8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.2. Công tác QLSV trong quá trình đào tạo của nhà trường
TRƯỜNG
1.2.1. Vị trí, vai trò của công tác QLSV viên trong quá trình đào tạo
HSSV là nhân vật trung tâm trong các trường đại học, cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, là nhân tố chính trong các hoạt động của bộ máy chính quyền, các tổ chức Đảng, Đoàn thể, Hội sinh viên trong nhà trường dưới sự lãnh đạo của Bộ GD&ĐT cùng phối kết hợp với các ban, ngành, cấp ủy, chính quyền từ TW đến địa phương đều hướng vào nhiệm vụ chính trị quan trọng của các
trường là giáo dục, rèn luyện HSSV. Chúng ta có thể mô tả bằng hình 4 sau đây:
Sơ đồ 3: Vị trí, vai trò của HSSV trong quá trình đào tạo
HSSV là những người có trình độ văn hóa tốt nghiệp bậc trung học phổ thông hoặc tương đương và trung học cơ sở đã trúng tuyển vào trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, Cao đẳng, Đại học thông qua hình thức thi tuyển, xét tuyển.
Ở nhà trường, HSSV là lực lượng đông đảo, nòng cốt trong quá trình đào tạo họ cần được quản lý và tổ chức chặt chẽ về tất cả mọi mặt, họ có vai trò, vị trí to lớn và quan trọng. HSSV là nguồn trí tuệ, là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Do vậy, HSSV cần phải được quan tâm giáo dục, đào tạo, rèn luyện tốt nhất trong quá trình đào tạo ở trường. Họ là lực lượng trẻ, khỏe có đặc tính nhạy bén, tiếp thu nhanh về khoa học kỹ thuật, khả năng giao tiếp rộng, nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội đất nước...
Tóm lại: HSSV đang là tuổi thanh niên có nhiều ước mơ hoài bão, tâm sinh lý đang phát triển, là người luôn có tính chủ động hăng say học tập, sáng tạo tích cực chủ động trong học tập và rèn luyện. Nhiều HSSV đã vượt khó trong học tập và tự rèn luyện bản thân để đạt thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đại bộ phận HSSV còn thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, đánh giá nhìn nhận các hiện tượng trong cuộc sống còn nông
Các Phòng, Khoa Môi trường XH
Thầy giáo
Đoàn TN, Hội SV Gia đình HSSV
cạn, coi nhẹ, mơ hồ quan điểm ý thức chính trị, văn hóa và họ thường dễ bị kích động lôi kéo, có những hành vi, hành động nhiều khi mang tính bột phát. Đây là những yếu kếm của HSSV hay mắc phải. Vì thế, trong quá trình giáo dục-đào tạo nhà trường cần chú ý khắc phục nhược điểm trên của HSSV và có biện pháp giáo dục họ đi đúng hướng, đúng mục tiêu đào tạo đề ra.
1.2.2. Nội dung, nhiệm vụ của quá trình giáo dục - đào tạo
Quá trình đào tạo bao gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) là bộ phận cấu thành chủ yếu nhất trong toàn bộ hoạt động của một trường học, cho nên quá trình đào tạo là bộ phận chủ yếu nhất trong công tác quản lý nhà trường. Quá trình đào tạo là do nhà trường tổ chức quản lý và chỉ đạo, tuy nhiên nó có quan hệ tương tác, liên thông với các tổ chức đào tạo khác.
Quản lý quá trình đào tạo có nhiệm vụ quản lý sự hoạt động của cán bộ, giảng viên, HSSV ...vì vậy, khi nói đến quản lý kế hoạch, chương trình đào tạo thì thực chất là quản lý các hoạt động giáo viên và HSSV trong việc thực hiện kế hoạch và nội dung chương trình đào tạo của nhà trường.
Quá trình đào tạo được coi là một hệ thống XH, bao gồm các thành tố: + Tư tưởng (Quan điểm chủ trương, chế độ chính sách ...)
+ Con người (Cán bộ, giảng viên, HSSV ...) + Quá trình (Việc dạy, việc học ...)
+ CSVC (Quản lý phòng học, thiết bị...)
Khi nói đến quản lý con người, quản lý quá trình, quản lý CSVC là quản lý nội dung của các hoạt động tương ứng với từng nhiệm vụ quản lý ở đối tượng quản lý đó.
+ Quản lý ai, những hoạt động nào (đối tượng quản lý) + Các kết quả, yêu cầu cần đạt (mục tiêu)
+ Hệ thống tổ chức quản lý (quản lý dựa trên những đơn vị, chức danh nào)
Như vậy, bản chất của quản lý đào tạo là quá trình phối hợp hoạt động của GV, HSSV nhằm phát triển nhân cách học do nhà trường tổ chức, chỉ đạo thực hiện.
Quá trình đào tạo cần được thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ là giáo dục, giáo dưỡng và phát triển trong mối quan hệ tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau nhằm cải tiến nhân cách HSSV.
Quá trình đạo tạo có thể được phân chia thành 2 quá trình bộ phận là: + Quá trình đào tạo trên lớp trong nhà trường
+ Quá trình đào tạo ngoài lớp và ngoài nhà trường
Các quá trình đào tạo ngoài lớp và ngoài nhà trường bao gồm các quá trình dạy học và quá trình giáo dục được thực hiện ngoài giờ lên lớp như qui định trong kế hoạch giảng dạy và chương trình các môn học và các hoạt động bên ngoài nhà trường.
Các quá trình hay hoạt động đào tạo ngoài lớp bao gồm việc tự học ngoài giờ lên lớp ở nội trú, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động chính trị xã hội, lao động sản xuất...
Các quá trình hoạt động đào tạo ngoài nhà trường gồm các hoạt động chính trị xã hội, hoạt động đoàn thể, lao động công ích... với địa phương.
1.2.3. Vị trí, vai trò của cán bộ làm công tác quản lý Sinh viên
Trong công tác quản lý nói chung, thường chia CBQL thành 3 loại: + Cán bộ lãnh đạo: Là những thủ trưởng của các cơ quan quản lý nhà nước, các viện, các trường đào tạo v.v... đây là những chủ thể quản lý có thẩm quyền ra quyết định quản lý và chịu trách nhiệm với các quyết định đã đưa ra.
+ Các chuyên gia: Là những người công tác ở đơn vị giúp việc cho lãnh đạo trong việc đưa ra những quyết định quản lý, những chương trình, chính sách là những người thực hiện chức năng tham mưu cho bộ máy quản lý.
+ Cán bộ kỹ thuật: Là những người phục vụ trong bộ máy quản lý, là những người thực hiện các chức năng nghiệp vụ trong bộ máy quản lý.
Từ những vấn đề trên chúng ta thấy rõ vai trò của đội ngũ CBQL nhà trường trong sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo là rất quan trọng. Để thực hiện tốt vị trí, vai trò người cán bộ quản lý trong trường học thì cần phải:
+ Thực sự là cốt cán trong đội ngũ nhân lực giáo dục ở nhà trường, thực sự là hạt nhân trong sự cải tiến, đổi mới phương pháp quản lý và thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường.
+ Là người tổ chức các hoạt động của nhà trường theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý nhà trường và chất lượng GD - ĐT toàn diện đối với HSSV
+ Người cán bộ quản lý phải nắm vững mục tiêu đào tạo của nhà trường và có kế hoạch thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Do vậy người cán bộ quản lý nhà trường là người tổ chức, điều khiển để mục tiêu đào tạo của nhà trường trở thành hiện thực.
+ Trên cương vị công tác của mình người cán bộ quản lý trường học là người đảm bảo cho bộ máy nhà trường, các bộ phận chức năng trong hoạt động quản lý thực hiện có hiệu quả, quá trình quản lý cần biết thiết kế, biết gắn kết các mối quan hệ các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trở thành cơ cấu thống nhất, hợp lý, chính nhờ sự thống nhất hợp lý đó mà tạo ra hiệu quả quản lý, sức mạnh quản lý, phát huy được tiềm năng, năng lực của tập thể, cá nhân với mức cao nhất.
Đối với người cán bộ làm công tác quản lý HSSV có vai trò vị trí như
sau:
o Về tổ chức:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức tiếp nhận HSSV mới; cử cán bộ lớp, hướng dẫn chỉ đạo công tác kiện toàn tổ chức đầu năm học cho các lớp, phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để tiến hành đại hội liên chi đoàn, chi đoàn, chi hội sinh viên theo đúng quy định.
- Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ nhiệm vụ chuyên môn cho ban cán sự lớp, chăm lo xây dựng lực lượng nòng cốt trong sinh viên, giữ vững đoàn kết nhất trí trong từng lớp, trong khoa.
o Về quản lý giáo dục
- Tiếp nhận, quản lý và bổ sung hồ sơ, lập và quản lý HSSV theo địa chỉ chi tiết. Phân loại đối tượng chính sách, phối hợp với gia đình và xã hội để quản lý, giáo dục HSSV.
- Phối hợp chặt chẽ với cán bộ giảng dạy, các bộ phận có liên quan, phát huy vai trò làm chủ của HSSV để nắm vững tư tưởng, thái độ, nhận thức của HSSV sau mỗi học kỳ, năm học, khoá học.
- Đôn đốc, kiểm tra HSSV thực hiện tốt nội quy, quy chế, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn trong khoa và nhà trường.
- Tổ chức, động viên theo dõi các phong trào thi đua trong HSSV, kịp thời khen thưởng những HSSV đạt thành tích cao trong học tập và hoạt động phong trào đồng thời chấn chỉnh những HSSV vi phạm.
- Quan tâm xây dựng các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và rèn luyện đồng thời có biện pháp quản lý giáo dục chặt chẽ đối với những sinh viên chậm tiến.
- Tổ chức các hình thức giáo dục thích hợp để phòng chống các tệ nạn xã hội trong HSSV.
- Thường xuyên quan tâm theo dõi các sinh hoạt ngoài giờ của HSSV. Hướng dẫn, giúp đỡ HSSV làm các thủ tục theo quy định.
o Thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống HSSV
- Căn cứ kết quả học tập và rèn luyện của HSSV, đề xuất mức thưởng, phạt và làm thủ tục đề xuất mức học bổng, trợ cấp xã hội.
- Nghiên cứu, hướng dẫn HSSV thực hiện tốt các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước và nhà trường.
- Tổ chức cho HSSV thực hiện các loại hình bảo hiểm, khám sức khỏe định kỳ, quan tâm giúp đỡ, động viên những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc gặp rủi ro đột xuất.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.
- Phối hợp với các nhà máy, doanh nghiệp... tổ chức cho HSSV tham gia thực hành, thực tập...tạo mối liên hệ, quan hệ giúp cho HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường có cơ hội tìm kiếm việc làm.
1.3. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ SINH VIÊN
1.3.1. Nguyên tắc giáo dục
Việc quản lý HSSV trong quá trình đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc giáo dục nói chung và áp dụng trong quá trình đào tạo tại nhà trường. Quản lý HSSV phải đảm bảo các nguyên lý giáo dục theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhà trường không đứng ngoài chính trị mà phải phục vụ chính trị đây là nguyên tắc cơ bản để giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn trong công cuộc đổi mới quản lý giáo dục và đổi mới quá trình đào tạo hiện nay.
1.3.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc này được áp dụng nhằm phát huy tối đa các sáng kiến đóng góp của cộng đồng xã hội vào công tác tổ chức và quản lý giáo dục.
Trong phạm vi trường học, nguyên tắc này thể hiện sự thống nhất hai mặt: một mặt phải tăng cường quản lý tập trung (quyết định những vấn đề trọng yếu mang tính chiến lược) thống nhất (phục tùng ý chí) của người lãnh đạo, quản lý. Mặt khác phải phát huy, mở rộng tối đa quyền tự chủ của đơn vị, cá nhân. Nguyên tắc tập trung dân chủ đảm bảo phát huy được ý kiến đóng góp của mọi cá nhân, thống nhất ý chí trong công việc, là hướng quần chúng thổ lộ tâm tư của mình, thu hẹp khoảng cách với người lãnh đạo quản lý. Mặt
khác người lãnh đạo quản lý còn nắm được các hành vi lệch lạc, sai sót, vô tổ chức của đối tượng quản lý, từ đó uốn nắn, ngăn chặn kịp thời các hành vi sai trái.
1.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính kế hoạch
Bất kỳ hoạt động quản lý nào đều cần phải đảm bảo tính khoa học, xây dựng trên cơ sở tính khoa học, đặc biệt là khoa học quản lý, vận dụng những thành tựu của các khoa học khác như tâm lý học, giáo dục học, tổ chức lao động khoa học....
Hoạt động quản lý HSSV cần phải đảm bảo tính kế hoạch, vì kế hoạch là cơ sở của quản lý giáo dục. Hoạt động quản lý HSSV cần phải có các kế hoạch cụ thể, chính xác đảm bảo tính hệ thống phù hợp với trình độ yêu cầu quản lý thực tế của nhà trường. Phải có những dự kiến kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đề ra.
1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính cụ thể, thiết thực và hiệu quả
Quản lý HSSV là một hoạt động quản lý đa dạng, phức tạp. Kết quả của nó là do cả quá trình giáo dục đào tạo liên tục, cụ thể và thiết thực tạo nên. Do vậy, đòi hỏi trong quản lý HSSV người quản lý phải nắm bắt thông tin cụ thể, chính xác, nhanh chóng, kịp thời và đề ra các biện pháp xử lý và giải quyết đúng đắn, phù hợp cụ thể thiết thực các vấn đề mà trong thực tiễn nảy sinh.
1.3.5. Nguyên tắc trách nhiệm và phân công trách nhiệm
Trách nhiệm thể hiện sự thống nhất giữa hai mặt: ý thức trách nhiệm nhà quản lý và trách nhiệm của người bị quản lý và được hình thành trên cơ
sở tác động qua lại lẫn nhau.
Ý thức về nghĩa vụ được quy định trong các phạm vi đạo đức và pháp luật. Sự đánh giá hành vi gồm sự tự đánh giá của chủ thể quản lý và sự đánh giá của các cấp có thẩm quyền theo tiêu chuẩn pháp lý, đạo đức.
Sự áp dụng với các chế tài về các hành vi lệch lạc, thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi mọi người phải trả lời được câu hỏi:
+ Công việc mình phải làm là gì?
+ Hành động và quyền hạn của mình được giới hạn đến đâu? + Phải thuộc quyền của ai?
Phân công trách nhiệm là sự tổ chức ủy quyền, cho phép tự chủ trong hành động và quyết định các công việc, tuy nhiên sự phân công đó không làm giảm bớt trách nhiệm người thủ trưởng quản lý đơn vị. Quản lý HSSV cần phải đảm bảo tính thống nhất của lãnh đạo, cần được phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng quản lý cấp dưới một cách chặt chẽ.
1.4. ĐẶC ĐIỂM SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐH
1.4.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi SV
Sinh viên là bộ phận ưu tú về trí tuệ của thanh niên nói chung. Họ là lớp người đang trưởng thành, có trình độ học vấn cao, lại được học tập, sinh hoạt ở những thành phố, đô thị lớn nên có điều kiện tiếp xúc sớm với những tiến bộ của xã hội. SV là nguồn bổ sung trực tiếp cho lực lượng tri thức của nước nhà. Ngày nay, bước sang thế kỷ XXI, khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò SV ngày càng trở nên quan trọng. Về cơ cấu tâm lý xã hội, SV vừa là lực lượng tăng dần về số lượng theo xu hướng xã hội phát triển, vừa là lực lượng đông đảo được tổ chức quản lý chặt chẽ. Họ có khả năng tiếp thu tri thức khoa học, nhạy bén, năng động và rất tinh tế đối với các vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức lối sống.
Môi trường học tập của SV cũng có nhiều thay đổi. Khi còn ở gia đình và học ở trường phổ thông luôn có sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cha mẹ, các thầy cô giáo, nhưng ở CĐ, ĐH SV có tính chủ động cao trong việc học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân và hoà mình vào môi trường xã hội. Nhiều nhu cầu mới xuất hiện, phát triển theo hướng đa dạng, phong phú hơn.