Cấu trúc lặp

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong ca dao trào lộng người việt (Trang 57 - 62)

- Trúc xinh trúc mọc đầu chùa, Chả yêu tôi lấy đạo bùa cho yêu.

2.3.4.Cấu trúc lặp

Lặp là biện pháp tạo ra sự trùng nhau về mặt ngữ âm, từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp trong ngôn ngữ của chuỗi lời đợc phát ra. Lặp là một biện pháp tu từ quen thuộc trong ngôn ngữ nghệ thuật, nhất là ngôn ngữ thơ ca. Nhìn từ góc độ cấu trúc, lặp là một kiểu tổ chức văn bản (cấp độ câu và cấp độ bài) xuất phát từ dụng ý nghệ thuật nhất định. Ca dao trào lộng đã sử dụng khá nhiều cấu trúc lặp, tạo nên hiệu quả nghệ thuật rõ rệt. Mặc dù xuất hiện không nhiều,trong 696 bài có 44 bài sử dụng cấu trúc lặp, chiếm 6,3% trong ca dao trào lộng nhng đóng góp rất lớn trong việc tạo dựng cái hài. Cấu trúc lặp trong ca dao trào lộng có một số đặc điểm sau đây:

Bài ca dao có khi đợc lặp nhiều vế, nghĩa là một ngữ đoạn nào đó trong các câu thơ đợc lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ:

Chị giàu quần lĩnh hoa chanh,

Chị giàu chị tát cá ao,

Chúng em khốn khó đi chao cá mè. Chị giàu chị lấy ông nghè, Chúng em khốn khó trở về lấy vua.

Bên cạnh dạng cấu trúc lặp nhiều vế, ca dao trào lộng còn có dạng lặp bộ phận, có thể là lặp từ ngữ, lặp cụm từ, lặp một câu, một ý trong bài ca dao. Dạng này chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả. Một số trờng hợp tiêu biểu trong số đó:

- Lặp cụm từ: Bạn nói với ta sao không thiệt thà,

Đùng đình trong bụi trái già trái non. Bạn nói với tacha vợ cha con, Nào ai than khóc nỉ non bạn tề. Bạn nói với ta cha cha có hiền thê,

Hiền thê đâu đứng đó, bạn tề tính sao? - Lặp câu: Đi đâu cả lả cà là,

Nh chim lạc tổ nh ma lạc mồ. Đi đâu cả lả cà là,

Ông tầm phất lại gặp bà tầm phơ. - Lặp ý: Con kiến mày ở trong nhà, Tao đóng cửa lại mày ra đờng nào? Con cá mày ở dới ao,

Tao tát nớc vào mày sống đợc chăng?

Lặp từ ngữ: trong cách dùng từ ngữ đợc chia làm hai dạng khác nhau, thứ nhất là lặp từ trong thế tơng phản gần giống nh cấu trúc tơng phản đã phân tích ở phần trớc, tiêu biểu là loạt câu trong bài ca dao còn duyên. Thứ hai là dạng lặp từ với cách mở rộng hoặc thu hẹp nghĩa. Ví dụ:

Những ngời thắt đáy lng ong,

Đã khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con. Những ngời béo trục béo tròn,

Ăn vụng nh chớp đánh con cả ngày. Những ngời mặt nạc đốm dày,

Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn.

Với dạng cấu trúc này, hầu nh tác giả dân gian đã thành công cho mục đích gây cời của mình. Sử dụng cấu trúc lặp, từng câu một, tiếng cời bật ra với những cung bậc phong phú. Dờng nh mỗi câu đem lại những sắc thái khác nhau, không lặp lại. Lặp nhng không nhàm chán, ngợc lại, chất hài biến thái bất ngờ, không đoán trớc đợc, nhất là khi trong một bài có sự kết hợp giữa lặp từ, lặp cụm từ với lặp ý, nh trờng hợp sau đây:

Mẹ ơi con đã có thai,

Con ơi mẹ cũng đợc vài tháng nay Mẹ ơi con đẻ hôm nay,

Con ơi mẹ cũng đẻ ngay bây giờ.

Mẹ ơi con năm nay mời tám tuổi rồi” là một bài ca dao sử dụng phép lặp rất

đặc sắc. Bài ca gồm bốn khổ, thì ba khổ đầu giống nhau về nhân vật, cách tổ chức câu thơ, ý thơ, chỉ thay đổi về tuổi của ngời con gái và số tiền, giá trị vật thách cới của ngời mẹ mà thôi. Chính sự thay đổi đó đẩy chất hài tăng tiến theo. Tiền thách cới của bà mẹ tỉ lệ nghịch với số tuổi ngày càng dày lên của cô con gái: tuổi đời càng tăng, tiền và vật thách cới lại càng giảm. Từ 18 tuổi cho đến 32 tuổi là cả một quá trình so đo, tính toán, lễ vật thách cới bắt đầu từ

trăm quan, trăm ngàn, năm con, năm đôi

“ ” đến “ba quan, ba ngàn, ba con,

ba đôi , ” rồi đến giảm tiếp “một quan, một ngàn, một con, một đôi”, ý tứ trong bài ca dao cứ lặp đi lặp lại, nhng tiền và vật thách cới thay đổi chóng đến mặt bất ngờ, khiến ngời đọc cời đến chảy nớc mắt, và tiếng cời bật ra càng giòn giã ở khổ thơ cuối:

Mẹ ơi con năm nay bốn mơi ba tuổi rồi Chồng con vẫn hoàn cha có, mẹ thời...

Phép lặp trong bài ca dao đóng vai trò nh sự triển khai mâu thuẫn trong một màn hài kịch: từ tạo tình huống đến thắt nút rồi mở nút. Kết thúc bài ca không khác gì một màn bi hài kịch đợc khép lại và tiếng cời vỡ òa ra. Trong tiếng cời có sự châm chọc chế giễu (đối với ngời mẹ tham lam) lẫn niềm cảm thông về sự lỡ duyên (đối với ngời con. Nghệ thuật có tác dụng chuyển tải những nội dung t tởng của tác phẩm là thế.

Cùng chủ đề ấy, còn có những bài ca dao trào lộng giễu cợt thói hợm hình của những cô gái kén chồng quá mức. Từ “kén” trong bài ca đợc lặp lại nhiều lần và tăng dần về mức độ: “Kén từ tỉnh Bắc, tỉnh Đông tỉnh Đoài , ” rồi “Kén từ mời chín ông cai, Mời lăm ông đội, trăm hai ông đồn” cho đến Kén từ con cháu nhà vua”, và cuối cùng, hậu quả là Bớc chân xuống chùa lễ phật ăn chay . ” Đúng là "già kến kẹn hom".

Trong quan niệm sống của ngời dân Việt xa, có không ít chuyện cổ hủ lạc hậu, cần phê phán. Ca dao trào lộng không né tránh điều này. Để lên án những thói tật xấu xa, nhng quan niệm cũ kĩ, những kiểu ứng xử vô lối, nhiều bài ca dao đã sử dụng phép lặp nh một nh một phơng tiện nghệ thuật hữu hiệu:

- Yêu nhau yêu cả đờng đi, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng. - Yêu nhau yêu cả bàn chân,

Ghét nhau ghét cả tông nhân họ hàng.

- Yêu nhau cau sáu bổ ba,

Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mời.

Thói lẳng lơ cũng là đối tợng cời cợt chê bai của không ít bài ca dao trào lộng dùng phép lặp. Đó cũng là sự nhắc đi nhắc lại một thói xấu cần lên án bằng kiểu đay đi đay lại một thái độ:

Anh đánh thì tôi chịu đòn,

Tính tôi hoa nguyệt mời con chẳng chừa.

Tính tôi hoa nguyệt chẳng chừa đợc đâu. Tính quen chừa chẳng đợc đâu, Lệ làng làng bắt mấy trâu mặc làng.

Cấu trúc lặp trong ca dao trào lộng không hề đơn điệu về kiểu dạng. Có những bài sử dụng dạng lặp vắt dòng, kết hợp với đảo vế tạo nên một kiểu cú pháp vắt dòng khá hiện đại:

Chiều chiều mây phủ đá bia, Đá bia mây phủ chị kia mất chồng,

Mất chồng nh nậu mất trâu,

Mất trâu còn tìm đợc, chứ đâu nh mất chồng.

Để tăng hiệu quả gây cời, nhiều bài ca dao trào lộng có sự kết hợp kết cấu lặp với những biện pháp tu từ khác một cách nhuần nhuyễn, chẳng hạn với phép phóng đại nh ở bài sau đây:

Lỗ mũi mời tám gánh lông,

Chồng yêu chồng bảo: “râu rồng trời cho”. Đêm nằm thì ngáy o o,

Chồng yêu chồng bảo: “ngáy cho vui nhà”. Đi chợ thì hay ăn quà,

Chồng yêu chồng bảo: “về nhà đỡ cơm”. Trên đầu những rác cùng rơm,

Chồng yêu chồng bảo: “hoa thơm rắc đầu”.

Tục ngữ có câu: "Yêu nên tốt, ghét nên xấu". Anh chồng ở đây cũng đối xử với vợ theo cách ấy chăng? Thực ra, bài ca dao dùng kết cấu lặp phối hợp với phép cờng điệu khiến cho sắc thái hài hớc đợc đợc tô đậm. Thứ nhất, nó khiến cho "bộ su tập những u điểm" của cô vợ trở nên đầy đặn, hoàn chỉnh hơn. Thứ hai, cũng vì thế mà đánh giá của anh chồng đối với vợ mình trở nên ngợc đời một cách có hệ thống. Chất hài của những bài ca dao nh thế này hết sức đặc sắc.

ở một khác, kết cấu lặp tỏ ra khá đa dạng nhờ sự kết hợp giữa lặp câu và lặp ý.

Thơng anh không lấy đợc anh,

Em về tạc tợng vẽ tranh em nhìn. Thơng anh không lấy đợc anh,

Em về tự vẫn trên cành khoai môn.

Yêu nhau không lấy đợc nhau, thơng trộm nhớ thầm đến mức tạc tợng, vẽ chân dung của nhau để ngắm nhìn cho thỏa thì cũng là chuyện thờng tình. Chẳng phải Kiều Nguyệt Nga từng vẽ tợng Lục Vân Tiên lót vào trong áo đó sao? Yêu nhau không lấy đợc nhau mà tính chuyện quyên sinh, điều ấy xa nay không hiếm. Nhng tự vẫn trên cành khoai môn thì đúng là chuyện "độc nhất vô nhị", chỉ nghe nói ở bài ca dao này. Hài hớc đến thế là cùng!

Dờng nh trong văn học trào phúng, việc dùng kết cấu lặp luôn đem lại giá trị mỉa mai, chế giễu qua việc mô tả những hình hài rất "thôn", những chuyện đáng cời. Cụ Tam nguyên Yên Đổ đã phác họa mấy nét chân dung của “tiến sĩ giấy” bằng kết cấu lặp (lặp ý) nhằm để mỉa mai, chế giễu chuyện mua quan bán tớc trong xã hội phong kiến: “Cũng cờ cũng biển cũng cân đai / Cũng gọi ông nghè có kém ai”. Tú Xơng cũng đã sử dụng phơng pháp này rất thành công

nhằm chế giễu những kẻ ăn chơi đàn đúm trong bài Năm mới chúc nhau với cách lặp câu "Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau” và liệt kê hàng loạt những trò tiêu khiển, mua vui của bọn quan lại trớc những nổi khổ của nhân dân. Ông đã tỏ thái độ căm ghét, xem thờng bằng tiếng cời châm biếm, đã kích mạnh mẽ cất lên.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong ca dao trào lộng người việt (Trang 57 - 62)