Phương pháp đánh giá của môn Toán 5.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 37 - 38)

S 2 2; độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng

1.3.4. Phương pháp đánh giá của môn Toán 5.

Trong dạy học có nhiều PP để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS: - Quan sátgiúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các kỹ năng thực hành và cả một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu.

- Vấn đáp có tác dụng tốt để đánh giá khả năng ứng đáp các câu hỏi được nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi sự tương tác giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, chẳng hạn để xác định thái độ người đối thoại ...

- Viết thường được sử dụng nhiều nhất, vì nó có các ưu điểm sau: cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc; cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời; có thể đánh giá một số loại tư duy ở mức độ cao; cung cấp các bản ghi trả lời của thí sinh để nghiên cứu kỹ khi chấm; dễ quản lý vì người chấm không tham gia

trực tiếp vào bối cảnh kiểm tra. Loại đánh giá viết lại được chia thành hai nhóm chính: Nhóm các câu hỏi tự luận; nhóm các câu hỏi TNKQ.

Môn Toán lớp 5 cũng như môn Toán các lớp 1, 2, 3, 4 ở Tiểu học theo quy định của Bộ giáo dục, là một trong những môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét. Vì vậy mà PP đánh giá chủ yếu là "viết", công cụ đánh giá là các bài KTĐK. Các bài kiểm tra định kì được tiến hành dưới hình thức tự luận hoặc kết hợp tự luận và TNKQ trong thời gian 1 tiết.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w