nghiệm chúng tôi đã xử dụng PP thống kê toán học như:

- Tỉ lệ %: Để phân loại kết quả thực nghiệm làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gía trị trung bình (Χ) được tính theo công thức:

n x n k i i i ∑ = = Χ 1 Trong đó:

ni: là tần số xuất hiện điểm số xi

n : là số HS tham gia đánh giá Χ : là giá trị trung bình cộng

- Phương sai và độ lệch chuẩn đều được dùng để đánh giá mức độ phân tán KQHT của HS so với giá trị trung bình cộng giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Khi hai lớp có số trung bình cộng bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, nếu lớp nào có phương sai càng nhỏ thì mức độ phân tán càng ít, tức là KQHT của lớp đó có tính ổn định, và ngược lại.

Phương sai được tính theo công thức sau:

2X X S = 1 ) ( 1 2 1 − Χ − Χ ∑ = n n k i i Trong đó:

ni: là tần số xuất hiện điểm số xi

n : là số HS tham gia đánh giá Χ : là giá trị trung bình cộng S2

X : là phương sai.

S = S2 = 1 1 ) ( 1 2 1 − Χ − Χ ∑ = n n K I i Trong đó: S là độ lệch chuẩn

- Để xác định độ tin cậy của bài trắc nghiệm cần phải tính chỉ số t (Student – độ tin cậy trong thống kê).

Độ tin cậy t được tính theo công thức:

22 2 2 1 2 1 2 1 n S n S X X t + − = Trong đó:

Χ1 : là giá trị trung bình của nhóm đối chứng Χ2 : là giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm S2

1 : là phương sai của nhóm đối chứng S2

2 : là phương sai của nhóm thực nghiệm Tra bảng t- S tudent tìm t∝ tới hạn

- Nếu t t ∝ : bác bỏ giả thiết Ho - Nếu t < t∝ : chấp nhận giả thiết Ho

(Gỉa thiết Ho : tác động thực nghiệm không có hiệu quả).

* Về mặt định tính

Chúng tôi đánh giá kết quả thực nghiệm dựa vào các tiêu chí và mức độ ở trên thông qua quan sát trong khi thực nghiệm ở hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 79 - 83)