Kết quả thăm dò

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên tại trường đại học công nghệ thông tin đại học quốc gia tp hồ chí minh (Trang 89 - 99)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.2. Kết quả thăm dò

Tổng hợp kết quả khảo sát, đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đưa ra được thể hiện qua Bảng 4 dưới đây:

KIỂM CHỨNG VỀ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP

Stt

Mục Tỷ lệ % (Người)

Các biện pháp

CBQL, GV HSSV

Mức độ cần thiết và khả thi Mức độ cần thiết và khả thi

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1

Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý HSSV đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác QLSV 92 (46) 8 (4) 0 90 (45) 10 (5) 0 84 (42) 16 (8) 0 2

Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên. 90 (45) 10 (5) 0 92 (46) 8 (4) 0 92 (46) 8 (4) 0 3

Tăng cường vai trò giáo dục của

Đoàn trường và Hội Sinh viên 86

(43) 14 (7) 0 80 (40) 16 (8) 4 (2) 86 (43) 8 (4) 6 (3) 4

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác QLSV 90 (45) 10 (5) 0 86 (43) 14 (7) 0 90 (45) 10 (5) 0 5

Tăng cường công tác quản lý đào tạo thông qua các hoạt động Dạy - Học - Kiểm tra và đánh giá

100 (50) 0 0 98 (49) 2 (1) 0 100 (50) 0 0 6

Tăng cường QLSV trong hoạt động

tự học 92 (46) 8 (4) 0 92 (46) 8 (4) 0 90 (45) 10 (5) 0 7

Tăng cường ứng dụng CNTT trong

công tác QLSV 88 (44) 12 (6) 0 80 (40) 16 (8) 4 (2) 86 (43) 10 (5) 4 (2) Bảng 4:

Nhận xét:

Xem xét và đối chiếu về mức độ cần thiết và tính khả thi thì các biện pháp trên đều tác động qua lại lẫn nhau, kết hợp với nhau và có mối quan hệ khăng khít. Kết quả của biện pháp này là tiền đề cho biện pháp tiếp theo với một trình tự nhất quán.

- Các biện pháp tác giả đề xuất được đa số CBQL, GV, SV của trường Đại học CNTT đánh giá cao và cho thấy các biện pháp đề xuất trong việc nâng cao chất lượng QLSV nêu ra là cần thiết và có tính khả thi cao.

- Trong các biện pháp đề xuất tỷ lệ biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý HSSV đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác quản lý HSSV là cao đạt 88% rất cần thiết biểu hiện sự nhận thức về công tác quản lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo tại trường.

- So sánh mức độ cần thiết nhóm CBQL, GV và HSSV thì tỷ lệ cao ở từng biện pháp tương đối trùng hợp 80% trở lên như: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; Tăng cường nhận thức trong cán bộ, giảng viên, về công tác quản lý HSSV; Tăng cường công tác quản lý đào tạo thông qua các hoạt động Dạy - Học - Kiểm tra và đánh giá; Tăng cường vai trò giáo dục của Đoàn trường và Hội Sinh viên; Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác QLSV, qua đó nói lên tính cần thiết không những người dạy, người quản lý mà còn cả người học cũng rất mong mỏi.

- Về mức độ khả thi của các biện pháp cũng được các ý kiến đồng tình đánh giá cao và cho đó là những biện pháp cần phải đẩy mạnh trong thời gian tới. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý HSSV đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác quản lý HSSV, 85% rất khả thi. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho

sinh viên 94% rất khả thi; Tăng cường công tác quản lý đào tạo thông qua các hoạt động Dạy - Học - Kiểm tra và đánh giá 100% rất khả thi...

Tóm lại, các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác QLSV của trường ĐH CNTT mà tác giả đề xuất và được các ý kiến của CBQL, GV, SV cho ý kiến đánh giá và cho rằng các biện pháp nêu trên đều có tính cần thiết và có khả năng thực hiện, các biện pháp đề xuất có tính thuyết phục, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, phù hợp với nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, trong đó có tiêu chí về công tác quản lý nói chung của nhà trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Những biện pháp quản lý sinh viên ở trường Đại học CNTT được đề xuất trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý SV của nhà trường trong những năm qua. Các biện pháp quản lý SV này là rất cần thiết và có tính khả thi đối với nhà trường bởi nó được đề xuất với điều kiện đảm bảo các nguyên tắc như tính đồng bộ, tính thực tiễn và ứng dụng trong thực tế. Các biện pháp đều có mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành cụ thể, rõ ràng, được lãnh đạo nhà trường ủng hộ và tạo điều kiện, được toàn thể cán bộ, giáo viên và sinh viên hưởng ứng nhiệt tình hướng tới mục tiêu duy nhất là nâng cao chất lượng QLSV của nhà trường.

Về quan niệm nhận thức thì hầu hết các biện pháp là rất cần thiết, các biện pháp này vừa khắc phục được những mặt còn hạn chế, thiếu sót và đồng thời, nó mang ý nghĩa chiến lược phát triển nhà trường trong thời kỳ này. Về tính khả thi, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này, chắc chắn rằng công tác QLSV nhà trường từng bước sẽ được nâng cao, hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận

Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu của chúng tôi về các biện pháp quản lý HSSV ở Trường Đại học CNTT. Kết quả nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- HSSV học tại Trường Đại học CNTT chủ yếu đến từ các tỉnh trong cả nước với độ tuổi 19 đến 25, độ tuổi sung sức, có nhiều ước mơ, hoài bão. Tuy vậy, sự phát triển của kinh tế và sự giao lưu về văn hoá cũng làm nẩy sinh những ảnh hưởng tiêu cực, những mặt trái của cơ chế thị trường tác động liên tục vào đời sống, gây ra nhiều tệ nạn xã hội, tác động không nhỏ đến đời sống của không ít giới trẻ. Nhiệm vụ quản lý, giáo dục sinh viên lại được đặt ra cho các trường ĐH, CĐ nói riêng và cho xã hội nói chung, công tác quản lý sinh viên trở thành vấn đề được dư luận xã hội, đông đảo phụ huynh và lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng đặc biệt quan tâm.

- Về tính chất công việc quản lý HSSV đây là công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. Hiện tại nhà trường đang gặp những khó khăn, thách thức là nhu cầu người học ngày càng cao trong khi đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy không thể một sớm một chiều đáp ứng được. Lưu lượng HSSV tăng cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc tăng và mức độ phức tạp trong mối quan hệ giữa HSSV với môi trường xã hội cũng tăng, đặt ra cho công tác quản lý HSSV nhiều vấn đề cần giải quyết.

Từ sự phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản lý HSSV của trường, chúng tôi đề xuất được một số biện pháp có tính cần thiết và khả thi nhằm thực hiện công tác quản lý HSSV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

của nhà trường.Tuy nhiên, với thời gian hạn hẹp, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế và vì các lý do khách quan, chủ quan khác nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đó là:

Kết quả đánh giá thực trạng chưa sâu, chưa đề cập hết các khía cạnh của HSSV, việc khảo sát còn nằm trong phạm vi hẹp nên việc áp dụng rộng rãi đề tài nghiên cứu sẽ có những hạn chế nhất định, trong quá trình phát triển cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung.

Những hạn chế trên chúng tôi hy vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện có hiệu quả trong việc quản lý HSSV của nhà trường đạt kết quả tốt góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

B. Kiến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn, rút ra được những nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm về công tác QLSV trường Đại học CNTT, chúng tôi đã đưa ra các biện pháp nhằm đóng góp một phần vào quá trình nghiên cứu, quản lý, tạo ra sự chuyển biến tích trong công tác QLSV. Tuy nhiên, để các biện pháp thực sự hiệu quả, pháp huy tác dụng, chúng tôi xét thấy cần có sự quan tâm của các cấp quản lý trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo. Do đó, chúng tôi mạnh dạn có những kiến nghị sau:

1/ Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng nếp sống văn hoá, tuyên truyền về ý thức pháp luật, ý thức phòng chống tệ nạn xã hội nhằm trang bị cho sinh viên tạo những thói quen hành vi đạo đức và lối sống văn minh cho sinh viên.

2/ Ban giám hiệu nhà trường, cần quan tâm nhiều hơn về trang bị cơ sở vật chất, phần mềm quản lý cho phòng công tác quản lý HSSV;

3/ Tăng cường cán bộ có phẩm chất, năng lực quản lý, tổ chức hoạt động để nâng cao đời sống tinh thần trên tất cả các lĩnh vực cho HSSV, trong

đó chú ý các lĩnh vực giao tiếp, ứng xử, học tập, hoạt động cá nhân, tập thể… 4/Chỉ đạo các bộ phận liên quan cần cải tiến nội dung, hình thức quản lý HSSV, thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, phụ huynh của HSSV đang học tại trường để kết hợp quản lý HSSV.

5/Tích cực đẩy mạnh các hoạt động thi đua trong trường, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, động viên những thành viên có nhiều sáng kiến cải tiến, quản lý HSSV trong trường có hiệu quả thiết thực. Phê bình những tập thể, cá nhân không thực hiện nghiêm túc quy định của nhà trường và vi phạm nội quy nhà trường.

6/ Nhà trường tổ chức cho cán bộ phòng công tác CTSV được giao lưu trao đổi về công tác quản lý HSSV giữa các trường đại học thành viên ĐHQG.HCM cũng như các trường cao đẳng, đại học trong cả nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Hà Nội, 1997.

[2] Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020, NXB Giáo dục. [3] Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX.

[4] Đảng Cộng Sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 (khóa VIII), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. [5] Đảng CSVN, Báo cáo chính trị tại Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX. [6] Quốc hội nước CHXHCN Việt nam, Luật Thanh niên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005.

[7] Phan Thanh Tú (2010), Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở Trường Đại học Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ, TP. Vinh [8] Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả (1999), Khoa học tổ chức và quản lý – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[9] Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý, trường Đại học Vinh.

[10] Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, trường CBQL GD và ĐT, Hà Nội.

[11] Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[12] Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[13] Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, NXB Chính trị quốc gia.

[14] Hà Văn Hùng (2009), Tổ chức hoạt động giáo dục và thông tin dự báo QLGD trong xu thế hội nhập, Bài giảng lớp cao học Quản lý giáo dục.

[15] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học (tập 2), Nxb Giáo dục. [16] Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

[17] Trần Kiểm (2000), Một số vấn đề lý luận về quản lý trường học, tạp chí phát triển giáo dục.

[18] Lưu Xuân Mới (2003) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

[19] Lưu Xuân Mới (2007) Kiểm tra thanh tra và đánh giá trong giáo dục, Đề cương bài giảng lớp cao học Quản lý giáo dục, Hà Nội.

[20] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội.

[21] Nguyễn Gia Quý (2000), Quản lý trường học và quản lý tác nghiệp giáo dục, trường CBQLGD và ĐT, Hà Nội.

[22] Trần Xuân Sinh (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, trường Đại học Vinh.

[23] Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Bài giảng lớp Cao học Quản lý giáo dục.

Phiếu lấy thông tin về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác

quản lý HSSV ở trường ĐH CNTT PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho CBQL, GV, SV trường đại học CNTT)

Đề nghị anh (chị) vui lòng đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý SV ở trường ĐH CNTT bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng lựa chọn trong bảng sau: TT Tên biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1 Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý HSSV đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác QLSV

2 Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

3 Tăng cường vai trò giáo dục của Đoàn trường và Hội Sinh viên 4 Tăng cường phối hợp giữa nhà

trường, gia đình và xã hội trong công tác QLSV

5 Tăng cường công tác quản lý đào tạo thông qua các hoạt động Dạy - Học - Kiểm tra và đánh giá

6 Tăng cường QLSV trong hoạt động tự học

7 Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác QLSV

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên tại trường đại học công nghệ thông tin đại học quốc gia tp hồ chí minh (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w