50 66,7% 25 33,3% 3 Đánh giá thông qua kiểm
2.4.2. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót
- Về thực trạng nhận thức của GV về kiểm tra - đánh giá KQHT của HS trong nhà trường tiểu học hiện nay: một bộ phận nhỏ GV có quan niệm không đúng đắn về mục đích kiểm tra – đánh giá cũng như qua điều tra nhận thức của GV tiểu học chúng tôi thấy đa số GV, đặc biệt là GV dạy lớp 5 đã có nhận thức đúng đắn về kiểm tra đánh giá KQHT của HS. Điều này chứng tỏ GV đã được trang bị khá đầy đủ cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá KQHT của HS.
- Về thực trạng của việc kiểm tra – đánh giá KQHT của HS bằng PP TNKQ trong nhà trường Tiểu học hiện nay. Đó là GV bước đầu cũng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của PP TNKQ trong kiểm tra đánh giá KQHT môn Toán lớp 5 nói riêng và của các môn học khác nói chung của HSTH. Qua điều tra chúng tôi thấy nỗi lên một số nguyên nhân sau:
+ PP TNKQ hiện nay đã được sử dụng khá rộng rãi ở các bậc học trên (nhất là trong các kì thi đại học) Tuy nhiên vẫn còn một số ít GV tiểu học có nhận thức chưa tốt và chưa đạt yêu cầu về kiểm tra đánh giá KQHT của HS. Nguyên nhân chính là do GV chưa thật sự tâm huyết với nghề, đó là chưa nắm được hết các PP đánh giá trong quá trình dạy học và các nguyên tắc trong đánh giá.
PP TNKQ là PP đánh giá còn khá mới mẻ đối với bậc tiểu học vì vậy việc nắm bắt đầy đủ cơ sở lý luận về PP này chưa đầy đủ, còn hạn chế. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của GV về PP này, đặc biệt là đối với lớp GV có tuổi thì việc tiếp cận PP mới càng hạn chế. Chính vì vậy mà việc sử dụng PP TNKQ trong dạy học chưa đồng bộ và hiệu quả.
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy:
1. Hiện nay, cách đánh giá KQHT môn toán ở Tiểu học bộc lộ một số điểm yếu sau: Công cụ đánh giá không góp phần tạo ra sự phân loại tích cực HS; Nội
dung đánh giá thiếu toàn diện; Việc đánh giá tri thức HS thiếu khách quan; Việc đánh giá không kịp thời giúp HS sửa chữa những sai sót mà các em mắc phải do khâu chấm bài lâu dẫn đến trả bài chậm; Khâu xử lý đánh giá kết quả còn đơn giản; Việc xử dụng kết quả đánh giá còn hạn chế.
2. Việc sử dụng PP TNKQ trong dạy học chưa đảm bảo đúng quy trình, GV còn khá lúng túng. Vì vậy GV cần phải nắm được quy trình sử dụng PP TNKQ, có như vậy quá trình đánh giá mới đạt hiệu quả cao, mới phát huy được những ưu việt của PP đánh giá bằng TNKQ, góp phần đổi mới PP dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học để nâng cao hiệu quả môn học.
Và đây cũng chính là những cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp ở chương 3.
CHƯƠNG III