Cấu trúc song hành

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong ca dao trào lộng người việt (Trang 55 - 57)

- Trúc xinh trúc mọc đầu chùa, Chả yêu tôi lấy đạo bùa cho yêu.

2.3.3.Cấu trúc song hành

Cấu trúc song hành trong ca dao trào lộng là tổ chức các vế, các ý đặt ngang hàng, song song, đi bên cạnh nhau trong một câu thơ hoặc một bài thơ. Nhếu quan hệ giữa các cặp trong kiểu kết cấu tơng phản là quan hệ đối lập, ng- ợc chiều thì ở kết cấu song hành lại là quan hệ tơng đồng. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, ở ca dao trào lộng, kiểu cấu song hành khá phổ biến, gồm 92 bài, chiếm 13,2% trong tập Ca dao trào phúng.

Cấu trúc song hành có nhiều hình thức phong phú. Có thể mô hình hóa cấu trúc của chúng nh sau:

- Kiểu cấu trúc A = B, ví dụ:

- Chồng đánh bạc, vợ đánh bài, Chồng hai ba vợ, vợ hai ba chồng.

- Kiểu cấu trúc A = B = C, ví dụ:

- Anh về con nhạn phải ở với ruồi, Tiên ở với cú ngời cời với ma.

Tùy theo số lợng vế hoặc câu đợc đặt trong quan hệ với nhau mà mô hình có thêm những yếu tố tơng đồng.

Tuy nhiên, do bài ca dao trào lộng thờng ngắn (phần lớn là một cặp lục bát), nên sự tơng đồng hai vế (A = B) vẫn là phổ biến. Dới đây là một số dẫn chứng trong rất nhiều bài ca dao có cấu trúc kiểu đó.

- Cực lòng anh lắm chi cha, Vợ không ra vợ, chồng ra chi chồng.

- Ước gì anh đợc vô phòng,

Loan ôm lấy phợng, phợng bồng lấy loan. - Thơng thay một nỗi ông già,

Nuôi lợn lợn chết, nuôi gà gà toi. Cũng nh các kiểu cấu trúc khác trong ca dao trào lộng, cấu trúc song hành

có vị trí quan trọng góp phần làm phong phú thêm tiếng cời. Những sự kiện đ- ợc sắp xếp liên tiếp nhau trong một câu hoặc một bài đã miêu tả toàn bộ cuộc sống con ngời trong xã hội ngày ấy, những nhận xét về ngoại hình, tính nết, đạo đức con ngời, những đúc rút về lối ăn ở, cách đối nhân xử thế, những kinh nghiệm, triết lý sống. Trong quá trình miêu tả, dân gian không quên lồng vào đó những yếu tố hài hớc và hình ảnh gây cời.

Cấu trúc song hành tạo nên tiếng cời chế giễu mỉa mai thói lời nhác, vụng về những thói h, tật xấu bằng cách đa ra các dữ kiện cùng loại, tập trung biểu đạt một nội dung, một tính chất nhằm tô đậm thêm đặc điểm của miêu tả. Chẳng hạn:

- Đàn ông một trăm lá gan, Lá ở cùng vợ, lá toan cùng ngời.

- Đàn bà chẳng phải đàn bà, Thổi cơm cơm khét, muối cà cà chua.

- Đi đâu mang sách đi hoài, Cử nhân chẳng thấy, tú tài cũng không - Thuyền đua bè sậy cũng đua, Thấy rau muống vợt rau dừa vợt theo - Ra đi gặp vịt cũng lùa

Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu

Tuy nhiên, không phải bài giờ kết cấu song hành trong cao dao trào lộng cũng nhằm giễu cợt phê phán. Nhiều trờng hợp, đó là tiếng cời vui đùa

nhẹ nhàng, khiến cuộc sống vốn nhiều vất vả, nhiều lo toan của ngời lao động trở nên nhẹ nhõm hơn. Những lúc nh thế, quả thực "một tiếng cời bằng mời thang thuốc bổ":

- Trận này tôi quyết buôn khoai Củ cong tôi bán, củ dài tôi ăn.

- Thơng anh chẳng biết để đâu, Để quán quán đổ, để cầu cầu xiêu. - Vợ chồng nh đôi chim cu, Chồng thì đi trớc, vợ gật gù theo sau. - Càng già càng giẻo càng dai,

Càng gãy chân chõng càng sai chân giờng.

Ngoài cách lựa chọn hình ảnh độc đáo, dân gian còn rất tài tình trong việc sắp đặt hình ảnh sao cho khéo léo, tinh tế mà gợi đợc nhiều điều bất ngờ ở ngời đọc. Cấu trúc song hành trong ca dao trào lộng quả là một dụng ý sâu sắc của tác giả dân gian trong quá trình tạo dựng tiếng cời.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong ca dao trào lộng người việt (Trang 55 - 57)