8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.4.2. Đặc trưng nhân cách SV
Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về nhân cách, theo các nhà tâm lý học cho rằng nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội- lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng người. Có thể nêu lên một số định nghĩa nhân cách như sau:
Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định (A.G. Côvaliốv).
Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lý, quy định của hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội (E.V.Sôrôkhôva).
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.
Tóm lại nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người, mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách thường biểu hiện trên ba cấp độ : Cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ ra bằng hoạt động và các sản phẩm của nó.
Có thể nói, nhân cách của SV được hình thành và phát triển là nhờ phần lớn ở quá trình tự vận động và hoạt động tích cực của chính bản thân họ. Điều đó kéo dài suốt cả cuộc đời, nhưng những năm tháng sống và học tập ở trường CĐ, ĐH là thời kỳ hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất về nhân cách của người SV trong tương lai.
Trong quá trình giáo dục và đào tạo, đặc điểm đặc trưng về nhân cách của SV thể hiện như sau:
- Về thể chất: Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, thể lực dẻo dai nhất, SV đã qua thời kỳ phát dục, cơ thể hoàn thiện và dồi dào sức sống, thích vận động và tham gia các hoạt động. Các nhu cầu về tình bạn, tình yêu trở nên mạnh mẽ, hấp dẫn hơn.
- Về hoạt động nhận thức: Do sự phát triển của ý thức nên SV có khả năng chú ý cao, đặc biệt là sự chú ý có chủ định, sự quan sát mang tính mục đích rõ rệt. Trí nhớ cũng phát triển tốt, SV có khả năng tư duy logic, tư duy lý luận và có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Tự ý thức của SV phát triển mạnh nhưng chưa chắc chắn, khả năng đánh giá sâu hơn. Nhưng vấn đề cơ
bản là, việc tự phân tích có mục đích là một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành và là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích. SV có
khả năng tự giáo dục và hoàn thiện nhân cách, tuy nhiên trong đánh giá, tự khẳng định bản thân còn chủ quan trong nhận thức.
Tính tích cực trong nhận thức còn được thể hiện trong sự hình thành thế giới quan. Các em cố gắng xây dựng quan điểm riêng trong lĩnh vực khoa học, đối với các vấn đề xã hội, tư tưởng, chính trị, đạo đức. Vấn đề ý nghĩa cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của các em. Nói chung các em có khuynh hướng sống một cuộc sống tích cực vì xã hội, muốn mang lại lợi ích cho người khác, quan tâm đến đời sống tinh thần nhiều hơn là phúc lợi vật chất.
- Về mặt tình cảm: Đời sống tình cảm của SV rất phong phú. SV có nhu cầu giao tiếp rộng, nhạy cảm và giàu cảm xúc, dễ rung động trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, tình yêu, các sự kiện xã hội. Ý thức đạo đức, tình cảm hình thành mạnh mẽ trong lứa tuổi này, thế giới nội tâm cũng trở nên đa dạng, phong phú và thường có những mâu thuẫn (nhất là nữ SV).
- Về ý chí và tính cách: nổi bật ở ý chí và tính cách của người SV là tính độc lập, tính tự lập, lòng tự trọng, tính tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể và giao lưu rộng rãi. SV còn có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp, biểu hiện mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách (tinh thần trách nhiệm, tình cảm nghĩa vụ, sự cố gắng, quyết tâm…).
Xét về mặt văn hoá, SV có các thành tố đặc biệt: Phong cách sống, diện mạo đạo đức, phẩm hạnh cá nhân, khả năng ứng xử, lựa chọn hướng hành động, các phương thức điều chỉnh hành vi…đều không giống thế hệ đi trước. Các nhu cầu hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, tình bạn, tình yêu đều khác với lớp người trung niên và người cao tuổi. Vì vậy, phải khẳng định rằng cần có một hình thức, biện pháp tổ chức quản lý hoạt động giáo dục đặc trưng của SV để đánh giá cho phù hợp.
Có thể nói rằng, SV trong thời kỳ đổi mới đã và đang kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, có ý chí lập thân, lập nghiệp, khát khao cống hiến và trưởng thành. Đó là sự cố gắng rèn luyện trong học tập, đạo đức, luôn có chí
tiến thủ, kiên trì vượt khó, hướng tâm trí vào việc rèn đức luyện tài vì tương lai tươi sáng của bản thân, gia đình và của xã hội.
B.G.Ananhép cho rằng: lứa tuổi SV là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách, đặc biệt họ có vai trò xã hội của người lớn, các biểu tượng lý luận giờ đây trở thành hiện thực đối với họ (quyền công dân, quyền kết hôn, quyền tự do …). Thời kỳ này SV có biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp, họ tự xác định con đường sống tương lai, tích cực nắm vững nghề nghiệp, bắt đầu thử nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Nhưng trong thực tế cũng phải thừa nhận rằng, không ít SV chưa định hướng cho việc rèn luyện của mình, chưa xác định rõ trách nhiệm của mình đối với gia đình, nhà trường và xã hội nên ý chí phấn đấu không cao, không tự giác rèn luyện. Có những SV không chịu tích luỹ kiến thức, rèn luyện nhân cách, lại đua đòi, ăn chơi, buông mình cho lối sống thực dụng, mắc vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, say rượu, ma tuý, tiêu cực trong học tập, thi cử, sống và yêu bất chấp dư luận… Dù trong bất cứ hoàn cảnh hay điều kiện nào thì họ cũng cần được sự giúp đỡ, giáo dục để tiến bộ và có thể lấy lại được vị trí xứng đáng của mình trong nhà trường, trong xã hội. Hiện nay, nhu cầu về tinh thần và vật chất của thanh niên nói chung và SV nói riêng ngày càng đa dạng và phong phú. Đặc biệt khi đời sống kinh tế đã phát triển thì nhu cầu về tinh thần của SV lại ngày càng cao. Điều đó SV cần rèn luyện cả về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, nhân cách, phấn đấu trở thành người tri thức, người chủ tương lai của đất nước.
1.5. NỘI DUNG CÔNG TÁC QLSV TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.5.1.Quản lý HSSV trong học tập trên lớp và ngoài giờ lên lớp
Học tập trên lớp là một khâu quan trọng và có tính bắt buộc đối với mọi HSSV, chính vì thế mà quy chế đào tạo quy định: những sinh viên vắng mặt
20% số giờ lên lớp của mỗi học phần thì không được dự thi kết thúc của học phần đó( áp dụng với hệ trung cấp). Việc quản lý HSSV tham gia các giờ học trên lớp là trách nhiệm của cán bộ quản lý HSSV ở các khoa, ban cán sự lớp nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là giáo viên giảng dạy. Ngoài việc kiểm tra sự có mặt của HSSV trong giờ học còn có sự giám sát về ý thức, thái độ của HSSV trong việc kiểm tra bài cũ, tiếp thu bài mới... ngay tại các giờ học trên lớp.
Thời gian ngoài giờ lên lớp là khoảng thời gian khá dài trong quỹ thời gian của người HSSV. Để sử dụng nó cho việc học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng... hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của người HSSV. Tuy nhiên vai trò kiểm tra giám sát của cán bộ quản lý HSSV, của ban cán sự lớp, cán bộ Đoàn... cũng không thể bỏ qua. Thông qua việc nắm thông tin nơi bạn bè, cán bộ địa phương, gia đình nhà chủ nơi sinh viên ở trọ, kiểm tra đột xuất... để biết được quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp của HSSV như thế nào, từ đó có những biện pháp uốn nắn, giúp đỡ HSSV có biểu hiện lệch lạc một cách kịp thời và hợp lý.
1.5.2. Quản lý HSSV trong rèn luyện và tham gia các hoạt động
phong trào ngoài giờ lên lớp
Đây là những hoạt động không thể thiếu và có tác dụng tích cực trong việc giúp HSSV bổ sung, ứng dụng kiến thức học được qua sách vở vào thực tiễn cuộc sống nếu như những hoạt động đó nằm trong kế hoạch và có tổ chức, có định hướng giáo dục rõ ràng của khoa cũng như của trường. Đối với những hoạt động này cần tạo điều kiện tốt để HSSV thể hiện năng lực của mình trong hoạt động thực tiễn, đồng thời phát hiện những thiếu sót, yếu điểm để kịp thời bổ sung, sửa chữa nhằm hoàn thiện các nội dung đào tạo cho sinh viên. Kịp thời ngăn chặn và nghiêm khắc xử lý đối với các hoạt động dưới hình thức tổ chức nhóm, mang tính tự phát mà nội dung của những hoạt động đó không nằm trong chương trình, kế hoạch đào tạo hoặc bị nhà nước, nhà trường cấm hoạt động. Đó là những hoạt động vừa mất thời gian và ảnh
hưởng xấu đến kết quả học tập, có khi lại gây nên những hậu quả tai hại khôn lường.
1.5.3. Quản lý HSSV trong quan hệ với môi trường xã hội
Môi trường xã hội là yếu tố khách quan, nó tồn tại tác động lên mọi đối tượng trong xã hội. Con người không thể sống ở bên ngoài môi trường xã hội nên hiển nhiên phải chịu sự chi phối của môi trường xã hội. Nhận thức được vấn đề này giúp chúng ta hạn chế các hoạt động xấu của môi trường xã hội, biết khai thác triệt để những mặt tiến bộ mà yếu tố môi trường xã hội mang lại cho con người. HSSV là một thực thể của xã hội loài người, là nhân tố thích ứng năng động đối với mọi biến đổi của môi trường xã hội, cho nên tác động của môi trường xã hội đối với HSSV cũng rất nhanh nhạy. Hiện nay, đa số HSSV ở trọ trong nhà dân để sinh hoạt, học tập. Cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin hiện đại thì quan hệ giữa HSSV với môi trường xã hội bên ngoài là rất dễ dàng. Bên cạnh ưu điểm kiến thức xã hội của HSSV được nâng lên thì mặt trái của nó là các tiêu cực xã hội cũng dễ dàng tấn công vào HSSV không phải là ít. Vì vậy, quản lý HSSV trong mối quan hệ với môi trường xã hội là rất phức tạp.
Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi phải có sự đầu tư công sức, sự quan tâm thường xuyên của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, của các gia đình chủ trọ... và đặc biệt là ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện của bản thân mỗi HSSV; xây dựng một môi trường giáo dục thống nhất, những người quản lý trường học và giáo viên phải phối hợp hoạt động với những thành viên trong gia đình HSSV, các tổ chức đoàn thể chính trị và xã hội ở địa phương để tác động, thống nhất theo mục tiêu giáo dục, đào tạo.
1.6. TÍNH CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP QLSV TRONG TRƯỜNG ĐH Công tác quản lý HSSV các trường Cao đẳng - Đại học nói chung được tổ chức dựa trên cơ sở hành lang pháp lý hiện hành, đó là công cụ, là cơ sở để
quản lý HSSV hoạt động. Công cụ đó là các văn bản pháp quy do Nhà nước và Bộ GD&ĐT ban hành: luật, thông tư, chỉ thị, quyết định, nghị định, quy chế, quy định... về quyền hạn chức năng, nhiệm vụ của các trường Đại học - Cao đẳng .
Hệ thống tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền các quy trình tổ chức thực hiện hoạt động tổ chức công tác GD & ĐT được quán triệt đến mọi người thông qua các nghị quyết của Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý GD & ĐT và quản lý HSSV trong các trường một cách đắc lực đạt hiệu quả, động viên được tinh thần say mê nhiệt tình cộng tác của tất cả mọi người ở các vị trí khác nhau.
Các yếu tố về cơ sở vật chất để đảm bảo cho hoạt động quản lý HSSV (lớp học, trang thiết bị thực hành, chỗ ở, sân chơi, nhà tập...)
Đặc thù quản lý HSSV ở các trường Đại học - Cao đẳng là quản lý con người, những người này sau này ra trường sẽ đáp ứng được nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn và trên cả nước, đây là những đặc thù riêng của quản lý HSSV mà nhà quản lý cần phải có kế hoạch xây dựng mô hình hoạt động hướng vào mục tiêu đào tạo của các trường Đại học - Cao đẳng để hình thành và phát triển nhân cách.
Phương pháp quản lý HSSV
Trong hoạt động quản lý giáo dục nói chung và quản lý HSSV nói riêng cần sử dụng có hiệu quả các biện pháp quản lý vào công tác quản lý của mình, biết kết hợp và sử dụng hợp lý làm cho hiệu quả hoạt động quản lý đạt chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, mỗi phương pháp quản lý điều hành có mặt tích cực và hạn chế của nó, do vậy cần tùy vào thực tế cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng thích hợp.
Những phương pháp quản lý thường dùng
Phương pháp này mang tính pháp lệnh bắt buộc đối tượng bị quản lý thực hiện và được tiến hành thông quan các văn bản hoặc lời nói trực tiếp, bằng các chỉ thị, nghị quyết... từ cấp trên xuống. Phương pháp này có ưu điểm là có căn cứ pháp lý, tạo ra sự thống nhất đồng loạt trong hệ thống, tổ chức tác động mạnh dứt khoát buộc phải chấp hành. Tuy nhiên dễ gây hậu quả, dễ bị lạm dụng, chủ quan, duy ý chí... gây tâm lý tiêu cực cho đối tượng quản lý. Vì vậy, chủ thể quản lý phải nắm chắc văn bản pháp lý biết rõ giới hạn, sử dụng phải khoa học, phải có nghệ thuật trong quá trình thực hiện, tích cực kiểm tra nắm bắt thông tin phản hồi.
o Phương pháp giáo dục:
Là các phương pháp mà chủ thể quản lý tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến thái độ, nhận thức hành vi, nhằm tạo ra hiệu quả của hoạt động tổ chức, của cá nhân thông qua việc học tập chính trị, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, nề nếp thực hiện kỷ luật lao động, tạo thói quen, giáo dục cá biệt, giao tiếp cá nhân, nêu gương tốt, khen thưởng những nhân tố điển hình tiên tiến, dùng uy tín cảm hóa họ, thuyết phục họ hành động đúng hướng.
o Phương pháp tâm lý xã hội:
Là chủ thể quản lý vận dụng các quy luật tâm lý xã hội tác động vào đối tượng quản lý nhằm tạo môi trường tâm lý tích cực. Quá trình thực hiện thông qua giao tiếp chung (nhóm chính thức) các nhóm nhỏ (nhóm bạn bè, nhóm học tập...) trao đổi thông tin thi đua, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tạo không khí gắn kết môi trường lành mạnh thoải mái thích thú nhằm phát huy tính tự giác của mỗi con người tham gia vào các hoạt động học tập có hiệu quả.
o Phương pháp kinh tế:
Phương pháp kinh tế nhằm tác động gián tiếp bằng lợi ích kinh tế vào