50 66,7% 25 33,3% 3 Đánh giá thông qua kiểm
3.2.2. Quy trình cụ thể
Quy trình sử dụng TNKQ để đánh giá KQHT môn toán của HS lớp 5.
3.2.2.1. Xác định mục tiêu đánh giá
- Kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng môn Toán của HS lớp 5.
3.2.2.2. Xây dựng các bài trắc nghiệm
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài trắc nghiệm.
Bài trắc nghiệm được xây dựng nhằm kiểm tra kiến thức và kỹ năng HS sau khi học xong chương trình môn Toán lớp 5 (tương đương với một đề kiểm tra Toán cuối học kì II lớp 5). Chủ yếu tập trung vào các kỹ năng sau:
- Nắm vững các tính chất cơ bản, các quy tắc thực hiện các phép tính với các số tự nhiên, các số thập phân và phân số. Nắm vững và thực hiện được các bài toán tỉ lệ.
- Nắm vững khái niệm về các đại lượng đo lường, các phép đổi đơn vị giữa các đại lượng đó.
- Nắm vững các khái niệm, công thức, quy tắc tính diện tích, chu vi của các hình phẳng cơ bản, cũng như tính thể tích, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần cho một số hình đơn giản trong không gian.
Bước 2: Thiết lập ma trận hai chiều
Ma trận thiết kế đề kiểm tra môn Toán 5 cuối năm: theo những nội dung và mục tiêu chính của chương trình giảng dạy, bài TN dự định tiến hành theo 4 nội dung chính: (1) Số học (số và phép tính, một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê), (2) Đại lượng và đo đại lượng; (3) Các yếu tố hình học; (4) Giải toán có lời văn.
Bảng 3.1: Ma trận thiết kế đề kiểm tra môn Toán lớp 5 Cuối HKII năm học 2010 - 2011
Nội dung cần đánh giá Số câu hỏi mỗi nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Số học 2. Hình học
3. Đại lượng và đo đại lượng 4. Giải toán có lời văn
22 17 12 9 8 5 2 1 8 6 5 3 7 6 5 3
Bước 3: Thiết kế câu hỏi theo ma trận
- Lựa chọn dạng câu hỏi: Qua nghiên cứu các dạng câu hỏi TNKQ, chúng tôi chọn dạng câu hỏi nhiều phương án lựa chọn bởi vì đây là dạng được dùng phổ biến nhất, và rất thích hợp cho bộ môn toán ở bậc tiểu học. Ở mức độ học vấn này, HS chủ yếu mới dừng lại ở việc hiểu, thu nhận và áp dụng một cách đơn giản các khái niệm, phép tính. Các bài toán đố nói chung cũng như chỉ đòi hỏi các em thực hiện không quá hai bước giải. Do đó sử dụng dạng TNKQ này có thể chuẩn đoán được thành tích học tập của các em nói chung. Hơn nữa, việc trả lời các câu hỏi
(với phát biểu đơn giản, rõ ràng) chỉ bằng cách đơn giản chon một trong những phương án cho trước sẽ gây nhiều hứng thú tích cực cho các em, và tránh được các yếu tố phụ như: tốc độ đọc hiểu, tốc độ viết, tốc độ trình bày, sắp xếp, v.v... mà rất ảnh hưởng đến kết quả làm bài của các em ở lứa tuổi này.
- Dự định số lượng câu hỏi: Theo lý thuyết để đảm bảo tính tin cậy trong việc đo lường của bài TN, số lượng câu hỏi phải từ 60 trở lên. Nếu các em phải làm với một số lượng lớn các câu hỏi trong một khoảng thời gian dài thì sẽ gây mệt mỏi cho các em. Nếu số lượng câu hỏi ít thì bài TN không chứa đựng hết những nội dung chính trong chương trình của HS, cũng như tính chính xác, tin cậy của nó sẽ giảm. Chúng tôi dự định bài TN này (đối với HS lớp 5)có 60 câu hỏi và thời gian làm bài là 90 phút.
- Việc sắp xếp các câu hỏi, nhìn chung tuân theo từng phần nội dung, độ khó tăng dần trong từng phần. Tuy nhiên ở đôi chỗ chúng tôi cũng sắp xếp các câu hỏi có xen kẽ ở các phần có liên quan để tránh tính đơn điệu, nhàm chán cho thí sinh. Và việc chia các câu hỏi theo các mạch kiến thức cũng mang tính tương đối, bởi vì có một số bài toán đòi hỏi đồng các kiến thức ở một số phần chứ không đơn thuần ở một phần nội dung đơn lẻ. Theo phân bố này, Câu 55 vừa thuộc phần hình học vừa thuộc phần Các Đại lượng đo lường vì nó bao gồm các thao tác vừa tính diện tích hình chữ nhật, vừa thực hiện phép đổi đơn vị diện tích. Câu 54 cũng thuộc cả hai phần nội dung trên vì nó bao gồm cá thao tác vừa tính thể tích hình hộp chữ nhật, vừa thực hiện phép đổi đơn vị thể tích. Đề bài TN được trình bày ở phụ lục 1. Cụ thể, các câu hỏi trong bài trắc nghiệm được phân bố như sau:
1) số học
Phần này gồm 22 câu hỏi, nhằm đánh giá việc hiểu khái niệm phân số , hỗn số, phân số thập phân; và ý nghĩa của phân số. Các câu hỏi ở đây được cho dưới dạng đọc, viết, so sánh các số, dưới dạng thực hiện các phép tính trong một biểu thức, hay dưới dạnh toán đố. Việc phân bố các câu hỏi cho phần này (xem bảng 3.2)
Bảng 3.2: Phân bố các câu hỏi số học
Nội dung cần đánh giá Số câu hỏi
1. Số 2. Phép tính, yếu tố đại số 3. Các yếu tố thống kê 9 10 3 4 4 1 3 4 1 2 2 1 * Nội dung 1: Số học
Câu 1: Câu nào sau đây đọc sai số thập phân? A. 0,15 đọc là: không phẩy mười lăm. B. 13,19 đọc là: mười ba phẩy mười chín. C. 5,108 đọc là: năm phẩy ,mười tám
Câu 2: Câu nào sau đây viết sai số thập phân? A. Mười phẩy không trăm linh năm: 10,005 B. Không phẩy chín mươin tám: 0,098 C. Ba phẩy một trăm linh hai: 3,102
Câu 3: Viết số gồm 9 đơn vị, 5 phần mười, 6 phần nghìn là:
A. 9,506 B. 9.560 C. 9,605
Câu 4: Dựa vào hình vẽ viết số thích hợp:
Dựa vào hình vẽ viết hỗn số thích hợp:
A. 241 B. 2 42 c. 142
Câu 5: Sắp xếp các số thập phân 1,38; 0,92; 0,869; 2,05 theo thứ tự từ bé đến lớn: A. 0,869; 1,38; 0,92; 2,05
B. 2,05; 1,38; 0,92; 0.869C. 0,869; 0,92; 1,38; 2,05 C. 0,869; 0,92; 1,38; 2,05
Câu 6: Hãy chọn biểu thức mà em cho là đúng: A. 1,2 < 4 < 4,3
B. 4,3 < 4 < 1,2
C. 4 < 4,3 < 1,2
Câu 7: Hãy chọn biểu thức mà em cho là đúng: A. 1 < 2 1 < 7 1 < 3 4 B. 2 1 < 1 < 3 4 < 3 7 C. 34 < 37 < 1 < 12 Câu 8: Tìm chữ số x, biết: 9,7x8 < 9,718 A. x = 0 B. x = 1 C. x = 2
Câu 9: Tổng của hai giá trị của 2 chữ số 5 trong số 5,75 là:
A. 5,5 B. 5.05 C. 55
* Nội dung 2: Các phép tính và yếu tố đại số
Câu 10: 25,63 = 20 + 5 + ... + 0,03 Số cần điền vào chỗ chấm là:
A. 0,06 B. 0,6 C. 6
Câu 11: Chọn biểu thức em cho là đúng:
A. 3 : 4 = 43 B. 3 : 4 = 34 C. 3 : 4 > 1
Câu 12: 49,36 + 65,23 = ?
A. 106,54 B. 114,59 C. 164,95
Câu 13: Hãy chọn biểu thức em cho là đúng: A. 15,68 x 0,2 = 3,136
B. 15,68 x 0,2 = 31,36 C. 15,58 x 0,2 = 313,6
Câu 14: Tìm X, biết X + 16,32 = 27,5