Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Sinh viên trong quá

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên tại trường đại học công nghệ thông tin đại học quốc gia tp hồ chí minh (Trang 71)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Sinh viên trong quá

LÝ SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐHCNTT

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý HSSV đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác QLSV

a) Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu công tác quản lý HSSV có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý HSSV phải thể hiện được trên các mặt: ý thức, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tác phong sinh hoạt, tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như sự rèn luyện trong học tập và ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

b) Nội dung của biện pháp

Để làm tốt điều đó, công tác quản lý HSSV của nhà trường cần phải quán triệt tốt về tư tưởng, vị trí vai trò của công tác quản lý HSSV cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác quản lý HSSV.

c) cách thức thực hiện biện pháp

- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý

Thường xuyên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí công tác quản lý HSSV trong quá trình đào tạo tại trường, lấy công tác chỉ đạo, kiểm tra làm

thước đo thường xuyên, không khoán trắng cho các bộ phận, định kỳ theo tuần, tháng nghe báo cáo của các bộ phận để nắm tình hình hoạt động và điều chỉnh những vấn đề còn bất cập, kịp thời nhắc nhở, động viên để công tác quản lý HSSV làm tốt hơn.

Xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác quản lý HSSV theo năm học, chỉ đạo các đơn vị phòng, khoa, đoàn thể trong trường phối hợp chặt chẽ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, mọi phương diện để HSSV yên tâm học tập và rèn luyên, quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến HSSV như: vấn đề tư vấn việc làm, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học, thi đua-khen thưởng-kỷ luật..., phối hợp với chính quyền địa phương nơi có HSSV cư trú quan tâm giải quyết các vấn đề về an ninh, trật tự, vấn đề tệ nạn xã hội...

Xây dựng cơ chế phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể nhằm định hướng nắm bắt diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của HSSV thông qua nhiều kênh thông tin để kịp thời uốn nắn những sai phạm, những tư tưởng lệch lạc. Tích cực tham mưu cho Đảng ủy, Chính quyền nhà trường về phương pháp, biện pháp thiết thực để đáp ứng, giải quyết những nhu cầu chính đáng của HSSV.

- Đối với cán bộ làm công tác quản lý HSSV

Cán bộ làm công tác quản lý HSSV phải là những người nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm; là những người gần gũi, hiểu HSSV nhất, thường xuyên đi sâu, đi sát nắm bắt tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, diễn biến tư tưởng trong HSSV để kịp thời có biện pháp giáo dục hợp lý. Đặc biệt phải luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV để từ đó nêu cao ý thức tự giác trong học tập, chấp hành tốt kỷ luật của nhà trường và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong HSSV.

Không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, công tác tổ chức chức, hành chính, các văn bản, nội quy, quy chế về công tác quản lý HSSV nhằm tăng cường công tác quản lý; cải tiến, đổi mới cách thức quản lý theo hướng nêu cao ý thức tự giác, tự chủ của HSSV, phối kết hợp chặt chẽ với

chính quyền địa phương trong quản lý HSSV, phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm các lớp trong đào tạo, giáo dục HSSV, mở rộng thành phần giao ban công tác HSSV đến các giáo viên chủ nhiệm.

Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong HSSV nhằm nâng cao nhận thức về thời cơ và thách thức trong thời kỳ mới, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của HSSV về vị trí, vai trò và những cống hiến của HSSV nói riêng và của lớp trẻ nói chung trong sự phát triển của nhà trường từ đó nâng cao ý thức tự giác học tập và rèn luyện.

- Đối với nhà trường

Cụ thể hóa quy chế về công tác HSSV, quy chế về công tác HSSV nội trú trên cơ sở Quy chế HSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo thành quy chế phù hợp với đặc điểm HSSV của nhà trường. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản có tính pháp quy, quy định rõ chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác giữa chuyên viên phòng công tác HSSV với bộ phận quản sinh ở các khoa chuyên môn. Xây dựng quy chế làm việc, cơ chế điều hành cán bộ giữa phòng công tác HSSV và Trưởng các khoa.

Định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo, sơ kết, giao ban cụm về công tác quản lý HSSV để rút kinh nghiệm, đồng thời trao đổi các hình thức, phương pháp quản lý đạt kết quả hơn; Xây dựng nhận thức đúng từ cấp trên xuống cấp dưới, từ Đảng ủy đến các chi bộ, từ Ban lãnh đạo đến các đơn vị phòng, khoa về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý HSSV từ đó xây dựng hoàn chỉnh bộ máy tổ chức, cơ cấu, bố trí đội ngũ cán bộ trợ lý quản lý HSSV thực sự có năng lực và nhiệt tình với công việc.

3.2.2. tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lốisống cho sinh viên. sống cho sinh viên.

Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là hướng tới việc phát triển toàn diện nhân cách cho người học. Đó là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của công tác giáo dục chính trị, đạo đức và lối sống cho sinh viên là hình thành ý thức, tình cảm và niềm tin của sinh viên vào chính sách của đảng, nhà nước, vào mục tiêu phát triển của quốc gia, tạo những thói quen hành vi đạo đức và lối sống văn minh cho sinh viên.

b) Nội dung của biện pháp

Nội dung công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên là giáo dục cho sinh viên các phẩm chất đạo đức của nhân cách con người như lòng yêu nước, tinh thần quốc tế, thái độ đối với lao động, lòng nhân ái bao dung và tinh thần cộng đồng. Nét tính cách đạo đức quan trọng nhất của con người đó là tính trung thực, đức khiêm tốn và lòng nhân ái vị tha. Con người có thể trở thành tài giỏi, nhưng chỉ thực sự được xem là thành đạt, hạnh phúc nếu có đạo đức, nhân cách và một lối sống lành mạnh.

Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho người học là một việc làm cần phải thực hiện đầu tiên và mang tính quyết định trong mục tiêu phát triển con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Do đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống trong sinh viên cần phải được đẩy mạnh, phải có các biện pháp đồng bộ, kịp thời và liên tục mới đạt được hiệu quả cao.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Các hình thức phổ biến để giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên:

- Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua các hoạt động của nhà trường như tuyên truyền, vận động, học tập chủ trương, chính sách dưới nhiều dạng như: tổ chức sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên; nói chuyện chuyên đề; báo cáo chính trị, qua nêu gương điển hình

người tốt việc tốt, tổ chức các cuộc vận động lớn như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”…

- Giáo dục đạo đức thông qua con đường giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên. Đây là con đường rất thuận lợi giúp sinh viên có thể nhận thức được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành phẩm chất và năng lực trí tuệ của bản thân. Thông qua các hoạt động học tập, chất lượng học tập ngày càng được nâng cao, sinh viên không những tiếp thu các hệ thống giá trị mà còn góp phần sáng tạo ra giá trị mới. Song song với việc tiếp nhận tri thức, hình thành kỹ năng kỷ xảo thì sinh viên cũng nhận thức được các giá trị của cuộc sống, hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình. Vai trò của người giáo viên ở đây rất quan trọng, vừa là tấm gương, vừa định hướng để sinh viên vươn tới những giá trị đạo đức, lối sống chuẩn mức của xã hội.

- Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua các hoạt động xã hội: Đây là những hoạt động giúp sinh viên mở rộng quan hệ với người khác, hiểu được những chuẩn mực xã hội để thích nghi với các chuẩn mực ấy và chuyển những giá trị ấy thành những giá trị của chính bản thân mình.

- Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua hoạt động thập thể như sinh hoạt lớp, đoàn, hội; các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; các sinh hoạt công đồng như hoạt động tình nguyện, vệ sinh môi trường… nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, tính tập thể cho sinh viên, tạo nên nếp sống vui tươi, sôi nổi, tình đoàn kết nhân ái bao dung, lòng vị tha, yêu thương và giúp đỡ người khác.

- Giáo dục đạo đức thông qua sự gương mẫu của người thầy. Mỗi người thầy phải là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học để sinh viên noi theo. Đó cũng là nội dung cuộc vận động mà toàn ngành giáo dục đang thực hiện. Người thầy có chuẩn mực, có trong sáng, vô tư, có lòng tự trọng, đức khiêm tốn… thì mới trở thành tấm gương cho người học noi theo. Do đó, người thầy cũng phải tự hoàn thiện bản thân mình, ngoài việc trau dồi chuyên môn

nghiệp vụ cũng phải thường xuyên trau dồi đạo đức, lối sống, tư cách, tác phong và các ứng xử với xã hội.

Để thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV cần có các biện pháp như xây dựng kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng theo kỳ, năm học gắn với việc xây dựng kế hoạch, thời gian, nội dung, phương pháp học tập. Tùy vào từng đối tượng mà xây dựng giáo dục cho phù hợp. Chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho HSSV, cụ thể phối hợp với các tổ chức trong trường thực hiện:

- Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng lý luận chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền phổ biến Luật Thanh niên.

- Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chú trọng đến việc làm theo với các nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng HSSV.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức công dân, tình yêu nghề nghiệp, lòng tự hào về truyền thống của trường thông quan các hoạt động Dạy – Học. Tổ chức tốt các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, trong HSSV; xây dựng tiêu chí đánh giá về đạo đức, tác phong của HSSV.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tinh thần cảnh giác cách mạng phòng chống âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chiến lược “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo của các thế lực thù địch cho HSSV. Định hướng và vận động HSSV khai thác, sử dụng Internet lành mạnh. Chỉ đạo củng cố và phát huy vai trò của các tổ thăm dò dư luận, các đội an ninh xung kích của HSSV trong nhà trường.

3.2.3. Tăng cường vai trò giáo dục của Đoàn trường và Hội Sinh viên

Ngoài nhiệm vụ học tập, sinh viên là những người trẻ tuổi năng động nên còn có nhiều nhu cầu về vui chơi, tổ chức các hoạt động tập thể, các sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao…

Các hoạt động tập thể vừa là môi trường để sinh viên thư giãn sau những thời gian học tập vất vả, vừa là nơi để sinh viên rèn luyện, trưởng thành hơn về nhận thức chính trị, kỹ năng giao tiếp, khả năng tổ chức phong trào, khả năng lãnh đạo và tổ chức nhóm. Việc lựa chọn, tổ chức các hoạt động tập thể có định kỳ, vừa sức, đúng tâm lý lứa tuổi, phù hợp với năng lực, sở trường của nhiều người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc hình thành, bồi dưỡng nhân cách con người, hỗ trợ đắc lực việc học tập, rèn luyện của sinh viên.

b) Nội dung của biện pháp

Người bạn đồng hành với HSSV trong quá trình học tập và hoạt động phong trào đó là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên. Đây là nơi HSSV được trau dồi rèn luyện về phẩm chất, tư tưởng, lập trường, ý thức cộng đồng... đặc biệt trong việc hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn cũng như tìm kiếm việc làm sau này. Ngoài ra, Đoàn và Hội còn là những người bạn tin cậy cho ĐVTN chia sẻ tình cảm, tâm tư, nguyện vọng, nơi bảo vệ quyền lợi cho ĐVTN.

c) Cách thức thực hiện của biện pháp

Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên tăng cường:

- Đồng hành cùng HSSV trong rèn luyện đạo đức, tác phong

Tập trung triển khai thực hiện sáng tạo cuộc vận động Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác; giáo dục truyền thống, văn hoá hình thành phong cách người HSSV Việt Nam; bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho HSSV về các giá trị truyền thống, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV, chú trọng định hướng giá trị về học tập, về lối sống, về mối quan

hệ cư xử giữa tình bạn, tình yêu; đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống thông qua các diễn đàn sống đẹp, sinh hoạt văn hoá; tổ chức cho HSSV cam kết không vi phạm quy chế học tập và thi cử; thường xuyên thực hiện tốt “kỳ thi nghiêm túc, chất lượng”.

- Đồng hành với HSSV trong học tập, sáng tạo

Tổ chức các hoạt động, các câu lạc bộ học thuật tạo môi trường giúp HSSV học tập nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh công tác tự học, nghiên cứu khoa học; đa dạng hoá các hình thức trao đổi phương pháp học tập tốt giữa các nhóm, các câu lạc bộ, giữa các ngành học; Vận động các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm xây dựng các quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên vượt khó, quỹ nghiên cứu khoa học.

- Đồng hành với HSSV trong tư vấn, hỗ trợ

Thường xuyên cung cấp thông tin, hướng dẫn, định hướng HSSV tìm kiếm, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên phục vụ học tập thông qua truy cập Internet; Tổ chức các giải thể thao định kỳ, nhằm thu hút HSSV tham gia tập luyện, thi đấu, rèn luyện sức khoẻ; Tổ chức tuyên truyền, tư vấn những vấn đề tâm lý, sức khoẻ, giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình, về nghề nghiệp, việc làm cho HSSV; Phát huy vai trò của Đoàn, Hội sinh viên bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của sinh viên trong các Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, xếp loại rèn luyện HSSV.

- Đồng hành với HSSV trong xung kích, tình nguyện

Tiếp tục triển khai phong trào HSSV tình nguyện theo hướng mạnh mẽ,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên tại trường đại học công nghệ thông tin đại học quốc gia tp hồ chí minh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w