Biện pháp phúng dụ

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong ca dao trào lộng người việt (Trang 76 - 80)

- Trúc xinh trúc mọc đầu chùa, Chả yêu tôi lấy đạo bùa cho yêu.

A cũng nh B Ví dụ:

3.3. Biện pháp phúng dụ

“Phúng dụ là phơng tiện tu từ thuộc nhóm ẩn dụ. Phúng dụ là hệ thống những ẩn dụ, nhân hóa, vật hóa (thờng là vật hóa) đợc sử dụng để biểu đạt một nội dung triết lí hay bài học luân lí mà ngời ta không muốn trình bày trực tiếp” [7, tr.191].

Phúng dụ khác với ẩn dụ thông thờng ở chỗ: nó chỉ dùng trong lời nói nghệ thuật, trong những bài đồng dao, ca dao, truyện ngụ ngôn. “Phúng dụ luôn bao hàm hai ý nghĩa, nghĩa bề mặt (tức ý nghĩa trực tiếp) và ý nghĩa bề sâu (tức ý nghĩa gián tiếp)” [18, tr.249].

Trong không ít bài ca dao trào lộng, ngời bình dân đã bộc lộ t tởng thái độ, quan niệm sống của mình qua những hình tợng cụ thể, sinh động. Qua một số hình tợng ấy, họ đã nêu đợc phần nào bản chất của cuộc sống, có khi đó lại là những mặt trái của xã hội. Tuy nhiên, họ không nói thẳng, nói thật mà chỉ gửi gắm qua hình tợng, qua cách nói ẩn dụ tợng trng. Trong những trờng hợp ấy, biện pháp phúng dụ trở nên hết sức đắc dụng.

Từ những đặc điểm chung về phúng dụ, chúng tôi nhận thấy, ca dao trào lộng vận dụng nghệ thuật phúng dụ tạo hiệu quả nghệ thuật gây cời cho ngời đọc bằng nhiều phơng thức khác nhau. Nếu phúng dụ là hệ thống những ẩn dụ, nhân hóa, vật hóa thì ca dao trào lộng sử dụng đầy đủ những yếu tố đó hoàn chỉnh thêm cho biện pháp nghệ thuật này.

Yếu tố ẩn dụ:

Chuột chù chê khỉ rằng hôi, Khỉ mới trả lời: cả họ mày thơm. Yếu tố nhân hóa:

Chim khôn thì khôn cả lông,

Khôn cả cái lồng, ngời xách cũng khôn. Yếu tố vật hóa:

Ba đồng một chục đàn ông, Chị bỏ vào lồng chị xách đi chơi

Tát cả các yếu tố trên tạo nên những hình tợng nghệ thuật đặc thù cho ca dao trào lộng. Bằng những hình tợng ví von, câu ca dao đã nói đợc bao điều thầm kín “rất khó nói” hoặc không thể nói ra bằng lời nói bình thờng. Thông qua yếu tố ẩn dụ, nhân hóa, vật hóa…, nghệ thuật phúng dụ đã nêu bật đợc cả tình và ý cho bài ca dao, không chỉ dừng lại ở nghĩa hẹp mà còn đi sâu vào các tầng nghĩa

khác. Hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, vật hóa sử dụng trong bài ca dao thờng rất ngộ nghĩnh, buồn cời, đã tạo nên một sức hấp dẫn nhất định đối với độc giả. Nghệ thuật phúng dụ đợc thể hiện qua việc chuyển thuộc tính của vật cho ngời nhằm giễu cợt những cô gái chính chuyên giả hiệu: Gái chính chuyên lấy đợc chín chồng,

Vê viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi. Không ngờ quang đứt lọ rơi, Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng.

Trong xã hội phong kiến, phụ nữ luôn bị coi thờng, nhiều lúc họ cảm thấy bất công nhng không dám đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do bình đẳng. Bằng cách nói bóng gió xa xôi, thông qua phơng tiện tu từ vật hóa để mỉa mai, họ chế giễu chân dung những nam nhi đầy quyền lực nhằm gây cời cho ngời đọc:

Ba đồng một chục đàn ông, Chị bỏ vào lồng chị xách đi chơi. Ra đờng nó đứt nó rơi,

Bò ra lổm ngổm mỗi nơi mỗi thằng.

Bài ca dao “Bồng bồng cõng chồng đi chơi” là bài sử dụng hình thức phúng dụ đặc sắc. Cõng chồng đi chơi đã là sự lạ. Nhng khi chồng bị rơi, vợ phải “tát nớc” và vớt chồng từ “vũng bùn” lên nh để bắt một con tôm, con tép thì thật không còn gì để nói. Thực ra, lối phúng dụ ấy là để vạch trần cái vô lí của nạn tảo hôn trong chế độ cũ.

Hình ảnh trong nghệ thuật phúng dụ của ca dao trào lộng thờng là con vật quen thuộc trong đời sống, sinh hoạt của con ngời. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh con cò không chỉ xuất hiện nhiều trong ca dao trữ tình mà còn là những hình ảnh phúng dụ đặc sắc trong ca dao trào lộng.

Cái cò mày mổ cái tôm, Cái tôm quặp lại, lại ôm cái cò. Cái cò mày mổ cái trai, Cái trai quặp lại, lại nhai cái cò.

Có rất nhiều cách lí giải về ý nghĩa của những hình ảnh này. Ngời thì cho là "sự tranh giành lẫn nhau giữa bọn phong kiến”. Ngời thì nghĩ đến “sự trả thù chân chính của tập thể nhân dân đối với bọn cầm quyền phong kiến dới dạng tôm, trai chống lại cò” (Cao Huy Đỉnh). Lại có nhà nghiên cứu hiểu “đây chỉ là cuộc đấu tranh trong nội bộ nhân dân” mà thôi (Vũ Ngọc Phan). Nh vậy, phúng dụ cũng là một cách tạo ra sự đa nghĩa cho những bài ca dao trào lộng.

Tính chất hài hớc của hình ảnh con cò phúng dụ đợc thể hiện rõ qua bài ca dao:

Cái cò là cái cò quăm,

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai? Có đánh thì đánh sớm mai, Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm.

Lời khuyên đối với một anh chàng nóng tính, giận vợ lúc nào đánh luôn lúc ấy mà lại đa ra câu “đánh sớm mai” thì chỉ là một lối giễu cợt. Nhng cái hay, cái hài hớc còn thể hiện ở chỗ: mặc dù đánh vợ nhng vẫn muốn tòm tem, đợc gần vợ. Hình ảnh, ngôn từ, ý tứ, kết hợp đan xen nhau tạo nên tiếng cời.

Nhiều bài ca dao sử dụng nghệ thuật phúng dụ bằng cách lấy hình tợng con cò để phê phán những hủ tục lạc hậu còn tồn tại trong xã hội phong kiến.

Con cò chết rũ trên cây, Bồ cu mở lịch xem ngày làm ma, Cà cuống uống rợu la đà,

Bao nhiêu cóc nhái nhảy ra chia phần. Chào mào thì đánh trống quân, Chim chích mặc quần vác mõ đi rao.

Đây là một bài ca dao mợn chuyện vật để nói chuyện ngời “ý nghĩa bề mặt ở đây là hình ảnh mang tính chất bi hài về con cò, cò con, cà cuống... trong đám tang ý nghĩa bề sâu đợc rút ra một cách gián tiếp từ ý nghĩa bề mặt nói trên là: châm biếm, lên án, tệ ma chay ở xóm làng xa” [18, tr.250].

Những quan niệm của nhân dân trong đối nhân xử thế đợc biểu hiện qua nghệ thuật phúng dụ, trong đó, hình ảnh con vật đợc dùng để nói về con ngời. Bằng t duy sắc nhạy, hài hớc, tác giả dân gian phát hiện những ý nghĩa nhân sinh qua cuộc sống của bất cứ con vật nào hiện ra trong con mắt của họ:

- Lợn chê con mèo lắm lông, Kì tình lợn cũng bằng lông với mèo. - Cú lại chê vọ rằng hôi,

Giẻ cùi chê khách dài đuôi vật vờ. - Tò vò mà nuôi con nhện, Đến khi nó lớn nó quện nhau đi. Tò vò ngồi khóc tỉ ti,

Nhện ơi, nhện hỡi! Mày đi đằng nào ?

Một hình ảnh phúng dụ sẽ trở nên đặc sắc, giàu ý nghĩa trào phúng hơn khi nó đợc đặt trong những tơng quan, hoặc tơng đồng, hoặc tơng phản:

Mèo tha miếng thịt xôn xao, Kễnh tha con lợn thì nào thấy chi. Mèo tha miếng thịt thì đòi,

Kễnh tha con lợn mắt coi trừng trừng.

ý nghĩa của bài ca dao trên, theo Vũ Ngọc Phan, “ở đời ngời ta chỉ thấy những việc ăn cắp nhỏ, còn những vụ ăn cắp lớn thì không biết hay có biết cũng đành làm ngơ, vì sợ uy thế của kẻ ăn cắp lớn” [21, tr.289]. Những câu nh thế cha phải đã hết ý nghĩa thời sự.

Nh vậy, nghệ thuật phúng dụ không chỉ mang đến giá trị nội dung cho bài ca dao mà còn đáp ứng đợc nhu cầu giải trí, mua vui hoặc cời cợt, châm chọc, phê phán của ngời sáng tác. Những bài học, những kinh nghiệm đối nhân xử thế trong mỗi bài ca dao là những bài học bổ ích giúp chúng ta hoàn thiện hơn nữa nhân cách của con ngời.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong ca dao trào lộng người việt (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w