8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.3. Nhận xét đánh giá chung
2.3.1. Những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý SV của nhà trường
2.3.1.1. Những thuận lợi
Là trường có một tập thể cán bộ, Giảng viên đoàn kết, nhiệt huyết với công việc, có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt được các ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào trong công tác giảng dạy tạo tiền đề vững chắc cho nhà trường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển. Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
Các đơn vị chức năng, các khoa chuyên môn liên quan luôn có sự thống nhất, phối kết hợp chặt chẽ để cùng tham gia thực hiện những nhiệm vụ về công tác quản lý HSSV trong nhà trường.
Điều kiện CSVC, thiết bị phục vụ công tác quản lý HSSV được nhà trường đầu tư xây dựng, mua sắm trang bị khá đầy đủ và hiện đại, thỏa mãn nhu cầu phục vụ cho HSSV học tập, rèn luyện và cho CB-VC làm việc
Công tác quản lý HSSV được Đảng ủy, Ban giám hiệu, Ban lãnh đạo đặc biệt coi trọng, coi sự ổn định chính trị nhà trường trong đó có sự ổn định chính trị trong SV là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Bên cạnh đó, hầu hết SV của nhà trường có nhận thức chính trị tốt, đặc biệt là nhưng chủ trương chính sách của ngành giáo dục, nghiêm chỉnh và gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước và biết vượt lên mọi khó khăn để học tập và rèn luyện.
2.3.1.2. Những khó khăn
Các tổ chức đoàn thể tham gia công tác quản lý, giáo dục NSVH cho HSSV còn mang tính phong trào, hình thức...nên chưa có tác dụng.
Công tác quản lý SV của các đơn vị trực tiếp thực hiện chưa có nhiều kinh nghiệm, vừa làm vừa học nên hiệu quả công việc chưa đáp ứng yêu cầu.
+ Môi trường ăn, ở, sinh hoạt, học tập của HSSV còn nhiều khó khăn, phức tạp, nên ít nhiều cũng chịu sự tác động tiêu cực của nếp sông tiêu cực của xã hội làm ảnh hưởng.
Một bộ phận HSSV vẫn còn những yếu kém tồn tại về ý thức đòi hỏi phải được uốn nắn, giáo dục. Một số sống thực dụng, đua đòi, sống buông thả, hưởng thụ, lười học mà không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội, không tích cực học tập - rèn luyện, ý thức chuẩn bị cho lập thân, lập nghiệp chưa cao. Một bộ phận HSSV còn bàng quang với hoạt động, ngại tham gia phong trào, còn vi phạm nội quy, quy chế...
Đa số HSSV có độ tuổi còn rất trẻ, nông nổi, thiếu chín chắn lại sống xa gia đình, bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường tác động trực tiếp đến tư tưởng, thái độ, sinh hoạt... ít nhiều cũng gây khó khăn trong công tác quản lý HSSV của nhà trường với các nhiệm vụ: quản lý HSSV ở nội, ngoại trú, đi thực tập, giờ học chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, nghỉ hè...
2.3.2. Những mặt mạnh, mặt tồn tại và nguyên nhân trong công tác
quản lý SV của nhà trường
2.3.2.1. Những mặt mạnh và nguyên nhân
Những mặt mạnh
1/ Yếu tố quyết định để tác động chính là cán bộ làm công tác quản lý học sinh sinh viên, nhờ thực hiện nhiều biện pháp phù hợp, nên công tác QLSV của trường đã đạt được những kết quả khả quan. Nhiều SV thể hiện rất rõ, ý thức rèn luyện, chấp hành tốt nội quy của nhà trường.
2/ Mối quan hệ giữa Nhà trường với các cấp chính quyền, đoàn thể địa bàn nơi trường đóng ngày càng gắn bó. Bên cạnh đó sự phối kết hợp để quản lý giáo dục SV được thực hiện đồng bộ, hiệu quả.
3/ Nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ thuật của các doanh nghiệp lớn, nhiều doanh nghiệp có các đơn tuyển lao động thông qua bộ phận tư vấn lao động của trường cùng với các tiêu chí tuyển dụng, trên cơ sở đó phòng công tác SV, bộ phận tư vấn lao động của trường kết hợp với các đơn vị tuyển dụng tổ chức các buổi định hướng việc làm cho các em nhằm hình thành cho các em ý thức hơn trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.
Nguyên nhân của những mặt mạnh
1/ Sự lãnh đạo sâu sát của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường là nhân tố quan trọng.
2/ Sự đồng tình ủng hộ của các đơn vị phòng, khoa, sự hưởng ứng nhiệt tình trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên cùng tham gia công tác QLHSSV.
3/ Đội ngũ cán bộ quản lý HSSV nhiệt tình, kinh nghiệm, tận tụy với công việc. Đặc biệt sự phối hợp giúp đỡ của nhân dân, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở Cơ sở.
2.3.2.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân
Những mặt tồn tại
Một bộ phận HSSV ý thức tham gia các hoạt động tập thể kém, sống thực dụng, vị kỷ, chỉ biết đòi quyền lợi, hưởng thụ, ... không tích cực học tập, vi phạm nội quy, quy chế, vi phạm luật lệ an toàn giao thông.
Công tác khen thưởng động viên những HSSV có thành tích trong học tập và rèn luyện chưa kịp thời, đồng bộ; những biện pháp, hình thức hoạt động quản lý HSSV theo tháng, quý, kỳ chưa có kế hoạch tổng thể. Sự đầu tư, tăng cường các nguồn lực vật chất phục vụ HSSV sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động TDTT, sinh hoạt câu lạc bộ còn gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân của tồn tại
Tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động trực tiếp đến việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, học tập, sinh hoạt cuộc sống của HSSV.
Vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể còn chưa mạnh, thiếu đồng bộ trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV. Trong khi đó các thế lực thù địch tìm mọi cách thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, tiến hành chiến tranh tâm lý thông qua Internet, các trang web đen mà HSSV là đối tượng chính kẻ thù nhằm vào để tác động.
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế chưa được thường xuyên.
Công tác giáo viên chủ nhiệm còn thả lỏng, chưa thực sự sát sao với lớp. Sự phối hợp công tác quản lý HSSV giữa các khoa với phòng chức năng, các tổ chức đoàn thể trong công tác quản lý, giáo dục HSSV còn chưa đồng bộ.
Trên đây là thực trạng về công tác quản lý HSSV, cũng như một số kết quả, hạn chế, nguyên nhân của nhà trường trong công tác quản lý HSSV kể từ khi trường được thành lập. Việc tìm kiếm biện pháp để quản lý HSSV của trường bằng các phương thức khác nhau đang là vấn đề cấp thiết. Bằng việc phân tích làm rõ những nguyên nhân của thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, mặt tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý HSSV của nhà trường nhằm tìm ra những yếu tố làm hạn chế đến công tác quản lý HSSV trong thời gian qua, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm làm tốt hơn công tác quản lý HSSV trong thời gian tới
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu:
Công tác QLSV hiện nay trong các trường đại học nói chung và tại Trường Đại học CNTT nói riêng phải hướng đến các mục tiêu chung của ngành giáo dục, hướng tới sứ mạng cũng như các định hướng của nhà trường, phù hợp với đặc điểm nhà trường, địa phương và phù hợp với tâm tư nguyện vọng của sinh viên. Mục tiêu đảm bảo cho sinh viên có được môi trường tốt nhất để học tập và rèn luyện, phát huy hết năng lực, sở trường, công hiến cho nhà trường và xã hội.
3.1.2. Nguyên tắc thực tiễn:
Để triển khai các biện pháp quản lý HSSV, trước hết cần phải căn cứ vào vấn đề còn tồn tại cần giải quyết của thực trạng công tác quản lý HSSV hiện nay của nhà trường. Nói cách khác, cần dựa trên cơ sở thực tiễn hiện nay của nhà trường để đề ra các biện pháp phù hợp, gắn với thực tiễn. Các biện pháp vừa phải phù hợp với nguồn lực (đội ngũ cán bộ, nguồn kinh phí, cách thức tổ chức...), vừa phải phù hợp với thực tế giảng dạy và học tập của nhà trường. Nếu không khảo sát thực tế mà chỉ áp dụng một cách chung chung, rập khuôn thì tất yếu sẽ xa rời thực tế, dẫn tới hiệu quả của công tác quản lý HSSV không cao.
3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả:
Cũng giống như bất cứ một hoạt động nào khác, vấn đề cốt lõi nhất cần quan tâm trong công tác QLSV hiện nay là hiệu quả của nó ra sao. Đề ra những mục tiêu cơ bản dựa trên tính thực tiễn để xem xét mức đọ khả thi của vấn đề. Để làm được vấn đề này, cùng với việc vừa xây dựng các biện pháp vừa đảm bảo tính khả thi, theo nguyên tắc khoa học thì một trong những nguyên nhân có tính chất quyết định đến hiệu quả của công tác QLSV hiện
nay là phải đảm bảo quá trình thực hiện có kế hoạch và theo một lộ trình nhất định. Vậy nên, hiệu quả trong công tác QLSV chính là khi đạt được hiệu quả trong việc đề ra mục tiêu, tính thực tiễn và mức độ khả thi của vấn đề.
3.1.4. Nguyên tắc khả thi:
Nói đến tính khả thi tức là đang bàn xem vấn đề đưa ra có thực hiện được hay không? Trong công tác QLSV , nguyên tắc khả thi là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vấn đề. Tính khả thi trong QLSV Trường Đại học CNTT là xem xét mối quan hệ của nó có phù hợp với thực tiễn, với tình hình của nhà trường và bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương cũng như trình độ học vấn, trình độ nhận thức của sinh viên.
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG LÝ SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐHCNTT
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý HSSV đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác QLSV
a) Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu công tác quản lý HSSV có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý HSSV phải thể hiện được trên các mặt: ý thức, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tác phong sinh hoạt, tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như sự rèn luyện trong học tập và ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
b) Nội dung của biện pháp
Để làm tốt điều đó, công tác quản lý HSSV của nhà trường cần phải quán triệt tốt về tư tưởng, vị trí vai trò của công tác quản lý HSSV cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác quản lý HSSV.
c) cách thức thực hiện biện pháp
- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý
Thường xuyên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí công tác quản lý HSSV trong quá trình đào tạo tại trường, lấy công tác chỉ đạo, kiểm tra làm
thước đo thường xuyên, không khoán trắng cho các bộ phận, định kỳ theo tuần, tháng nghe báo cáo của các bộ phận để nắm tình hình hoạt động và điều chỉnh những vấn đề còn bất cập, kịp thời nhắc nhở, động viên để công tác quản lý HSSV làm tốt hơn.
Xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác quản lý HSSV theo năm học, chỉ đạo các đơn vị phòng, khoa, đoàn thể trong trường phối hợp chặt chẽ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, mọi phương diện để HSSV yên tâm học tập và rèn luyên, quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến HSSV như: vấn đề tư vấn việc làm, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học, thi đua-khen thưởng-kỷ luật..., phối hợp với chính quyền địa phương nơi có HSSV cư trú quan tâm giải quyết các vấn đề về an ninh, trật tự, vấn đề tệ nạn xã hội...
Xây dựng cơ chế phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể nhằm định hướng nắm bắt diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của HSSV thông qua nhiều kênh thông tin để kịp thời uốn nắn những sai phạm, những tư tưởng lệch lạc. Tích cực tham mưu cho Đảng ủy, Chính quyền nhà trường về phương pháp, biện pháp thiết thực để đáp ứng, giải quyết những nhu cầu chính đáng của HSSV.
- Đối với cán bộ làm công tác quản lý HSSV
Cán bộ làm công tác quản lý HSSV phải là những người nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm; là những người gần gũi, hiểu HSSV nhất, thường xuyên đi sâu, đi sát nắm bắt tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, diễn biến tư tưởng trong HSSV để kịp thời có biện pháp giáo dục hợp lý. Đặc biệt phải luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV để từ đó nêu cao ý thức tự giác trong học tập, chấp hành tốt kỷ luật của nhà trường và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong HSSV.
Không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, công tác tổ chức chức, hành chính, các văn bản, nội quy, quy chế về công tác quản lý HSSV nhằm tăng cường công tác quản lý; cải tiến, đổi mới cách thức quản lý theo hướng nêu cao ý thức tự giác, tự chủ của HSSV, phối kết hợp chặt chẽ với
chính quyền địa phương trong quản lý HSSV, phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm các lớp trong đào tạo, giáo dục HSSV, mở rộng thành phần giao ban công tác HSSV đến các giáo viên chủ nhiệm.
Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong HSSV nhằm nâng cao nhận thức về thời cơ và thách thức trong thời kỳ mới, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của HSSV về vị trí, vai trò và những cống hiến của HSSV nói riêng và của lớp trẻ nói chung trong sự phát triển của nhà trường từ đó nâng cao ý thức tự giác học tập và rèn luyện.
- Đối với nhà trường
Cụ thể hóa quy chế về công tác HSSV, quy chế về công tác HSSV nội trú trên cơ sở Quy chế HSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo thành quy chế phù hợp với đặc điểm HSSV của nhà trường. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản có tính pháp quy, quy định rõ chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác giữa chuyên viên phòng công tác HSSV với bộ phận quản sinh ở các khoa chuyên môn. Xây dựng quy chế làm việc, cơ chế điều hành cán bộ giữa phòng công tác HSSV và Trưởng các khoa.
Định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo, sơ kết, giao ban cụm về công tác quản lý HSSV để rút kinh nghiệm, đồng thời trao đổi các hình thức, phương pháp quản lý đạt kết quả hơn; Xây dựng nhận thức đúng từ cấp trên xuống cấp dưới, từ Đảng ủy đến các chi bộ, từ Ban lãnh đạo đến các đơn vị phòng, khoa về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý HSSV từ đó xây dựng hoàn chỉnh bộ máy tổ chức, cơ cấu, bố trí đội ngũ cán bộ trợ lý quản lý HSSV thực sự có năng lực và nhiệt tình với công việc.
3.2.2. tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lốisống cho sinh viên. sống cho sinh viên.
Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là hướng tới việc phát triển toàn diện nhân cách cho người học. Đó là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục