KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN TOÁN LỚP

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 45 - 48)

S 2 2; độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN TOÁN LỚP

MÔN TOÁN LỚP 5

(Thời gian làm bài 40 phút) 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm (...) 6m2 40cm2 = ... cm2 30m 29cm = ... cm 25m 7dm = ... m 2m 4cm = ... m 2. Tìm số tự nhiên x biết: 0,98 < x < 2 35,9 < x < 36,02 ... ... ... ...

3. Mua 18 quyển vở cùng loại phải trả 90 000 đồng. Hỏi nếu mua 6 quyển vở như thế phải trả bao nhiêu tiền?

Bài giải ... ... ... ... ... 4. Một mảnh đất có hình vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 là hình chữ nhật có chiều

dài 4cm, chiều rộng 3cm. Tính diện tích mảnh đất đó với đơn vị là mét vuông.

Bài giải ... ... ... ... ... ... ... ... ... 5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Số ba mươi sáu phẩy năm mươi tư viết là:

A. 306,504

B. 306,54C. 36,54 C. 36,54 D. 36, 504

HƯỚNG DẪN CHẤM TOÁN 5 Câu 1: 2 điểm. Điền đúng mỗi số cho 0,5 điểm

Câu 2: 1 điểm. Mỗi bài làm đúng cho 0,5 điểm. Câu 3, câu 4 mỗi câu 3 điểm.

Câu5: 1 điểm.

Điểm toàn bài được làm tròn thành số nguyên theo nguyên tắc làm tròn số. Các tố chuyên môn nhà trường tự làm đáp án chi tiết.

Với đề thi và biểu điểm chấm như vậy đã gây không ít khó khăn cho người chấm :vừa chấm vừa phải suy nghĩ tính toán cho các cách giải khác nhau, vừa phải tự lên biểu điểm chấm cho cách giải đó, có những em phép tính thì đúng mà lời giải thì sai – lúc này điểm chấm phụ thuộc nhiều vào người chấm. Điều này ảnh hưởng không ít đến kết quả bài thi của HS. Có những câu hỏi tự luận có nhiều câu trả lời được chấp nhận song đáp án chỉ nêu một trong những câu trả lời đó, có những nội dung kiểm tra gồm nhiều mức độ cần phải chỉ rõ ra từng mức độ song đáp án chỉ nêu ra một mức độ cao nhất. Do đó việc chấm bài bị lệ thuộc vào đáp án và biểu điểm áp đặt, dễ bỏ sót kết quả của HS.

- Việc đánh giá không kịp thời giúp HS sửa chữa những sai sót mà các em mắc phải do khâu chầm bài lâu dẫn đến trả bài chậm. Điều này làm ảnh hưởng đến mục đích của việc kiểm tra đánh giá ở môn Toán, đó là để phát hiện và ngăn ngừa các "lỗ hổng" hay chỗ chưa vững chắc trong kiến thức và kỹ năng của HS để các em kịp điều chỉnh và kịp thời rút kinh nghiệm. Trong thực tế khâu chữa bài trong các nhà trường chưa thống nhất: Đó là khâu chữa bài được thực hiện sau khi chấm bài xong, bài được trả về các lớp và cô giáo chủ nhiệm có trách nhiệm trả bài cho HS kiểm tra lại bài làm của mình, đồng thời GV tranh thủ chữa bài luôn, hoặc GV chủ nhiệm tranh thủ chữa bài trong quá trình dạy học (thời gian cắt xén từ các tiết học) mà không cần có bài làm của HS để đối chiếu. Và một vấn đề nổi lên ở đây đó là chủ yếu chữa những bài khó và đọc kết quả đúng, mà không cho HS thảo luận phân tích kết quả, bởi thời gian để chữa bài rất ít (không có tiết dành cho chữa bài sau mỗi lần kiểm tra). Mặt khác do đề kiểm tra chưa đủ những kiến thức và kỹ năng cơ bản nên những kết quả chưa đủ giúp HS khắc phục những hạn chế về toán của các em trong những kỹ năng hoặc kiến thức mà đề không bao quát.

- Khâu xử lý kết quả đánh giá còn đơn giản. Việc đánh giá chỉ cung cấp những thông tin tổng hợp về kết quả học tập của HS mà chưa đưa ra các thông tin phân tích, chưa đưa ra được những thông tin về quá trình dạy học của thầy và trò,

cũng như các thông tin về điều kiện dạy học nhằm giúp cho cán bộ quản lý đưa ra những động tác điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học để cải thiện chất lượng học tập. Hiện nay dựa trên điểm số ở kỳ kiểm tra cuối năm học, GV và các nhà quản lý chuyên môn chỉ biết những thông tin chung về tình hình học tập của HS cụ thể : Học lực vào loại giỏi, loại khá, loại tung bình... song không biết HS đã có kiến thức đúng như vậy chưa để có kế hoạch giúp đỡ kịp thời.

- Việc sử dụng kết quả đánh giá còn nhạn chế: Hầu như các nhà trường chỉ dùng kết quả điểm số để đánh giá phân loại học lực của HS cho đảm bảo yêu cầu trong hồ sơ sổ điểm, học bạ và để xét danh hiệu thi đua. Do đó công tác đánh giá chưa thực sự trở thành một động lực thực sự thúc đẩy quá trình đổi mới PP dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS, tạo cơ hội để mọi HS được học và phát triển.

Tóm lại: Trên đây chúng tôi đã phân tích những vấn đề tồn tại trong việc kiểm tra đánh giá hiện nay. Những vấn đề tồn tại này theo chúng tôi nếu đưa phương PP TNKQ vào sử dụng có thể góp phần giúp tình hình được cải thiện, và càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta đang thực hiện dạy toán theo chương trình Tiểu học mới. Một chương trình đòi hỏi cách đánh giá chất lượng học tập toàn diện và khách quan.

2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giákết quả học tập môn Toán lớp 5 ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w