Chức năng, nhiệm vụ của trường ĐHCNTT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên tại trường đại học công nghệ thông tin đại học quốc gia tp hồ chí minh (Trang 46)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường ĐHCNTT

Chức năng:

Trường ĐHCNTT được thành lập với sứ mạng “là nơi tập hợp giảng viên SV tài năng cung ứng nhân lực CNTT chất lượng cao đáp ứng cho ngành công nghiệp CNTT của đất nước; tạo ra cao công trình NCKH và sản phẩm khoa học và công nghệ cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Trường ĐHCNTT với chức năng là “đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực xây dựng ngành công nghiệp CNTT” của đất nước.

Nhiệm vụ:

Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, trang bị cho người học năng lực chuyên môn tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu giảng dạy đối với ngành nghề được phép đào tạo;

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.

Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng, qui mô và trình độ đào tạo theo qui định của pháp luật;

Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo qui định của pháp luật.

Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội.

Thực hiện dân chủ công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học, và hoạt động tài chính.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trường Đại Học CNTT

Tổ chức Bộ máy (tính đến 31/05/2012)

Tổng số CBGVNV: 225 người, trong đó: Giáo sư, Phó Giáo sư : 8.7% Tiến sỹ 6.7%, Thạc sỹ chiếm 52,3%; Đại học chiếm 32,3%;

 Ban giám hiệu: 04 người – 01 Hiệu trưởng và 03 phó Hiệu trưởng

 Các phòng ban và trung tâm, gồm: + Phòng Đào tạo: 15 người

+ Phòng Công tác HSSV: 6 người

+ Phòng SĐH- NCKH- HTQT: 10 người + Phòng Tổ chức - Hành chính: 11 người + Phòng Tài chính - Kế hoạch: 06 người + Phòng Quản trị thiết bị: 7 người

+ Phòng hanh tra – Pháp chế - ĐBCL: 8 người + Phòng thí nghiệm đa phương tiện: 4 người. + VP Đoàn : 3 người

+ Trung tâm đào tạo trực tuyến: 13 người + Trung tâm Công nghệ phần mềm: 3 người + Trung tâm Kỹ thuật máy tính: 3 người + Trung tâm Phát triển CNTT: 7 người + Trung tâm Sáng tạo Microsoft: 3 người

+ Ban Quản lý cơ sở: 18 người + Ban Dữ liệu CNTT: 06 người + Ban Quản lý dự án: 09 người

 Các Khoa chuyên môn, gồm:

+ Khoa Công nghệ phần mềm: 27 giảng viên + Khoa Hệ thống thông tin: 26 giảng viên + Khoa Khoa học máy tính: 27 giảng viên + Khoa Kỹ thuật máy tính: 17 giảng viên

+ Khoa Mạng máy tính & Truyền thông: 12 giảng viên + Bộ môn Toán - Lý: 08 giảng viên

+ Bộ môn Anh Văn: 08 giảng viên

Về tổ chức, ngoài Hiệu trưởng phụ trách chung còn có 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Hành chính quản trị và 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Đào tạo và và 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Sau đại học, Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học và Khoa chuyên môn là cơ quan chuyên trách, giúp Hiệu trưởng quản lí và giám sát nội dung, chương trình, kế hoạch tuyển sinh và đào tạo; quản lí công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên và quản lí quá trình và kết quả học tập của sinh viên.

Các nhiệm vụ của phòng, khoa chuyên môn thực hiện theo Điều lệ trường CĐ - ĐH và qui chế tổ chức, hoạt động trường CĐ - ĐH.

Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy của nhà trường.

2.1.4 Quy mô đào tạo

Trường ĐH CNTT là một trường thành viên của ĐHQG-HCM có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao góp phần tích cực

BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG KHOA

HỌC VÀ ĐÀO TẠO CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG,

ĐOÀN, CÔNG ĐOÀN

PHÒNG KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC PHÒNG ĐT SAU ĐH -KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI PHÒNG CÔNG TÁC SV PHÒNG THANH TRA- PHÁP CHẾ- ĐBCL KHOA KỸ THUẬT MÁY TÍNH KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM KHOA MẠNG MT& TRUYỀN THÔNG CÁC TRUNG TÂM CÁC TỔ BỘ MÔN TRỰC THUỘC PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐA PHƯƠNG TIỆN PHÒNG QUẢN TRỊ THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM HTTT BAN QL CƠ SỞ THƯ VIỆN BAN DỮ LIỆU VÀ CNTT

vào sự phát triển của nền công nghiệp CNTT Việt Nam, đồng thời tiến hành NCKH và chuyển giao CNTT tiên tiến, đặc biệt là hướng vào các ứng dụng nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở bậc đại học trường ĐH CNTT đào tạo theo 05 ngành đào tạo tương ứng với 05 khoa sau: Ngành khoa học máy tính (KHMT), Ngành kỹ thuật máy tính (KTMT), Ngành kỹ thuật phần mềm (CNPM), Ngành mạng máy tính và truyền thông (MMT&TT), Ngành hệ thống thông tin (HTTT)

Ngoài ra trường ĐH CNTT còn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành Khoa học máy tính và được ĐHQG-HCM giao nhiệm vụ đào tạo chương trình cử nhân tài năng ngành khoa học máy tính và Bộ Giáo dục- Đào tạo (Bộ GD&ĐT) giao nhiệm vụ đào tạo chương trình tạo tiên tiến ngành hệ thống thông tin, hợp tác với ĐH Oklahoma, Hoa kỳ. Trường đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở nghiên cứu CNTT trong khu vực và thế giới. Hiện Trường đã ký kết với các trường ĐH danh tiếng của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc,... để hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Sơ đồ 5: Thống kê, phân loại số lượng người học nhập học (trong 5 năm gần đây) các hệ chính quy và không chính quy

Đơn vị: người Các tiêu chí 2007 -2008 2008 -2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 1. SV đại học Trong đó: Hệ chính quy 551 589 688 597 655 Hệ không chính quy 2967 3198 3067 3000 917

2. Học viên cao học Không

TS

Không TS

93 167 179

3. NCS 4 4 5 6 3

(Nguồn Phòng đào tạo và Phòng sau đại học)

Tổng số người học chính quy : 2782

Tổng số người học quy đổi (theo hướng dẫn tại công văn số 1325/BGDĐT ngày 09/02/2007): 3004

Tỷ lệ người học trên giảng viên (sau khi quy đổi): 24.6

2.1.5. Cơ sở vật chất

Diện tích sử dụng

1. Tổng diện tích đất sử dụng của trường (tính bằng m2) 106350 2. Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau (tính bằng

m2):

- Nơi làm việc: 6817

- Nơi học: 8460

- Nơi vui chơi giải trí:

3. Diện tích phòng học (tính bằng m2)

- Tổng diện tích phòng học: 3876

- Bình quân diện tích phòng học trên 1 SV chính quy: 2

4. Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường, cuốn

20000

5. Tổng số máy tính của trường: 778

- Phục vụ CBGD 0

- Phục vụ cán bộ để điều hành, quản lý 80

- Dùng cho SV học tập: 698

Bình quân số máy tính dành cho học tập trên 1 SV chính quy:

4,3sv/máy

(Nguồn phòng Quản trị thiết bị Trường ĐH CNTT)

Trang thiết bị dạy học

Trường ĐHCNTT có khuôn viên rộng khoảng 10,6 ha. Hiện nay, Trường có tổng cộng 15.400 m2

diện tích phòng ho ̣c, phòng làm viê ̣c, thư viện và dành khoảng 3000 m2 cho phòng học và phòng thực hành của SV trong đó có 24 giảng đường từ 50 đến 400 chỗ ngồi, 12 phòng thực hành thực hành và 1266 m2 thư viện (gồm 1 phòng đọc, 1 phòng truy cập thông tin điện tử/Internet). Với quy mô 2.782 SV chính quy, tỷ lê ̣ diê ̣n tích ho ̣c theo đầu SV là 2m2/sv. Nhà trường có khu sân bãi rộng, đủ phục vụ đào tạo thể chất và các hoạt động văn hoá, thể thao của cán bộ, SV trong trường và có 3 sân bóng chuyền tích hợp sân cầu lông phục vụ công tác giáo dục thể chất và để CBCNV, SV

trường tự rèn luyện thân thể. Thiết bị âm thanh phục vụ công tác văn nghệ cho CBCNV và SV cũng được trang bị.

SV của trường được ở trong ký túc xá của ĐHQG-HCM nên trường ĐHCNTT không đầu tư xây dựng ký túc xá.

Khuôn viên ĐHCNTT rộng khoảng 10,6 ha, được qui hoạch cụ thể:

- Đất xây dựng công trình: 1,664 ha - Đất sân bãi: 2,175 ha

- Đất giao thông: 1,274 ha

- Đất cây xanh, thảm cỏ, mặt nước: 5,523 ha

Trường ĐHCNTT đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản theo qui hoạch chi tiết đã được cấp trên phê duyệt, do đó, các điều kiện về diện tích phòng làm việc, phòng học, PTN, thư viện còn chưa đáp ứng được hoạt động của Trường. Tuy nhiên, Trường đã có kế hoạch sử dụng và cải tạo hợp lý, sắp xếp lại cơ sở làm việc, học tập nhằm sử dụng hiệu quả diện tích hiện có và sẽ có khi thực hiện xong công tác xây dựng cơ bản. Giảng đường, PTN được trang bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên ngành và thông dụng, được bố trí hợp lý, đảm bảo phục vụ được yêu cầu đào tạo và NCKH trong hiện tại và được sử dụng với hiệu suất cao đã đáp ứng được nhu cầu hoạt động giảng dạy, học tập và NCKH của Trường.

Khối nhà thư viện và giảng đường của trường được đưa vào sử dụng vào tháng 3 năm 2012, thư viện sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của CBCNV và người học. Thư viện Trường có diện tích 1.266m2, gồm 2 tầng, được chia thành 3 khu chức năng chính:

Phòng đọc sách: 132 chỗ.

 Phòng tra cứu điện tử: 60 máy tính cấu hình mạnh, kết nối hữu tuyến/vô tuyến với mạng băng thông rộng.

Cán bộ, Giảng viên có trình độ khai thác tài liệu (cứng và mềm) cao tạo nên nguồn tài liệu tham khảo câ ̣p nhâ ̣t và phong phú để xây dựng bài giảng và NCKH. Trường ĐHCNTT là thành viên của ĐHQG-HCM nên được thừa hưởng nguồn tài nguyên phong phú của toàn hệ thống ĐHQG-HCM, trong đó có thư viện Trung tâm.

Trường có 24 phòng học lý thuyết với các sức chứa khác nhau từ 50 đến 400 chỗ. Tất cả các phòng lý thuyết đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ việc dạy và học như: Bàn ghế của GV và SV, bảng, đèn, quạt, hệ thống âm thanh, máy tính, màn chiếu và projector. Trang thiết bị trong phòng lý thuyết thường xuyên được kiểm tra, sửa chữa để đảm bảo hoạt động ổn định.

Ngoài các phòng học lý thuyết và giảng đường, trường có 4 phòng thực hành và PTN. Do Trường ĐHCNTT là trường đơn ngành nên các PTN, phòng thực hành này được các ngành cùng phối hợp sử dụng nên số phòng này đủ sức đáp ứng nhu cầu đào tạo của các ngành. Hệ thống phòng học, phòng thực hành, PTN hiện tại đáp ứng được yêu cầu đào tạo SV chính qui của trường. Vì đào tạo đơn ngành CNTT nên trang thiết bị dạy học và phục vụ công tác NCKH của Trường chủ yếu là các thiết bị tin học. Tất cả máy tính trong trường đều kết nối Internet trực tiếp và kết nối tới mạng Intranet của ĐHQG-HCM đáp ứng nhu cầu dạy-học và NCKH, đây là nền tảng kỹ thuật để triển khai các hoạt động e-learning trong trường. Toàn bộ hệ thống mạng LAN có đầy đủ sơ đồ mô tả hệ thống. Trường có đầy đủ các thiết bị tin học để hỗ trợ các hoạt động dạy học, NCKH và quản lý. Tất cả các khoa, phòng, bộ môn và trung tâm trong khuôn viên Trường đều có hệ thể truy xuất mạng không dây. Các máy tính trong toàn Trường đã được kết nối Internet.

Tổng số CBQL, giảng viên, nhân viên của trường là 225, trong đó số giảng viên có trình độ GS, phó GS, tiến sĩ là 23, thạc sĩ là 78 và đại học là 48.

Hàng năm, qua tổng kết đánh giá đội ngũ CBQL từ các cấp cho thấy đại đa số CBQL đều hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các CBQL đều có phẩm chất đạo đức tốt, chính trị vững vàng, có đủ năng lực chuyên môn và có kinh nghiệm trong công tác quản lý và được tín nhiệm cao ở cơ sở. Vì vậy, nhiều tập thể và cá nhân trong trường nhận được bằng khen các cấp, danh hiệu chiến sĩ thi đua và huân chương lao động.

Hàng năm Trường tổ chức bình xét thi đua, đánh giá kết quả công tác đối với từng cá nhân thông qua các tiêu chí, tiêu chuẩn công khai từ đó tạo động lực cho toàn thể CB-NV thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong 5 năm qua, 100% các cán bô ̣ quản lý các đơn vi ̣ đã hoàn thành tốt các nhiê ̣m vu ̣ được giao, góp phần lớn vào viê ̣c hoàn thành các nhiê ̣m vu ̣ chuyên môn và chính tri ̣ của nhà trường, được công nhận lao động tiên tiến cấp cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhiều CBQL đạt danh hiệu thi đua cấp bộ và cấp nhà nước, không có lãnh đạo nào bị phê bình hoă ̣c kỷ luâ ̣t.

Trong thời gian qua dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, BGH, sự kết hợp giữa các khoa, phòng, ban, Trường đã có những chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức cán bộ. Số lượng và chất lượng CB-GV-NV, đặc biệt là đội ngũ GV, đã đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Đảng ủy và BGH cũng đã tiến hành công tác quy hoạch nguồn CBQL-GV-NV giai đoạn 2011-2015, trong đó có nêu rõ chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực và các biện pháp thực hiện. Đến năm 2015 số lượng CBCNV cơ hữu sẽ là 300 người, tăng so với năm 2010 (184 người) là 163%.

Cùng với tuyển dụng, công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của được nhà trường chú trọng và tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ, viên chức tham gia các khóa học bồi dưỡng chuyên môn, năng lực quản lý và ngoại ngữ. Các liên kết đào tạo trong và ngoài nước cũng tạo điều kiện để Trường gởi CB-GV-NV đi trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ.

2.1.7. Nghiên cứu khoa học

Cùng với đào tạo, NCKH & CGCN là nhiệm vụ trọng tâm của Trường. Trong giai đoạn 2006-2011, đã triển khai thực hiện 75 đề tài/dự án từ cấp Trường đến cấp Thành phố, cấp ĐHQG, cấp Bộ, nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết của ngành CNTT, yêu cầu của các địa phương và các cơ sở sản xuất, yêu cầu của công tác đào tạo; góp phần khẳng định uy tín của Trường đối với xã hội.

Hoạt động KHCN của Trường được xây dựng dựa trên kế hoạch KHCN hàng năm và định hướng nghiên cứu cho từng giai đoạn với những mục tiêu, nội dung, lộ trình và biện pháp cụ thể. Kế hoạch và định hướng hoạt động KHCN của Trường được xây dựng dựa trên các chương trình trọng điểm của ĐHQG TPHCM, của các địa phương, cơ sở sản xuất, xu thế phát triển KHCN của khu vực, thế giới và tiềm lực KHCN của Trường.

Số lượng đề tài nghiệm thu từng năm

Năm Cấp Trường Cấp ĐHQG 2007 - 09 2008 10 07 2009 10 07 2010 05 07 2011 09 04

Danh sách bài báo đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế được thống kê và báo cáo cho ĐHQG-HCM theo đúng qui định, trong đó có nhiều bài báo có SV tham gia viết cùng thầy cô hướng dẫn.

Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành từng năm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên tại trường đại học công nghệ thông tin đại học quốc gia tp hồ chí minh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w