Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng đội ngũ GV THCS dựa trên hệ thống các văn bản quy phạm sau đây:
* Chỉ thị 40 - CT/TW của Ban bí thư trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng.
Trong lịch sử nước ta, “tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu của dân tộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng. Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số….Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, đa số vẫn dạy theo lối cũ, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học, một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục. Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này.
Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến
lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Luật giáo dục 2005: Ở điều 72 khoản 4 Nhiệm vụ của nhà giáo được ghi rõ: ‘‘ Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”. Ở điều 73 khoản 2: Quyền hạn của nhà giáo được xác định: ‘‘Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ”. Điều 80 của luật giáo dục đã đề cập tới chuyên môn nghiệp vụ: ‘‘Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ, để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của chính phủ”.
* Thông báo số 242-TB/TW, ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
Tại phiên họp ngày 05/3/2009, sau khi nghe Ban Tuyên giáo trung ương báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục và đào tạo (Tờ trình số 97/TTr/BTGTW, ngày 03/3/2009) và ý kiến của các bộ, ngành có liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận: nhiều nội dung. Trong đó Kết luận đã nêu rõ: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”
Ðổi mới mạnh mẽ phương pháp và nội dung đào tạo của các trường và khoa sư phạm. Xây dựng một số trường sư phạm thực sự trở thành trường trọng điểm đủ sức làm đầu tàu cho cả hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên. Tăng đầu
tư cơ sở vật chất nâng cấp các trường, các khoa sư phạm. Không ngừng nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ số lượng giáo viên cho cả hệ thống giáo dục.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.
Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về vật chất và tinh thần để thu hút những người giỏi làm công tác giáo dục.
* Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
Mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trong cả nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tập trung đầu tư xây dựng một số trường, khoa, chuyên ngành mũi nhọn, chất lượng cao.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ. Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục.
Kết luận chương 1
Từ việc nêu tổng quát của vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số khái niệm chủ yếu, những đặc trưng của nhà trường THCS, những đặc trưng về chất lượng ĐNGV trường THCS và chỉ ra những yêu cầu chủ yếu về chất lượng của ĐNGV trường THCS, những yếu tố quản lý tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THCS; chúng tôi nhận biết được hai vấn đề quan trọng mang tính lý luận dưới đây:
1) Để nâng cao chất lượng ĐNGV trường THCS phải quan tâm đến các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Nâng cao nhận thức chính trị và phẩm chất đạo đức nhà giáo cho ĐNGV.
- Làm tốt công tác xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV.
- Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp.
- Bố trí sắp xếp CBQL, GV các nhà trường hợp lý để sử dụng hiệu quả ĐNGV hiện có.
- Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
- Đổi mới công tác quản lý trong việc thực hiện chế độ chính sách cho ĐNGV.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng ĐNGV.
2) Việc nâng cao chất lượng ĐNGV trường THCS gắn liền với sự nhận biết chính xác thực trạng về các lĩnh vực quản lý nêu trên, để từ đó đề xuất những giải pháp quản lý khả thi cho mỗi lĩnh vực. Những nhiệm vụ nghiên cứu này chúng tôi sẽ trình bày ở Chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
VÀ VIỆC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế, Văn hóa - Xã hội và giáo dục huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
Huyện Vĩnh Thạnh có điều kiện diện tích tự nhiên 29.759,06 ha diện tích tự nhiên ( đất nông nghiệp 26.376,61ha), dân số 112.663 người với 26.299 hộ.
Là một huyện nông thôn ngoại thành của thành phố Cần Thơ; giáp với huyện Thoại Sơn ( An Giang ); Tân Hiệp và Giồng Riềng ( Kiên Giang) thuộc vùng ảnh hưởng ngập sâu hàng năm vào mùa lũ. Cơ sở vật chất toàn huyện có 40% cơ sở vật chất xuống cấp do lũ lụt hàng năm. Phần lớn người dân nông thôn sống bằng nghề trồng lúa, dân cư phân bổ khắp trên hệ thống kênh rạch. Với các điều kiện thiên nhiên như thế; Vĩnh Thạnh cũng có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội ở địa phương.
2.1.1 Về kinh tế và văn hóa- xã hội
Kinh tế của huyện Vĩnh Thạnh phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ khá cao. Nhiều năm qua, Vĩnh Thạnh là huyện có tốc độ phát triển kinh tế và thu ngân sách đạt chỉ tiêu đề ra trong thành phố. Tốc độ tăng trưởng bình quân các năm là 14,49%. GDP bình quân đầu người 800USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỉ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp. Huyện đã và đang tích cực huy động mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghệp, nông thôn.
Các mặt văn hóa xã hội được quan tâm đầu tư phát triển. Hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển tương đối đồng bộ và vững chắc; chất lượng giáo dục và đào tạo, trình độ dân trí được tăng lên rõ rệt. Mạng lưới khám chữa bệnh được xây dựng và củng cố có nhiều trạm y tế đạt chuẩn, hầu hết các trạm y tế ở 09 xã, 02 thị trấn đều có bác sĩ. Hoạt động văn hóa – văn nghệ có nhiều chuyển
biến tích cực. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa được giữ vững và phát triển. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong huyện được cải thiện. Đặc biệt các xã khó khăn được đầu tư đúng mức, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống được cải thiện, càng ngày các gia đình càng có thêm ý thức đầu tư cho việc học hành của con em mình, về việc học và học lên. Với tình hình này, đã tạo ra nhu cầu to lớn về học tập ở tất cả các cấp học. Sự phát triển về kinh tế - xã hội còn là môi trường và điều kiện thuận lợi để huyện Vĩnh Thạnh phát triển giáo dục.
2.1.2. Về giáo dục:
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện có phong trào giáo dục khá mạnh, cơ sở vật chất trường học ngày càng được tăng cường, quy mô giáo dục và đào tạo phát triển nhanh và tương đối đồng đều, chất lượng giáo dục ổn định và được nâng lên qua từng năm. Toàn huyện có 09 xã, 02 thị trấn với số trường là 55. Trong đó : Mầm non – Mẫu giáo : 19 ( 02 trường Mầm non); 25 trường Tiểu học ( có 01 Tư thục An Bình); Trung học cơ sở: 09 trường. Hầu hết các điểm trường phân tán trên các tuyến kênh, địa bàn rộng, dân số đông, người dân chủ yếu sống theo các kênh rạch, canh tác nông nghiệp là chủ yếu.
Hệ thống giáo dục từng bước được hoàn chỉnh với mạng lưới trường lớp phù hợp với địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Huyện Vĩnh Thạnh, được công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở nhiều năm và đang thực hiện phổ cập trung học.
Người dân Vĩnh Thạnh có truyền thống hiếu học, hàng năm một số lượng lớn học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố và quốc gia; có nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ dạy học ở các trường THPT, Cao đẳng; Đại học ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đều xuất thân từ huyện.
Trong những năm qua, tình hình GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại diện mạo mới cho GD&ĐT của huyện và đặc
biệt là đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới.
2.1.2.1. Về thành tựu
- Ngành giáo dục đã triển khai nghiêm túc các chủ trương, văn bản của Bộ và Sở GD&ĐT về nhiệm vụ năm học và các phong trào, các cuộc vận động đến các trường, chỉ đạo các trường thực hiện đúng, đủ và cụ thể hóa nhiệm vụ từng năm học.
- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Ngành giáo dục chỉ đạo các trường thực hiện tốt việc huy động học sinh trong độ tuổi đến trường, các quy định tuyển sinh đầu cấp, duy trì sĩ số học sinh,