8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.4.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi SV
Sinh viên là bộ phận ưu tú về trí tuệ của thanh niên nói chung. Họ là lớp người đang trưởng thành, có trình độ học vấn cao, lại được học tập, sinh hoạt ở những thành phố, đô thị lớn nên có điều kiện tiếp xúc sớm với những tiến bộ của xã hội. SV là nguồn bổ sung trực tiếp cho lực lượng tri thức của nước nhà. Ngày nay, bước sang thế kỷ XXI, khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò SV ngày càng trở nên quan trọng. Về cơ cấu tâm lý xã hội, SV vừa là lực lượng tăng dần về số lượng theo xu hướng xã hội phát triển, vừa là lực lượng đông đảo được tổ chức quản lý chặt chẽ. Họ có khả năng tiếp thu tri thức khoa học, nhạy bén, năng động và rất tinh tế đối với các vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức lối sống.
Môi trường học tập của SV cũng có nhiều thay đổi. Khi còn ở gia đình và học ở trường phổ thông luôn có sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cha mẹ, các thầy cô giáo, nhưng ở CĐ, ĐH SV có tính chủ động cao trong việc học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân và hoà mình vào môi trường xã hội. Nhiều nhu cầu mới xuất hiện, phát triển theo hướng đa dạng, phong phú hơn. Ví dụ nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức, cao hơn là nhu cầu nghiên cứu khoa học, nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần, đặc biệt là nhu cầu về tình bạn, tình yêu, nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn học nghệ thuật, nhu
cầu tự đào tạo rèn luyện để khẳng định và hoàn thiện bản thân, khẳng định vị trí của mình trong nhà trường và xã hội. Các nhu cầu đó ngày càng tăng theo định hướng nghề nghiệp của bản thân họ. Đó chính là một trong những nét đặc trưng của SV: vui vẻ, trẻ trung, sôi nổi, lạc quan, yêu đời và lãng mạn.
Thế giới nội tâm của SV rất phức tạp và có nhiều mâu thuẫn. Có thể nêu ra 3 mâu thuẫn cơ bản, phổ biến sau:
- Mâu thuẫn giữa ước mơ của SV với khả năng, điều kiện và kinh nghiệm để thực hiện hoá ước mơ đó.
- Mâu thuẫn giữa mong muốn được học tập sau những môn học mình yêu thích và yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học tập.
- Mâu thuẫn giữa số lượng thông tin nhiều vô kể dội vào với thời gian để tiếp nhận và kịp hiểu sâu sắc các thông tin đó.
Ở độ tuổi thanh niên, SV còn có những biểu hiện tâm lý chưa phát triển hoàn thiện. Nhiều SV còn thiếu kinh nghiệm cuộc sống xã hội, suy nghĩ còn nông cạn …Do dó, SV dễ có thái độ cực đoan đối với sự việc xảy ra. Do nhận thức còn chưa đầy đủ nên SV dễ bị lôi kéo. Vì vậy SV rất cần được định hướng, tạo điều kiện giúp đỡ của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, trong đó sự định hướng về chính trị tư tưởng, đạo đức đóng vai trò rất quan trọng.