Vĩnh Thạnh là một trong những huyện có phong trào giáo dục khá mạnh, cơ sở vật chất trường học ngày càng được tăng cường, quy mô giáo dục và đào tạo phát triển nhanh và tương đối đồng đều, chất lượng giáo dục ổn định và được nâng lên qua từng năm. Toàn huyện có 09 xã, 02 thị trấn với số trường là 55. Trong đó : Mầm non – Mẫu giáo : 19 ( 02 trường Mầm non); 25 trường Tiểu học ( có 01 Tư thục An Bình); Trung học cơ sở: 09 trường. Hầu hết các điểm trường phân tán trên các tuyến kênh, địa bàn rộng, dân số đông, người dân chủ yếu sống theo các kênh rạch, canh tác nông nghiệp là chủ yếu.
Hệ thống giáo dục từng bước được hoàn chỉnh với mạng lưới trường lớp phù hợp với địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Huyện Vĩnh Thạnh, được công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở nhiều năm và đang thực hiện phổ cập trung học.
Người dân Vĩnh Thạnh có truyền thống hiếu học, hàng năm một số lượng lớn học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố và quốc gia; có nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ dạy học ở các trường THPT, Cao đẳng; Đại học ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đều xuất thân từ huyện.
Trong những năm qua, tình hình GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại diện mạo mới cho GD&ĐT của huyện và đặc
biệt là đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới.
2.1.2.1. Về thành tựu
- Ngành giáo dục đã triển khai nghiêm túc các chủ trương, văn bản của Bộ và Sở GD&ĐT về nhiệm vụ năm học và các phong trào, các cuộc vận động đến các trường, chỉ đạo các trường thực hiện đúng, đủ và cụ thể hóa nhiệm vụ từng năm học.
- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Ngành giáo dục chỉ đạo các trường thực hiện tốt việc huy động học sinh trong độ tuổi đến trường, các quy định tuyển sinh đầu cấp, duy trì sĩ số học sinh, thực hiện chương trình, môn học, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Đồng thời tăng cường công tác phụ đạo học sinh yếu, kém, nâng cao chất lượng dạy và học, các phong trào thi đua của ngành và thực hiện tốt kế hoạch phòng chống các dịch bệnh.
- Sắp xếp và phát triển mạng lưới trường lớp phù hợp với địa giới hành chính và địa bàn dân cư sau khi chia tách, sáp nhập.
- Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục; thực hiện có hiệu quả việc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển và đánh giá, bố trí sắp xếp đào tạo, đào tạo lại cán bộ, GV đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức, chính trị, từng bước được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục hiện nay.
- Thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục, quỹ khuyến học, tổ chức liên kết tốt với các ngành, đoàn thể, huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn huyện.
2.1.2.2. Về tồn tại
- Huyện chưa có trường Mầm non trọng điểm, trường TH, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia gây khó khăn cho việc thực hiện phổ cập trung học.
- Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục và giảng dạy của các trường còn thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Một số đơn vị quy mô trường, lớp chưa cân đối, chưa được phù hợp với địa bàn dân cư; công tác y tế trường học, giáo dục thể chất chưa được phát huy tốt.
- Đội ngũ CBQL một số đơn vị trường chưa đạt chuẩn theo yêu cầu; Việc quản lý chất lượng dạy - học còn yếu chưa đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật trong quản lý giáo dục.
- Tình hình đội ngũ giáo viên vừa thừa vừa thiếu, tuy có quan tâm công tác bố trí và phát triển đội ngũ theo các quy định mới và nhu cầu của ngành học nhưng vẫn còn thiếu CBQL, giáo viên và nhân viên. Đặc biệt là giáo viên mầm non- mẫu giáo, tiểu học.
- Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều cố gắng song chưa kịp so với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Một số cán bộ quản lý ở cấp cơ sở chưa được đào tạo trên chuẩn, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, có lúc, có chỗ còn buông lỏng trong công tác quản lý nhà trường, quản lý chuyên môn, quản lý cơ sở vật chất và quản lý tài chính .
2.2 Thực trạng về giáo dục Trung học cơ sở.
2.2.1. Các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh
Trường THCS Thị Trấn Thạnh An. Trường THCS Thị Trấn Thạnh An 1. Trường THCS Thị Trấn Vĩnh Thạnh. Trường THCS Thạnh An.
Trường THCS Thạnh Thắng. Trường THCS Thạnh Tiến. Trường THCS Thạnh Lộc. Trường THCS Thạnh Mỹ.
Trường THCS Vĩnh Trinh.
2.2.2 - Về quy mô, số lượng, chất lượng giáo dục THCS 2.2.2.1. Về quy mô, số lượng
Năm học 2011 – 2012 huyện có 9 trường THCS với 154 lớp/5035 học sinh Tiến độ huy động học sinh có nhiều thuận lợi hơn; liên tục trong các năm qua tỉ lệ học sinh vào lớp 6 luôn đạt trên 98%; xét tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm trên 98%, tỉ lệ học sinh lưu ban bỏ học hàng năm không quá 0,2% so với các quận, huyện trong thành phố thì Vĩnh Thạnh có tỷ lệ học sinh bỏ học thấp. Hầu hết cấp uỷ, UBND các xã, thị trấn đều rất quan tâm phối hợp với Ngành để triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác phổ cập THCS, phổ cập Trung học.
2.2.2.2.Về chất lượng
Chất lượng giáo dục ở các mặt được duy trì phát triển tốt:
- Đạo đức: Học sinh trung học cơ sở đều ngoan và biết giữ gìn kỷ luật, biết vâng lời thầy cô, cha mẹ, học sinh có được những hiểu biết cơ bản thường thức về lối sống, các quy tắc trong ứng xử trong các mối quan hệ với nhà trường, gia đình và xã hội; rất hiếm có học sinh cá biệt.
Bảng 2.1: Thống kê Hạnh kiểm học sinh THCS. Năm học 2009-2010
TT Lớp Tổng số HS XẾP LOẠI Tốt Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 1 6 1399 944 67.48 401 28.66 54 3.86 0 0.00 2 7 1409 1003 71.19 355 25.20 50 3.55 1 0.07 3 8 1193 799 66.97 335 28.08 52 4.36 7 0.59 4 9 1158 908 78.41 224 1934 26 2.25 0 0.00 Tổng cộng 5159 3654 70.83 1315 25.49 182 3.53 8 0.16
Thống kê Hạnh kiểm học sinh THCS. Năm học 2010-2011
TT Lớp số HSTổng XẾP LOẠI Tốt Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 1 6 1486 1062 71.47 381 25.64 43 2.89 0 0.00 2 7 1226 945 77.08 251 20.47 30 2.45 0 0.00 3 8 1271 967 76.08 268 21.09 35 2.75 1 0.08 4 9 1070 903 84.39 149 13.93 18 1.68 0 0.00 Tổng cộng 5053 3877 76.73 1049 20.76 126 2.49 1 0.02
Thống kê Hạnh kiểm học sinh THCS. Năm học 2011-2012 TT Lớp Tổng số HS XẾP LOẠI Tốt Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 1 6 1561 1259 80.65 270 17.29 31 1.99 1 0.06 2 7 1255 976 77.76 255 20.31 23 1.83 1 0.10 3 8 1097 837 76.29 233 21.23 24 2.19 3 0.36 4 9 1122 962 85.73 138 12.29 22 1.96 0 0.00 Tổng cộng 5035 4034 80.11 896 17.79 100 1.99 5 0.10
( Nguồn Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh)
- Văn hóa: Chất lượng THCS tiếp tục ổn định và ngày càng tiến bộ. Nhìn chung, học sinh trung học cơ sở ngày càng hoạt bát, kiến thức xã hội ngày càng được rộng mở do tiếp xúc với nhiều lượng thông tin phong phú; trong đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chương trình và nội dung mới góp phần tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, năng động hơn trong học tập. Chất lượng hạnh kiểm và học lực được đánh giá cuối năm của các trường có nhiều chuyển biến tích cực; học sinh có hạnh kiểm xếp loại tốt, học lực xếp loại giỏi tăng dần.
+ Về giáo dục nghề phổ thông tiếp tục được tổ chức và duy trì, mục đích là nhằm giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho các em từ khi đang học ở trường phổ thông.
+ Thực hiện đúng, đủ chương trình nội dung sách giáo khoa: 100% các trường thực hiện đầy đủ phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT.
+ Đảm bảo dạy đầy đủ các tiết thực hành thí nghiệm, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông: 09/09 trường thực hiện đầy đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Tổ chức tốt việc dạy và học các môn tự chọn và chủ đề tự chọn, thực hiện giảng dạy môn tự chọn ở tất cả các khối lớp theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006; Hướng dẫn số 7092/BGDĐT-GDTrH ngày 10/8/2006 của Bộ GD&ĐT, phù hợp với tình hình, đặc điểm ở địa phương. Chú trọng bổ sung trang thiết dạy và học.
+ Thực hiện đúng hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành.
+ Sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc vận dụng phương pháp mới để dạy chương trình thay sách trong tổ chuyên môn hàng tuần.
+ Tổ chức hội thảo đánh giá việc thực hiện chương trìmh và sách giáo khoa phổ thông.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học, công tác soạn giảng. Trước mắt khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên soạn và in bài dạy trên máy vi tính, giảm viết tay. Thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy tin học, ngoại ngữ, hướng nghiệp dạy nghề phổ thông.
Bảng 2.2: Thống kê Học lực học sinh THCS. Năm học 2009-2010
Lớp Tổng số HS XẾP LOẠI Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém TS % TS % TS % TS % TS % 6 1399 182 13.0 364 26.0 615 44.0 210 15.0 28 2.0 7 1409 186 13.2 427 30.3 630 44.7 162 11.5 4 0.3 8 1193 151 12.7 344 28.8 501 42.0 184 15.4 13 1.1 9 1158 161 13.9 417 36.0 563 48.6 17 1.5 0 0.0 Tổng 5159 680 13.2 1552 30.1 2309 44.8 573 11.1 45 0.9
Thống kê Học lực học sinh THCS. Năm học 2010-2011
Lớp Tổng số HS XẾP LOẠI Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém TS % TS % TS % TS % TS % 6 1486 205 13.8 414 27.9 621 41.8 220 14.8 26 1.6 7 1226 194 15.8 406 33.1 498 40.6 123 10.0 5 0.4 8 1271 210 16.5 401 31.6 547 43.0 108 8.5 5 0.4 9 1070 178 16.6 431 40.3 442 41.3 14 1.3 5 0.5 Tổng 5053 787 15.6 1652 32.7 2108 41.7 465 9.2 41 0.8
Thống kê Học lực học sinh THCS. Năm học 2011-2012
Lớp Tổng số HS XẾP LOẠI Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém TS % TS % TS % TS % TS % 6 1561 281 18.0 476 30.5 628 40.2 165 10.6 11 0.7 7 1255 226 18.0 401 32.0 525 41.8 94 7.5 9 0.7 8 1097 216 19.7 349 31.8 446 40.7 79 7.2 7 0.6 9 1122 191 17.0 409 36.5 508 45.3 13 1.2 1 0.1 Tổng 5035 914 18.2 1635 32.5 2107 41.8 351 7.0 28 0.6
- Về giáo dục thể chất: tiếp tục được đầu tư và nâng cao hiệu quả. Hầu hết các đơn vị đều đảm bảo kế hoạch dạy theo chương trình chính khóa.
Thực hiện chương trình môn học Thể dục theo qui định 2 tiết / tuần / lớp đạt 100%.
2.2.3- Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Giáo viên trung học cơ sở 291 người, nữ 185 giáo viên trong biên chế đạt tỉ lệ giáo viên/lớp là 1,89; trong đó trình độ đại học sư phạm: 178/291 chiếm tỉ lệ: 61,17%; cao đẳng sư phạm: 113/291 chiếm tỉ lệ: 38,83%. Như vậy, toàn huyện có 100% giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn hoặc vượt chuẩn.
2.2.4 Về cơ sơ vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học
Huyện ủy, UBND huyện đã có quy hoạch mạng lưới trường lớp trên toàn địa bàn huyện giai đoạn 2010-2015, cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương và địa bàn dân cư; trong năm học 2011- 2012 đầu tư xây dựng 3 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. ( THCS TT Thạnh An, THCS Thạnh An và THCS Thạnh Thắng ).
Ngành giáo dục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị để phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy; đầu tư theo hướng kiên cố hoá trường học; sách-thiết bị cung ứng đủ cho hoạt động dạy và học.
Một số trường đã chú trọng đầu tư phòng bộ môn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
2.3. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên của các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
2.3.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu giáo viên2.3.1.1. Thực trạng về số lượng 2.3.1.1. Thực trạng về số lượng
Theo thống kê thì số lượng giáo viên các trường THCS biến đổi qua các năm được thể hiện như sau :
Bảng 2.3 : Thống kê số lượng giáo viên các trường THCS Năm học 2009 – 2010 (tỷ lệ GV/ lớp là : 1,9)
STT Tên trường số GVTổng số lớpTổng GV/lớpTỷ lệ Thừa Thiếu
01 THCS TT Thạnh An 1 63 31 2,03 4 0 02 THCS TT Thạnh An 30 16 1,8 0 0 03 THCS Thạnh Thắng 39 19 2,5 3 0 04 THCS Thạnh Tiến 29 15 1,93 0 0 05 THCS ThạnhAn 17 9 1,89 0 0 06 THCS TT Vĩnh Thạnh 49 28 1,75 0 4 07 THCS Thạnh Mỹ 16 9 1,78 0 1 08 THCS Thạnh Lộc 23 12 1,92 0 0 09 THCS Vĩnh Trinh 8 4 2.00 0 0 Tổng cộng 274 143 1,92 7 5
Thống kê số lượng giáo viên các trường THCS Năm học 2010 – 2011 (tỷ lệ GV/ lớp chuẩn là : 1,9)
STT Tên trường số GVTổng số lớpTổng GV/lớpTỷ lệ Thừa Thiếu
01 THCS TT Thạnh An1 61 32 1,91 0 0 02 THCS TT Thạnh An 32 16 2.0 2 0 03 THCS Thạnh Thắng 37 18 2,06 3 0 04 THCS Thạnh Tiến 29 15 1,93 0 0 05 THCS Thạnh An 17 9 1,89 0 0 06 THCS TT VĩnhThạnh 51 28 1,82 0 2 07 THCS Thạnh Mỹ 17 10 1,70 0 2 08 THCS Thạnh Lộc 23 13 1,77 0 2 09 THCS Vĩnh Trinh 10 6 1,67 0 1 Tổng cộng 277 147 1,88 5 7
Thống kê số lượng giáo viên các trường THCS Năm học 2011 – 2012 (tỷ lệ GV/ lớp chuẩn là : 1,9) STT Tên trường Tổng số GV Tổng số lớp Tỷ lệ GV/lớp Thừa Thiếu 01 THCS TT Thạnh An 1 60 31 1,94 1 0 02 THCS TT Thạnh An 30 16 1,88 0 0 03 THCS Thạnh Thắng 41 18 2,28 7 0 04 THCS Thạnh Tiến 30 16 1,88 0 0 05 THCS Thạnh An 19 11 1,73 0 2 06 THCS TT Vĩnh Thạnh 55 30 1,83 0 2 07 THCS Thạnh Mỹ 20 11 1,82 0 1 08 THCS Thạnh Lộc 23 13 1,77 0 2 09 THCS Vĩnh Trinh 13 8 1,63 0 2 Tổng cộng 291 154 1,89 8 9
Qua số liệu cho thấy rằng số lượng giáo viên các năm qua đều tăng lên, đáp ứng đủ theo yêu cầu về số lượng. Tuy nhiên việc phân bổ số lượng giáo viên giữa các trường còn nhiều bất cập, cần phải điều chỉnh cho hợp lý.
- Điều động số giáo viên thừa của một số trường sang trường thiếu giáo viên. - Điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp. Bởi vì, hiện nay giáo viên các bộ môn xã hội như: Ngữ văn, GDCD, Lịch sử, Địa lý các đơn vị đều thừa. Giáo viên các môn như: Tin học, Tiếng Anh, Kỹ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật thiếu ở một số đơn vị.
Với cơ cấu giáo viên bộ môn như trên trong những năm qua các trường đã phải khắc phục bằng nhiều biện pháp như giáo viên dạy kiêm môn, giáo viên dạy chéo môn, cụ thể giáo viên Toán dạy Tin học hoặc giáo viên Vật lý hoặc