Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên tại trường đại học công nghệ thông tin đại học quốc gia tp hồ chí minh (Trang 79 - 81)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác

công tác QLSV

a) Mục tiêu của biện pháp

Để làm tốt công tác QLSV, cần phải có sự phối hợp hợp tác giữa ba lực lượng trên. Nếu chỉ có các biện pháp từ phía nhà trường, sinh viên chỉ được quản lý giáo dục chưa đến 1/3 cuộc sống của mình; nếu chỉ có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, tối đa hiệu quả cũng chỉ mới đạt 2/3. Do đó, phối hợp nhịp nhàng giữa ba yếu tố nhà trường - gia đình - xã hội sẽ tạo nên sự quản lý toàn diện đối với sinh viên, đạt được hiệu quả quản lý con người cao nhất.

b) Nội dung của biện pháp

- Giáo dục gia đình là hạt nhân cơ bản hình thành tính cách của người học ngay từ thời thơ ấu. Mức sống, trình độ học vấn, đời sống văn hoá, thói quen, nếp sống của gia đình, mối quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, tính mẫu mực về phương pháp giáo dục trong gia đình… có ảnh hưởng đến việc hình thành động cơ, thái độ và kết quả của quá trình học tập nói chung và tự học nói riêng.

- Nhà trường là môi trường để sinh viên học tập, giao tiếp hàng ngày. Những điều kiện thuận lợi của nhà trường sẽ kích thích sự say mê, tính tự giác chủ động trong học tập của người học; Đó chính là những điều kiện về phòng học, về thư viện, về phòng thí nghiệm, phòng thực hành, về thời gian, về ánh sáng, về âm thanh… đều có những tác động nhất định đến quá trình học tập nói chung và tự học nói riêng của sinh viên. Những tập thể trong nhà trường: nhóm bạn bè, lớp học, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội sinh viên… với tư cách là cộng đồng xã hội đã tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên hoạt động và chủ động tham gia vào các hoạt động…

- Môi trường rộng lớn hơn cả là xã hội với thể chế chính trị, pháp luật, hệ tư tưởng, trình độ dân trí, truyền thống văn hoá… có ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên. Trình độ sản xuất, chế độ chính trị, đường lối chính sách phát triển của quốc gia…qui định chiều hướng nội dung của nền giáo dục xã hội, qui định cả chiều hướng phát triển của cá nhân và ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành động cơ, phương pháp học tập nói chung và tự học nói riêng của sinh viên.

Ba thành phần trên: gia đình - nhà trường - xã hội có tác động đồng thời vào mỗi cá nhân sinh viên tạo ra sự giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Xây dựng được cộng đồng trách nhiệm của toàn thể quần chúng nhân dân, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội đối với phát triển giáo dục. Điều này sẽ tạo ra được môi trường xã hội cần thiết cho công tác giáo dục trong và ngoài nhà trường. Làm được như vậy là đưa công tác giáo dục vào từng cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích cộng đồng.

c) Cách thức thực hiện của biện pháp

Để tăng cường sự phối hợp giữa ba lực lượng trên, cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

- Nhà trường phải là đơn vị giữ vai trò chủ động nhất, tích cực phối hợp với các lực lượng quản lý, giáo dục các mặt khác nhau của sinh viên, biến việc quản lý sinh viên không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà là của cả gia đình, của toàn xã hội, “xã hội hóa” công tác quản lý sinh viên.

- Nhà trường phải chủ động phối hợp với công an, chính quyền các cấp ở địa phương xây dựng kênh thông tin để thường xuyên trao đổi với nhau, cập nhật thông tin về công tác quản lý sinh viên; xây dựng hệ thống nội quy, quy định tại địa bàn dân cư, ban hành và có cơ chế tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, quy định mới trong công tác QLSV, quản lý tạm trú đến sinh viên và bà con khối phố; xây dựng các tổ chức tự quản, các cụm dân phố “an toàn, văn minh”… Tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lý tạm trú.

- Xây dựng kênh thông tin giữa nhà trường với gia đình, giữa chủ trọ với gia đình… nhằm cập nhật thông tin của sinh viên thông báo cho các bên

liên quan biết để cùng giáo dục, quản lý. Thường xuyên cung cấp cho gia đình kết quả học tập, rèn luyện theo từng học kỳ của sinh viên đến phụ huynh qua các kênh thông tin khác nhau như: gửi thư thông báo kết quả, gửi kết quả qua mạng internet…

- Tạo mọi cơ chế để xem sinh viên như là công dân của địa phương tạm trú, chủ trọ coi sinh viên như là con trong gia đình, sinh viên coi khu phố như là quê hương mình. Làm được điều này sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giải quyết được hầu hết các khó khăn trong công tác quản lý sinh viên tạm trú như hiện nay.

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý đào tạo thông qua các hoạt độngDạy - Học - Kiểm tra và đánh giá

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên tại trường đại học công nghệ thông tin đại học quốc gia tp hồ chí minh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w