8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.3. Thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
GIẢI PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT
3.3.1. Khái quát về việc thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
- Mục đích thăm dò:
Trên cơ sở tìm hiểu ý kiến của các cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV của nhà trường về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất nhằm quản lý HSSV được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Nội dung và phương pháp thăm dò:
Sử dụng bảng hỏi để điều tra với các đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV nhà trường. Phương pháp thông qua các đơn vị phòng khoa có gửi kèm văn bản đánh giá về thực trạng quản lý HSSV nhà trường và các biện pháp quản lý HSSV, đề nghị các đối tượng đánh giá các biện pháp có ý nghĩa như thế nào (cần thiết hay không cần thiết và có khả thi không). Để đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp, tác giả hướng dẫn các đối tượng tham
gia trả lời phiếu điều tra nghiên cứu các biện pháp theo những tiêu chí sau: + Biện pháp có hiệu lực không? Biện pháp hiệu lực là biện pháp giải quyết được các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý HSSV hiện nay của nhà trường. Các đối tượng tham gia đánh giá, đối chiếu các biện pháp được đề xuất với các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý HSSV để tự xác định các biện pháp được đề xuất có giải quyết được những tồn tại đó không.
+ Biện pháp có hiệu quả không? Biện pháp có hiệu quả là biện pháp cho phép giải quyết được những vấn đề đặt ra nhưng không làm phát sinh những vấn đề mới, đặc biệt là những vấn đề lại phức tạp hơn so với vấn đề cần giải quyết.
Các đối tượng tham gia đánh giá sẽ thiết lập mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất với vấn đề cần giải quyết (những tồn tại trong công tác quản lý HSSV của nhà trường) và đưa ra kết luận: nếu các biện pháp này giải quyết được những tồn tại hiện nay thì có làm phát sinh những vấn đề mới trong công tác quản lý HSSV mà tính phức tạp của nó nhiều hơn so với các vấn đề hiện có không? Liệu có phát sinh những vấn đề thuộc các lĩnh vực khác khiến cho công tác quản lý HSSV của nhà trường thêm khó khăn không? - Để đánh giá tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp và đề nghị các đối tượng tham gia đánh giá xem xét những yếu tố nào có ảnh hưởng quá lớn đến từng biện pháp do tác giả đề xuất. Trong trường hợp có hơn 50% số yếu tố không đáp ứng được biện pháp thì biện pháp đó được coi là không khả thi. Biện pháp khả thi cao là những biện pháp thoả mãn từ 75% đến 100% các yếu tố.
- Đối tượng thăm dò:
Phiếu điều tra được thực hiện với 100 người, trong đó: Cán bộ và Giảng viên: 50 người; HSSV: 50 người