Quản lý HSSV trong quan hệ với môi trường xã hội

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên tại trường đại học công nghệ thông tin đại học quốc gia tp hồ chí minh (Trang 40)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.5.3.Quản lý HSSV trong quan hệ với môi trường xã hội

Môi trường xã hội là yếu tố khách quan, nó tồn tại tác động lên mọi đối tượng trong xã hội. Con người không thể sống ở bên ngoài môi trường xã hội nên hiển nhiên phải chịu sự chi phối của môi trường xã hội. Nhận thức được vấn đề này giúp chúng ta hạn chế các hoạt động xấu của môi trường xã hội, biết khai thác triệt để những mặt tiến bộ mà yếu tố môi trường xã hội mang lại cho con người. HSSV là một thực thể của xã hội loài người, là nhân tố thích ứng năng động đối với mọi biến đổi của môi trường xã hội, cho nên tác động của môi trường xã hội đối với HSSV cũng rất nhanh nhạy. Hiện nay, đa số HSSV ở trọ trong nhà dân để sinh hoạt, học tập. Cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin hiện đại thì quan hệ giữa HSSV với môi trường xã hội bên ngoài là rất dễ dàng. Bên cạnh ưu điểm kiến thức xã hội của HSSV được nâng lên thì mặt trái của nó là các tiêu cực xã hội cũng dễ dàng tấn công vào HSSV không phải là ít. Vì vậy, quản lý HSSV trong mối quan hệ với môi trường xã hội là rất phức tạp.

Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi phải có sự đầu tư công sức, sự quan tâm thường xuyên của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, của các gia đình chủ trọ... và đặc biệt là ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện của bản thân mỗi HSSV; xây dựng một môi trường giáo dục thống nhất, những người quản lý trường học và giáo viên phải phối hợp hoạt động với những thành viên trong gia đình HSSV, các tổ chức đoàn thể chính trị và xã hội ở địa phương để tác động, thống nhất theo mục tiêu giáo dục, đào tạo.

1.6. TÍNH CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP QLSV TRONG TRƯỜNG ĐH Công tác quản lý HSSV các trường Cao đẳng - Đại học nói chung được tổ chức dựa trên cơ sở hành lang pháp lý hiện hành, đó là công cụ, là cơ sở để

quản lý HSSV hoạt động. Công cụ đó là các văn bản pháp quy do Nhà nước và Bộ GD&ĐT ban hành: luật, thông tư, chỉ thị, quyết định, nghị định, quy chế, quy định... về quyền hạn chức năng, nhiệm vụ của các trường Đại học - Cao đẳng .

Hệ thống tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền các quy trình tổ chức thực hiện hoạt động tổ chức công tác GD & ĐT được quán triệt đến mọi người thông qua các nghị quyết của Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý GD & ĐT và quản lý HSSV trong các trường một cách đắc lực đạt hiệu quả, động viên được tinh thần say mê nhiệt tình cộng tác của tất cả mọi người ở các vị trí khác nhau.

Các yếu tố về cơ sở vật chất để đảm bảo cho hoạt động quản lý HSSV (lớp học, trang thiết bị thực hành, chỗ ở, sân chơi, nhà tập...)

Đặc thù quản lý HSSV ở các trường Đại học - Cao đẳng là quản lý con người, những người này sau này ra trường sẽ đáp ứng được nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn và trên cả nước, đây là những đặc thù riêng của quản lý HSSV mà nhà quản lý cần phải có kế hoạch xây dựng mô hình hoạt động hướng vào mục tiêu đào tạo của các trường Đại học - Cao đẳng để hình thành và phát triển nhân cách.

Phương pháp quản lý HSSV

Trong hoạt động quản lý giáo dục nói chung và quản lý HSSV nói riêng cần sử dụng có hiệu quả các biện pháp quản lý vào công tác quản lý của mình, biết kết hợp và sử dụng hợp lý làm cho hiệu quả hoạt động quản lý đạt chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, mỗi phương pháp quản lý điều hành có mặt tích cực và hạn chế của nó, do vậy cần tùy vào thực tế cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng thích hợp.

Những phương pháp quản lý thường dùng

Phương pháp này mang tính pháp lệnh bắt buộc đối tượng bị quản lý thực hiện và được tiến hành thông quan các văn bản hoặc lời nói trực tiếp, bằng các chỉ thị, nghị quyết... từ cấp trên xuống. Phương pháp này có ưu điểm là có căn cứ pháp lý, tạo ra sự thống nhất đồng loạt trong hệ thống, tổ chức tác động mạnh dứt khoát buộc phải chấp hành. Tuy nhiên dễ gây hậu quả, dễ bị lạm dụng, chủ quan, duy ý chí... gây tâm lý tiêu cực cho đối tượng quản lý. Vì vậy, chủ thể quản lý phải nắm chắc văn bản pháp lý biết rõ giới hạn, sử dụng phải khoa học, phải có nghệ thuật trong quá trình thực hiện, tích cực kiểm tra nắm bắt thông tin phản hồi.

o Phương pháp giáo dục:

Là các phương pháp mà chủ thể quản lý tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến thái độ, nhận thức hành vi, nhằm tạo ra hiệu quả của hoạt động tổ chức, của cá nhân thông qua việc học tập chính trị, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, nề nếp thực hiện kỷ luật lao động, tạo thói quen, giáo dục cá biệt, giao tiếp cá nhân, nêu gương tốt, khen thưởng những nhân tố điển hình tiên tiến, dùng uy tín cảm hóa họ, thuyết phục họ hành động đúng hướng.

o Phương pháp tâm lý xã hội:

Là chủ thể quản lý vận dụng các quy luật tâm lý xã hội tác động vào đối tượng quản lý nhằm tạo môi trường tâm lý tích cực. Quá trình thực hiện thông qua giao tiếp chung (nhóm chính thức) các nhóm nhỏ (nhóm bạn bè, nhóm học tập...) trao đổi thông tin thi đua, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tạo không khí gắn kết môi trường lành mạnh thoải mái thích thú nhằm phát huy tính tự giác của mỗi con người tham gia vào các hoạt động học tập có hiệu quả.

o Phương pháp kinh tế:

Phương pháp kinh tế nhằm tác động gián tiếp bằng lợi ích kinh tế vào khách thể quản lý qua các hình thức thi đua, khen thưởng biểu dương bằng vật chất để tạo ra hiệu quả hoạt động tối ưu, hình thức này được thông qua cơ

Tuy nhiên phương pháp này có ưu điểm tác động sức mạnh, điều chỉnh hành vi một cách nhẹ nhàng, có hiệu lực thực tế nhưng dễ dẫn đến chủ nghĩa thực dụng, dễ xói mòn quan hệ con người, con người và tính nhân văn không công bằng sẽ dẫn đến mất đoàn kết. Nên khi thực hiện phải đảm bảo tính nguyên tắc lao động làm theo năng lực hưởng theo lao động, phải phân loại, phân tích chính xác kết quả lao động, hiệu xuất công tác, và phải tính đến tương quan môi trường bên ngoài.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý HSSV ở các trường đại học, cao đẳng nói chung hiện nay rất phức tạp, nhiều vấn đề đòi hỏi bộ phận quản lý HSSV phải đổi mới cả về hình thức, nội dung, phương pháp quản lý. Trong Chương 1 là một số nét cơ bản có ý nghĩa về những vấn đề mang tính lý luận về công tác quản lý nói chung và quản lý HSSV trong các trường đại học, cao đẳng nói riêng. Nó giúp chúng ta nhìn nhận một cách tổng quan về các nhân tố có trong quá trình quản lý giáo dục HSSV. Xác định được vị trí vai trò của từng đối tượng để đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp nhằm thu được kết quả giáo dục tốt nhất đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu GD & ĐT mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Tóm lại, chương 1 của đề tài được nghiên cứu, trình bày tương đối hoàn chỉnh, trước hết hệ thống cơ sở lý luận có thể đáp ứng được yêu cầu về việc phục vụ cho tác giả tiếp tục nghiên cứu các chương tiếp theo. Mặt khác, phần lý luận cũng có sự đóng góp một phần không nhỏ của tác giả về những vấn đề mới đã và đang được các nhà quản lý giáo dục quan tâm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG

NGHỆ THÔNG TIN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường ĐHCNTT

Trường Đại học (ĐH) Công nghệ Thông tin (CNTT), ĐHQG Tp. HCM (ĐHQG-HCM) là trường ĐH công lập chuyên ngành CNTT được thành lập theo quyết định số 134/2006/QĐ-TTg ngày 08/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin và khai giảng năm học đầu tiên vào tháng 10/2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường ĐH CNTT là một trường thành viên của ĐHQG-HCM có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao góp phần tích cực vào sự phát triển của nền công nghiệp CNTT Việt Nam, đồng thời tiến hành NCKH và chuyển giao CNTT tiên tiến, đặc biệt là hướng vào các ứng dụng nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở bậc đại học trường ĐH CNTT đào tạo theo 05 ngành đào tạo tương ứng với 05 khoa sau:

- Ngành khoa học máy tính (KHMT) - Ngành kỹ thuật máy tính (KTMT) - Ngành kỹ thuật phần mềm (CNPM)

- Ngành mạng máy tính và truyền thông (MMT&TT) - Ngành hệ thống thông tin (HTTT)

Ngoài ra trường ĐH CNTT còn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành Khoa học máy tính được ĐHQG-HCM giao nhiệm vụ đào tạo chương trình cử nhân tài năng ngành khoa học máy tính và Bộ Giáo dục- Đào tạo (Bộ GD&ĐT) giao nhiệm vụ đào tạo chương trình tạo tiên tiến ngành hệ thống thông tin, hợp tác với ĐH Oklahoma, Hoa kỳ. Đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở nghiên cứu CNTT trong khu vực và thế giới. Hiện Trường đã ký kết với các trường ĐH

danh tiếng của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc,... để hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Ngoài các khoa, Trường còn có các trung tâm để đào tạo các nguồn nhân lực với các cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của xã Hội. Đặc biệt trường có Trung tâm sáng tạo Microsoft, là đối tác chiến lược của hãng phần mềm đứng đầu thế giới với mục đích nghiên cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ của Microsoft.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường ĐHCNTT

Chức năng:

Trường ĐHCNTT được thành lập với sứ mạng “là nơi tập hợp giảng viên SV tài năng cung ứng nhân lực CNTT chất lượng cao đáp ứng cho ngành công nghiệp CNTT của đất nước; tạo ra cao công trình NCKH và sản phẩm khoa học và công nghệ cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Trường ĐHCNTT với chức năng là “đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực xây dựng ngành công nghiệp CNTT” của đất nước.

Nhiệm vụ:

Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, trang bị cho người học năng lực chuyên môn tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu giảng dạy đối với ngành nghề được phép đào tạo;

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.

Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng, qui mô và trình độ đào tạo theo qui định của pháp luật;

Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo qui định của pháp luật.

Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội.

Thực hiện dân chủ công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học, và hoạt động tài chính.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của trường Đại Học CNTT

Tổ chức Bộ máy (tính đến 31/05/2012)

Tổng số CBGVNV: 225 người, trong đó: Giáo sư, Phó Giáo sư : 8.7% Tiến sỹ 6.7%, Thạc sỹ chiếm 52,3%; Đại học chiếm 32,3%;

 Ban giám hiệu: 04 người – 01 Hiệu trưởng và 03 phó Hiệu trưởng

 Các phòng ban và trung tâm, gồm: + Phòng Đào tạo: 15 người

+ Phòng Công tác HSSV: 6 người

+ Phòng SĐH- NCKH- HTQT: 10 người + Phòng Tổ chức - Hành chính: 11 người + Phòng Tài chính - Kế hoạch: 06 người + Phòng Quản trị thiết bị: 7 người

+ Phòng hanh tra – Pháp chế - ĐBCL: 8 người + Phòng thí nghiệm đa phương tiện: 4 người. + VP Đoàn : 3 người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trung tâm đào tạo trực tuyến: 13 người + Trung tâm Công nghệ phần mềm: 3 người + Trung tâm Kỹ thuật máy tính: 3 người + Trung tâm Phát triển CNTT: 7 người + Trung tâm Sáng tạo Microsoft: 3 người

+ Ban Quản lý cơ sở: 18 người + Ban Dữ liệu CNTT: 06 người + Ban Quản lý dự án: 09 người

 Các Khoa chuyên môn, gồm:

+ Khoa Công nghệ phần mềm: 27 giảng viên + Khoa Hệ thống thông tin: 26 giảng viên + Khoa Khoa học máy tính: 27 giảng viên + Khoa Kỹ thuật máy tính: 17 giảng viên

+ Khoa Mạng máy tính & Truyền thông: 12 giảng viên + Bộ môn Toán - Lý: 08 giảng viên

+ Bộ môn Anh Văn: 08 giảng viên

Về tổ chức, ngoài Hiệu trưởng phụ trách chung còn có 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Hành chính quản trị và 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Đào tạo và và 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Sau đại học, Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học và Khoa chuyên môn là cơ quan chuyên trách, giúp Hiệu trưởng quản lí và giám sát nội dung, chương trình, kế hoạch tuyển sinh và đào tạo; quản lí công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên và quản lí quá trình và kết quả học tập của sinh viên.

Các nhiệm vụ của phòng, khoa chuyên môn thực hiện theo Điều lệ trường CĐ - ĐH và qui chế tổ chức, hoạt động trường CĐ - ĐH.

Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy của nhà trường.

2.1.4 Quy mô đào tạo

Trường ĐH CNTT là một trường thành viên của ĐHQG-HCM có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao góp phần tích cực

BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG KHOA

HỌC VÀ ĐÀO TẠO CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG,

ĐOÀN, CÔNG ĐOÀN

PHÒNG KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC PHÒNG ĐT SAU ĐH -KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI PHÒNG CÔNG TÁC SV PHÒNG THANH TRA- PHÁP CHẾ- ĐBCL KHOA KỸ THUẬT MÁY TÍNH KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM KHOA MẠNG MT& TRUYỀN THÔNG CÁC TRUNG TÂM CÁC TỔ BỘ MÔN TRỰC THUỘC PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐA PHƯƠNG TIỆN PHÒNG QUẢN TRỊ THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM HTTT BAN QL CƠ SỞ THƯ VIỆN BAN DỮ LIỆU VÀ CNTT

vào sự phát triển của nền công nghiệp CNTT Việt Nam, đồng thời tiến hành NCKH và chuyển giao CNTT tiên tiến, đặc biệt là hướng vào các ứng dụng nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở bậc đại học trường ĐH CNTT đào tạo theo 05 ngành đào tạo tương ứng với 05 khoa sau: Ngành khoa học máy tính (KHMT), Ngành kỹ thuật máy tính (KTMT), Ngành kỹ thuật phần mềm (CNPM), Ngành mạng máy tính và truyền thông (MMT&TT), Ngành hệ thống thông tin (HTTT)

Ngoài ra trường ĐH CNTT còn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành Khoa học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên tại trường đại học công nghệ thông tin đại học quốc gia tp hồ chí minh (Trang 40)