Lớp từ thơ ca dùng theo kiểu nghịch nghĩa

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong ca dao trào lộng người việt (Trang 33 - 35)

Lớp từ thơ ca là “lớp từ chuyên dùng trong thơ ca hoặc văn xuôi nghệ thuật, không thông dụng trong ngôn ngữ phi nghệ thuật, nếu đợc dùng thì cũng có ý nghĩa tu từ hoặc vì một mục đích nào khác” [7, tr.251].

Nguyễn Thái Hòa phân lớp từ thơ ca thành ba loại lớn, thứ nhất là những từ biểu hiện mô típ nghệ thuật nh tùng, cúc, trúc, mai, phong, vân, tuyết, nguyệt…, thứ hai là những điển cố văn học nh: mây sở ma tần, lá thắm chỉ

hồng, làn thu ba, lầu dãi nguyệt…, thứ ba là những từ xng hô của chủ thể, khách thể trữ tình nh: ta – mình, chàng - thiếp, chàng - nàng, quân tử - thiếp…

Ngôn ngữ trong ca dao trào lộng bao giờ cũng gần sự sống nguyên sơ, ngỡ khớc từ mọi sự trau chuốt, gọt dũa. Nói nh vậy không có nghĩa trong ca dao trào lộng chỉ có lớp từ ngữ hội thoại, vắng bóng lớp từ ngữ thơ ca. Ngợc lại, lớp từ ngữ thơ ca vẫn xuất hiện nhiều ở ca dao trào lộng. Tuy nhiên nghĩa của lớp từ ngữ này đã có những biến đổi. Lớp từ thơ ca có màu sắc tu từ đậm nét, mang vẻ đẹp trau chuốt, nhng khi có mặt trong ca dao trào lộng, chúng mang nghĩa châm biếm, giễu cợt, bông đùa. Đó chính là cách dùng lớp từ ngữ thơ ca theo lối nghịch nghĩa.

Trong ca dao trữ tình, từ thơ ca đợc sử dụng rất nhiều. Ngợc lại, trong ca dao trào lộng, từ ngữ thơ ca chiếm số lợng không nhiều lắm. Khảo sát 423 bài trong quyển Ca dao trào phúng do Du Yên tuyển chọn, chúng tôi nhận thấy 39 bài có sử dụng từ ngữ thơ ca theo kiểu nghịch nghĩa, chiếm 9,2%. ở quyển

Ca dao trào phúng do Trơng Định tuyển chọn, trong 691 bài có 59 bài sử dụng

lớp từ ngữ thơ ca với dụng ý trào lộng, châm biếm, chiếm 8,5%. Trong số đó, có những từ xng hô nh anh em, chàng thiếp, chàng em– – – và một số từ ngữ có màu sắc tu từ nh hoa, nguyệt, tơ hồng, lụa đào, quần lĩnh, hoa chanh,

yếm thắm, đeo hoa, mặt nguyệt, tủi phận, hờn duyên, mắt lá răm, phong lu, bông hoa nhài, cánh hoa hồng, tàn vàng, nhu mì, chính chuyên, sao hôm, sao mai, con mắt lóng lánh, hoa sen, dải yếm, óng ả, bầu rợu túi thơ, chân cứng đá mềm, má hồng, tơ hào, gái thuyền quyên, quân tử, phận má đào, thanh tân, nhân ngãi, tơ hồng, chỉ thắm thêu cờ, hiền thê, ông tơ bà nguyệt… Những

từ ngữ ấy đợc dùng trong ca dao trào lộng hàm nghĩa giễu cợt, đùa vui. Có khi là từ thuần Việt khắc họa hình ảnh hài hớc, hay chính là “để cho hình ảnh của cuộc sống tự nói lên tình ý” (Nguyễn Đình Thi), cũng có khi là những từ Hán- Việt với cái vẻ trang trọng bề ngoài nhng lại chứa đựng sắc thái trào lộng khi đợc đặt vào ngữ cảnh cụ thể.

Hai từ nhân xng thiếp - chàng xuất hiện khá thờng xuyên trong ca dao về tình yêu, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của lứa đôi. Chẳng hạn:

Chàng về để áo lại đây

Phòng khi thiếpnhớ cầm tay đỡ buồn

Thế nhng, cũng cặp từ xng hô ấy khi đợc dùng trong ca dao trào lộng thì dờng nh mất hết cái vẻ thanh nhã, tình tứ vốn có, mà phô ra cái thô thiển, khôi hài, thậm chí trâng tráo:

- Có ăn thiếp ở cùngchàng,

Không ăn thiếp tếch cơ hàn thiếp lui. - Một mai thiếp có xa chàng,

Đôi bông thiếp trả, đôi vàng thiếp xin. - Vì chàng, thiếp phải ngủ ngồi, Nghĩ nh thân thiếp tìm nơi mà nằm.

Tiếng cời bật ra vì những từ ngữ thơ ca cố tình đợc đặt "nhầm chỗ", không hợp ngữ cảnh. Chính lớp từ ngữ thơ ca đợc dùng với sắc thái nghịch nghĩa đã tạo nên hiệu quả gây cời rõ rệt. Điều này tơng tự nh hiện tợng trái tự nhiên thờng đợc khắc họa trong văn học trào phúng.

So sánh mô tip trúc, mai đợc dùng trong ca dao trữ tình, thơ cổ điển với ca dao trào lộng, ta sẽ nhận thấy nhiều điều thú vị.

Trong thơ cổ điển, trúc, mai thờng dùng để biểu đạt khí tiết cứng cỏi, đức tính cao thợng của kẻ trợng phu.

Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử, Vờn hạc đà quen bạn dật dân.

(Nguyễn Trãi) Tùng tùng, cúc cúc, mai mai,

Phiên nhiên hữu khâu hác lâm tuyền chi dật thú. (Nguyễn Khuyến) Trong ca dao tình yêu, trúc, mai thờng dùng để ví với ngời con gái đẹp: Trúc xinh trúc mọc đầu đình,

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

Nhng cũng chính hình ảnh trúc, mai, khi đi vào ca dao trào lộng đã mang sắc thái ngữ nghĩa khác hẳn:

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong ca dao trào lộng người việt (Trang 33 - 35)