Giải pháp về nội dung bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở trường Cơng nhân kỹ thuật Quy Nhơn :

Một phần của tài liệu Những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề ở trường công nhân kĩ thuật quy nhơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 82 - 94)

trường Cơng nhân kỹ thuật Quy Nhơn :

Với yêu cầu tạo ra cho đất nước nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển Kinh tế – Xã hội trong tình hình khoa học và cơng nghệ phát triển mạnh mẽ thì việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề là yêu cầu quan trọng đặt ra cho các trường dạy nghề. Chính vì vậy việc xác định nội dung bồi dưỡng sẽ tùy theo yêu cầu thực tế của đội ngũ giáo viên dạy nghề. Một cách tổng quát, nội dung bồi dưỡng được thể hiện

dưới sơ đồ sau ( Sơ đồ trang sau )

3.2.2.1. Bồi dưỡng về chính trị, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp đội ngũ giáo viên dạy nghề:

Đặc điểm lao động sư phạm đặc thù của giáo viên , vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Phương tiện lao động của người giáo viên là một loại cơng cụ đặc biệt, đĩ là phẩm chất nhân cách và trí tuệ của chính giáo viên. Do đĩ nội dung bồi dưỡng giáo viên phải tồn diện, giáo viên phải cĩ “ đủ đức, đủ tài”.

a. Bồi dưỡng về lý luận chính trị :

Trước hết cần bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp cho gíao viên, đây là cơng việc thường xuyên đối với các trường dạy nghề nhằm nâng cao nhận thức thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên, nhằm tạo ra sự nhạy bén, khả năng thích ứng với mơi trường xã hội trong cơng cuộc đổi mới đất nước hiện nay.Trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta phẩm chất chính trị hàng đầu của mỗi giáo viên đĩ là thái độ tích cực đối với cơng cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động, đĩ là sự trung thành với Chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết đi theo con đường XHCN với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn minh , giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

Hàng năm Nhà trường phải tổ chức các buổi học tập nghị quyết , chỉ thị của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước nhằm hướng họat động của đội ngũ giáo viên theo đúng hướng, bao gồm các nội dung sau:

 Thường xuyên nâng cao ý thức chính trị của đội ngũ giáo viên thơng qua các đợt sinh họat chính trị thường xuyên và cĩ định kỳ.

 Tổ chức học tập các nghị quyết của Đảng cho giáo viên. Thường xuyên phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước.

 Cử những giáo viên là Đảng viên ưu tú, dự nguồn đi bồi dưỡng chính trị trung cấ, cao cấp.

 Theo dõi giúp đỡ những giáo viên là Địan viên ưu tú, cử đi học những lớp đối tượng Đảng và giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp vào đội ngũ của Đảng CSVN

b. Bồi dưỡng về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp :

Đây là một trong những nội dung bồi dưỡng quan trọng trong giai đoạn hiện nay nhằm xây dựng người giáo viên dạy nghề vừa cĩ năng lực vừa cĩ phẩm chất chính trị tốt như mục tiêu đã đề ra trong chỉ thị 40 của Ban Bí thư là “ đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất,

lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo.”

Bồi dưỡng lịng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên là nội dung quan trọng trong cơng tác bồi dưỡng giáo viên. Lịng nhân ái, tình yêu thương con người là cái gốc của đạo lý làm người, với người giáo viên thì tình yêu thương ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn, là đặc trưng của giáo dục.Tình yêu thương học sinh thể hiện trong các họat động dạy học và giáo dục, đĩ cũng là cơ sở xuất phát của tình yêu nghề nghiệp. Đối với giáo viên, lịng yêu nghề, yêu học sinh là biểu hiện của đạo đức cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp. Những phẩm chất đạo đức trên khơng chỉ do đào tạo mà là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện, tự bồi dưỡng , tự hồn thiện trong suốt cuộc đời người giáo viên.

Biện pháp bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp là:

 Luơn cho giáo viên nhận thức được trách nhiệm của mình với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Trước hết phải

được thể hiện bằng chủ trương, nghị quyết của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường cũng như hội nghị cán bộ cơng chức và được cụ thể hĩa cho từng năm học, từng học kỳ.

 Tổ chức các hội nghị chuyên đề bàn về cơng tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo của nhà trường để mọi người được tham gia bàn bạc, thể hiện ý kiến của mình, gĩp phần tìm ra biện pháp tốt nhất.

 Tổ chức sinh họat hội đồng sư phạm 1 tháng/1 lần trong tịan trường, thơng qua đĩ để :

 Giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong cơng việc, nhiệm vụ giảng dạy đào tạo của mình.

 Phát huy tinh thần làm chủ tập thểû, xây dựng tập thể giáo viên nhà trường vững mạnh, đồn kết.

 Rút kinh nghiệm cơng tác giáo viên chủ nhiệm để đưa cơng tác giáo dục học sinh trong trường dạy nghề cĩ hiệu quả cao hơn với phương trâm “ Vừa dạy nghề, vừa dạy người”.

 Rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng trong việc tổ chức lớp học, tổ chức quá trình dạy học của người giáo viên được tốt hơn. Nĩ cĩ tác dụng rất lớn đối giáo viên mới vào nghề.

 Nhân các ngày lễ lớn, đặc biệt là ngày truyền thống nhà giáo 20-11, tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức linh họat, phù hợp nhằm tơn vinh nghề dạy học, tơn vinh nhà giáo. Qua đĩ nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong cơng tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường.

3.2.2.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm :

Đối với giáo viên dạy nghề, ngồi kiến thức chuyên mơn tay nghề , người giáo viên cịn phải cần cĩ khả năng truyền thụ kiến thức, tức là năng lực nghiệp vụ sư phạm. Trong những năm qua, nguồn tuyển dụng giáo viên của các trường dạy nghề, số lượng giáo viên được tuyển từ các trường kỹ thuật chiếm số lượng tương đối nhiều, chính vì vậy địi hỏi những giáo viên này phải được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1 và 2

a. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1 : Nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản về :

 Tâm lý học đại cương, tâm lý học sư phạm nghề nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết về cơ sở tâm lý học của họat động dạy học.

 Lý luận giáo dục : Giúp người giáo viên hiểu biết khái quát về vị trí và nhiệm vụ các bộ phận cấu thành quá trình giáo dục trong nhà trường.

 Lý luận dạy học: giúp người giáo viên nắm được nội dung cơng việc, nguyên tắc, cách thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

 Tổ chức quá trình đào tạo: Nhằm giúp người giáo viên nắm được các hình thức dạy học cơ bản, biết cách lựa chọn phương pháp phù hợp cĩ hiệu quả trong dạy nghề.

Đây là chương trình bồi dưỡng cơ bản tối thiểu đối với giáo viên dạy nghề.

b. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 2 :

 Tiếp tục trang bị thêm cho người giáo viên những kiến thức cơ bản về logic học, tâm lý học, lý luận dạy học hiện đại và một số vấn đề cần thiết cho việc nghiên cứu khoa học giáo dục

 Nâng cao năng lực sư phạm, tạo điều kiện cho người giáo viên tự nâng cao tay nghề.

 Giúp giáo viên cĩ cơ sở lý luận thơng qua thực tiễn giảng dạy để tự bồi dưỡng, tham gia nghiên cứu khoa họcnhằm nâng cao hiệu quả tự đào tạo.

Tuy nhiên hai chương trình này mới chỉ trang bị phần lý luận sư phạm mà chưa quan tâm tới kỹ năng sư phạm.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1 cho những giáo viên chưa qua sư phạm và tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 2 cho những giáo viên khác. Với sư phạm bậc 1 thì gửi giáo viên đi học ở các cơ sở đào tạo sư phạm kỹ thuật vì số lượng giáo viên thuộc đối tượng này ít. Cịn đối với sư phạm bậc 2 cĩ thể liên kết với các trường sư phạm kỹ thuật

tổ chức tại trường và mời giáo viên cĩ chuyên mơn về dạy vì số lượng giáo viên thuộc đối tượng này tương đối nhiều.

c. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới :

Ngày nay, khoa học sư phạm đạt nhiều thành tựu trong phương pháp giảng dạy, nhiều phương pháp dạy học mới được ứng dụng như : Modul, giảng dạy bộ mơn, E-learnning, …Vì vậy địi hỏi giáo viên phải được bồi dưỡng những phương pháp giảng dạy mới này nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề.

3.2.2.3. Bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên mơn: a. Bồi dưỡng kiến thức chuyên mơn, tay nghề :

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về trình độ chuyên mơn của giáo viên dạy nghề ở các trường dạy nghề năm 2003 như sau:

+ Trên đại học : 3,06% + Đại học : 48,57% + Cao đẳng : 20,65%

+ Trung học chuyên nghiệp : 12,15% + Cơng nhân kỹ thuật : 12,17%

So với các lĩnh vực đào tạo khác thì mặt bằng trình độ của giáo viên dạy nghề là thấp. Vì vậy việc bồi dưỡng , nâng cao trình độ cho giáo viên dạy nghề là nhiệm vụ quan trọng của các trường dạy nghề hiện nay. Để chuẩn hĩa đội ngũ giáo viên dạy nghề về trình độ chuyên mơn theo mục tiêu của ngành và của từng trường địi hỏi sự cố gắng và quyết tâm của lãnh đạo nhà trường và của bản thân mỗi giáo viên. Vì thời gian học tập kéo dài, vất vả gặp nhiều khĩ khăn, những kiến thức cơ bản về văn hĩa và chuyên mơn được dào tạo từ trước đã bị mai một sau thời gian dài cơng tác.

Sự khác biệt cơ bản giữa giáo viên dạy nghề so với giáo viên các cấp học khác là trình độ tay nghề. Người giáo viên khơng chỉ nắm vững các kiến thức chuyên mơn mà cịn cần phải rèn luyện kỹ năng nghề thì mới cĩ khả năng dạy nghề.

Với giáo viên các cấp học khác, uy tín là trình độ hiểu biết sâu về chuyên mơn thì đối với giáo viên dạy nghề uy tín lại bắt đầu từ các thao tác chuẩn mực, chính xác, kỹ năng kỹ xảo thuần thục. Do đĩ đối với giáo viên dạy nghề khơng chỉ bồi dưỡng về chuyên mơn mà cịn phải tự rèn luyện kỹ năng nghề.

Tâm lý học đã chứng minh rằng: Kỹ năng chỉ cĩ thể hình thành và phát triển trong quá trình luyện tập nếu sao nhãng thì kỹ năng thao tác cũng giảm sút, hoạt động nghề trở nên vụng về và uy tín người giáo viên sẽ mất dần. Do tiến bộ của khoa học và cơng nghệ, địi hỏi kỹ năng nghề của người cơng nhân cũng thay đổi. Vì vậy để cĩ tay nghề giỏi cần cĩ một quá trình rèn luyện thường xuyên, liên tục.

Nội dung bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ và tay nghề bao gồm:  Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mơn lên thạc sĩ, tiến sĩ: Theo kế họach đặt ra, hàng năm Ban giám hiệu sẽ cử giáo viên đi ơn thi, thi, học cao học tại các cơ sớ Đào tạo chính quy theo cơ cấu ngành nghề định trước. Đối tượng được cử đi phải đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức nhà giáo và năng lực chuyên mơn và thời gian phục vụ tại trường lâu dài.

Tiếp tục cử đi học đại học tại chức những giáo viên đang cĩ trình độ cao đẳng nhằm chuẩn hĩa đội ngũ giáo viên của trường.

 Tiếp tục Tổ chức cho giáo viên học tập ngắn hạn chuyên mơn về cơng nghệ cao như CNC, PLC, Vi xử lý, Vi điều khiển,… ở các trường cĩ cơ sở đào tạo hoặc mời chuyên gia cĩ trình độ cao về trường bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên của trường.

 Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nghề. Tiếp tục hợp tác chặt chẽ với KOICA đề hàng năm cử từ 1 đến 2 giáo viên sang Hàn quốc thực tập nâng cao tay nghề và tiếp xúc với cơng nghệ tiên tiến .

 Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, phát triển theo chiều sâu hội thi thiết bị dạy nghề tự tạo được tổ chức hàng năm ở trường. Thơng quá đĩ tay nghề của giáo viên cũng được nâng cao, đây chính là quá trình tự rèn luyện, tự bồi dưỡng của giáo viên , nĩ cĩ hiệu quả cho đội

ngũ giáo viên trẻ. Lựa chọn những thiết bị xuất sắc tham dự hội thị thiết bị dạy nghề tự tạo tịan quốc. Đồng thời cĩ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và trao giải thưởng cho những thiết bị cĩ ý tưởng tốt, đạt yêu cầu về hiệu quả về kinh tế và sử dụng trong dạy nghề. Định hướng cho phát triển nội dung của thiết bị dạy học tiếp sau.

 Tiếp tục duy trì cĩ chất lượng và hiệu quả hội giảng cấp cơ sở, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường để thơng qua đĩ tìm ra những phương pháp giảng dạy hay nhất, thiết thực nhất trong đào tạo nghề. Cũng thơng qua đĩ giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức chuyên mơn, nhất là nghiệp vụ sư phạm.

 Tổ chức sinh hoạt chuyên mơn ở các khoa nghề hàng tháng để qua đĩ uốn nắn những sai lệch của giáo viên trong cơng tác chuyên mơn, nghiệp vụ, cơng tác quản lý quá trình dạy học,…nhằm giúp giáo viên khơng ngừng nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ của chính bản thân mình. Đây cũng là hình thức bồi dưỡng tại chỗ thơng qua tập thể.

 Tổ chức hội thảo 1năm/ 1 lần với chủ để : Các phương pháp giảng dạy mới, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học, chuyên mơn nghiệp vụ của 1 lĩnh vực nào đĩ,…

 Hàng năm mời các chuyên gia giỏi về nĩi chuyện về sự tiến bộ của khoa học – cơng nghệ trên thế giới và trong nước

 Hàng năm, Nhà trường tổ chức cho một số giáo viên của các khoa đi tham quan những cơ sở sản xuất cĩ trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại để giáo viên được xâm nhập thực tế, cập nhật thơng tin về thực tế sản xuất. Từ đĩ tạo ra những ý tưởng trong việc tạo ra những đồ dùng dậy nghề sát với thực tế hơn

 Hàng năm nhà trường cĩ kế họach cho giáo viên tham quan những cơ sở dạy nghề chuẩn để giáo viên học hỏi kinh nghiệm, bổ sung kiến thức thực tế cho họ.

b. Bồi dưỡng kiến thức về cơng nghệ mới :

Trong thời đại của khoa học và cơng nghệ đang phát triển như vũ bão, nhiều cơng nghệ tiên tiến được ứng dụng trong sản xuất. Yêu cầu đặt

ra cho người giáo viên dạy nghề là phải cập nhật được những kiến thức về khoa học cơng nghệ mới, thường xuyên tiếp cận với thực tế sản xuất để kịp thời đưa những nội dung đĩ bổ sung vào chương trình đào tạo. Cĩ như vậy, giáo viên dạy nghề mới đủ trình độ đào tạo đội ngũ cơng nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu mới của sản xuất.

Ngày nay, khi khoa học và cơng nghệ phát triển, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cạnh tranh nhau, ứng dụng cơng nghệ mới , các dây chuyền sản xuất hiện đại trong sản xuất nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng. Nếu người giáo viên khơng kịp thời nắm bắt kịp thực tế tổ chức sản xuất thì sẽ trở nên lạc hậu, tạo khỏang cách giữa lý luận với thực tiễn.

Về nội dung bồi dưỡng kiến thức về cơng nghệ mới bao gồm:  Những cơng nghệ mới ra đời và được ứng dụng trên thế giới.  Những cơng nghệ sản xuất mới ứng dụng ở Việt nam.

 Những dây chuyền sản xuất hiện đại, vận hành khai thác, sửa chữa các thiết bị máy mĩc hiện đại được sử dụng ở trong các ngành cơng nghiệp ở Việt Nam.

Để tiếp cận cơng nghệ mơiù, Nhà trường phải cĩ những giải pháp sau:

− Cĩ kế họach bố trí sắp xếp giáo viên đi thực tế sản xuất

− Mời cán bộ, chuyên gia giỏi ở những lĩnh vực khác nhau

Một phần của tài liệu Những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề ở trường công nhân kĩ thuật quy nhơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 82 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w