Nội dung điều tra

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 49 - 54)

S 2 2; độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng

2.3.4. Nội dung điều tra

Nội dung điều tra đều tập trung vào một số vấn đề cơ bản của việc đánh giá KQHT môn Toán của HS Tiểu học cũng như tầm quan trọng của TNKQ trong kiểm tra đánh giá KQHT môn Toán lớp 5 ở Tểu học.

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dùng cho GV Tiểu học)

Họ và tên GV: ... Đơn vị công tác: ... Năm vào ngành: ...

Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số quan điểm sau:

Đánh dấu x vào lựa chọn.

1. Theo đồng chí, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một giai đoạn học tập nhằm mục đích nào trong các mục đích sau đây?

A. Nhằm kiểm tra xem HS có nắm vững tri thức theo yêu cầu của môn học hay không.

B. Nhằm khuyến khích học sinh tích cực học tập (như là một động lực thúc đẩy học sinh học tập).

C. Nhằm giúp học sinh nắm được trình độ kiến thức của mình (tạo mối liên hệ ngược).

D. Nhằm mục đích phân loại trình độ nhận thức của học sinh.

E. Giúp giáo viên có cơ sở điều chỉnh hoạt động dạy của bản thân và giúp học sinh điều chỉnh hoạt động để nâng cao hiệu quả dạy học.

G. Nhằm khảo sát chất lượng học tập của học sinh xem các em có đủ điều kiện để tiếp thu khái niệm mới hay không.

F. Vì các mục đích khác (xin đồng chí vui lòng ghi rõ mục đích gì?) ... ... ... ...

2. Quan điểm của đồng chí về vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một giai đoạn học tập ở Tiểu học hiện nay như thế nào?

A. Rất quan trọng

B. Quan trọng

C. Bình thường

D. Ít quan trọng E. Không quan trọng

3. Theo đồng chí, những nguyên nhân nào dẫn đến vi phạm tính khách quan trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay?

A. Đánh giá bằng ý muốn chủ quan của người đánh giá.

B. Không dựa vào hệ thống tiêu chuẩn (barem điểm) để đánh giá. C. Đánh giá sản phẩm bài làm của học sinh bằng quá trình học tập.

D. Đánh giá theo đúng khả năng của học sinh đã thể hiện trong sản phẩm bài làm của em đó.

4. Đồng chíthường sử dụng những phương pháp nào để đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trong các phương pháp sau đây và mức độ sử dụng các phương pháp đó như thế nào?

5. Theo đồng chí, việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có những thuận

lợi (ưu điểm) gì?

A. Thu được mối liên hệ từ học sinh một cách nhanh nhất.

B. Dễ soạn thảo.

C. Đảm bảo được tính khách quan khi đánh giá. D. Học sinh hiểu bài và nhớ lâu.

E. Học sinh giải quyết được nhiều vấn đề trong một giờ học.

G. Khảo sát được quá trình nhận thức của học sinh (Qúa trình tư duy đi đến kết quả).

H. Gây hứng thú học tập cho học sinh.

I. Học sinh luôn kịp thời sửa chữa những sai lầm của mình khi làm bài. K. Phát triển được phương pháp trình bày, diễn đạt bằng ngôn ngữ của học sinh khi làm bài.

L. Khảo sát được giới hạn rộng về nội dung kiến thức.

6. Quan điểm của đồng chí về tầm quan trọng của việc đánh giá kết quả học tập học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong môn Toán ở nhà trường Tiểu học hiện nay:

A. Rất quan trọng. B. Quan trọng. C. Bình thường. D. Ít quan trọng.

Các phương pháp đánh giá Thường xuyên thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Đánh giá qua kiểm tra miệng Đánh giá qua kiểm tra viết ở lớp Đánh giá qua kiểm tra viết ở nhà

Đánh giá qua kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan Đánh giá qua kiểm tra thực hành

E. Không quan trọng.

7. Khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán 5 đồng chí đã gặp khó khăn gì?

A. Chưa hiểu được ý nghĩa của phương pháp trắc nghiệm khách quan. B. Chưa nắm vững quy trình sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan.

C. Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được. D. Rất ít tài liệu tham khảo.

8. Ý kiến của cá nhân đồng chí khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào quá trình dạy học Toán 5.

... ... ...9. Đồng chí đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Toán lớp 5 theo cách nào?

... ... ... Xin chân thành cảm ơn các đồng chí!

Qua quá trình điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

2.3.4.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về đánh giá kết quả học tập của học sinh

* Mục đích đánh giá KQHT của HS:

Ở câu hỏi này chúng tôi muốn đề cập đến nhận thức của GV khi xác định các mục đích đánh giá KQHT của HS trong dạy học tiểu học. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng tôi cho rằng: Mục đích của việc đánh giá KQHT của HS là nhằm giúp GV có cơ sở điều chỉnh hoạt động (mục đích dạy học) và khuyến khích HS học tập như là một động lực thúc đẩy HS học tập (mục đích giáo dục). Ngoài ra chúng tôi đưa ra một số mục đích khác nhằm cụ thể hóa hai mục đích nêu trên để đối tượng điều tra lựa chọn. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1: Mục đích đánh giá kết quả học tập của học sinh STT Các mức độ nhận thức Số lượng Tỉ lệ % 1 Đúng, đủ 40 53.3% 2 Đúng, chưa đủ 28 37,8% 3 Không đúng 7 9,3%

Theo bảng số liệu trên thì đa số GV tiểu học đã xác định được mục đích của việc đánh giá KQHT của HS, tuy chưa đầy đủ và chính xác hoàn toàn. Tổng số GV nhận thức đúng đắn và đầy đủ các mục đích là 40/75 GV, chiếm 53,3% tổng số GV. Số lượng GV nhận thức đúng được mục đích dạy học và mục đích giáo dục song chưa đầy đủ tất cả các mục đích đưa ra là 28/75 GV, chiếm 37,8% tổng số GV. Còn lại 7/75 GV, chiếm 9,3% tổng số GV nhận thức không đúng về mục đích đánh giá KQHT của HS. Qua phỏng vấn, số GV này cho rằng: Việc đánh giá kết quả học tập của HS là nhằm mục đích để cho điểm số và vào sổ điểm theo chương trình. Nhận thức như trên là không đúng, phiến diện, rất nguy hiểm, bởi nếu đánh giá sẽ không phản ánh được đầy đủ, rõ ràng trung thực các nội dung kiến thức cần đánh giá và như vậy thì điểm số đó sẽ không đảm bảo được tính khách quan của việc đánh giá.

Như vậy, để thực hiện tốt khâu kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học thì việc xác định đúng đắn và đầy đủ các mục đích của việc đánh giá là rất quan trọng. Có như thế thì việc đánh giá KQHT của HS mới thực hiện tốt được.

* Về các PP kiểm tra đánh giá và mức độ sử dụng các PP vào quá trình dạy học ở nhà trường tiểu học hiện nay.

Với quan niệm kiểm tra là phương tiện để đánh giá KQHT của HS, ở đây chúng tôi đưa ra 5 PP nhằm đánh giá KQHT của HS, đó là:

- PP đánh giá thông qua kiểm tra miệng.

- PP đánh giá thông qua kiểm tra viết ở trên lớp. - PP đánh giá thông qua kiểm tra viết ở nhà. - PP đánh giá thông qua kiểm tra thực hành. - PP đánh giá bằng TNKQ.

Bảng 2.2: Các phương pháp kiểm tra đánh giá và mức độ sử dụng các phương pháp vào quá trình dạy học ở nhà trường tiểu học hiện nay

STT

Mức độ nhận thức

Các PP đánh giá

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Đánh giá thông qua kiểm

tra miệng

68 90,1% 7 9,3%

2 Đánh giá thông qua kiểm tra viết ở trên lớp

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w