3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm đảm bảo những điều kiện thuận lợi để triển khai, thực hiện chương trình và sách giáo khoa theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, khuyến khích cán bộ, GV tích cực sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị trong quá trình giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Đáp ứng đúng, đủ, kịp thời các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết bị, phương tiện phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Mở các lớp tập huấn hướng dẫn cách thức sử dụng thiết bị giáo dục để khi sử dụng trong giáo dục đúng kỹ thuật, hiệu quả nhằm đỡ mất thời gian và công sức.
3.2.5.2. Nội dung - cách thực hiện a. Đầu tư xây dựng phòng học
Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu nhằm bảo đảm và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của mỗi nhà trường. Muốn đổi mới phương pháp dạy học, muốn dạy học theo phương pháp mới để phát huy tính tích cực tự lực, sáng tạo của học sinh, muốn xây dựng và nâng cao chất lượng ĐNGV thì phải tăng cường cơ sở vật chất - thiết bị dạy học cho việc dạy và học ở trường.
b. Đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm, vườn trường, sân chơi, bãi tập.
Cần tiếp tục đầu tư trang thiết bị trong phòng học như bàn ghế, điện thắp sáng, quạt trần. Đặc biệt đầu tư trang thiết bị hiện đại cho phòng học bộ môn, phòng máy và các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính xách tay . Các dụng cụ thực hành phải đầu tư có chất lượng, đúng quy cách và đồng bộ. Các dụng cụ sắm mới phải phù hợp với nội dung và chương trình đổi mới. Cần thanh lý các thiết bị, đồ dùng hư hỏng và đã lạc hậu. Phát động GV cải tiến và làm mới các đồ dùng dạy học. Tăng cường công tác quản lý, có quy định bắt buộc các tiết dạy có thí nghiệm GV phải tiến hành giảng dạy tại phòng học bộ môn. Theo điều tra thực trạng thì GV còn rất hạn chế trong việc thực hiện các thiết bị dạy học và ứng dụng tin học; Dụng cụ được cấp hư hỏng, không còn sử
dụng được khá nhiều. Vì vậy hiệu trưởng các trường cấn phải coi trọng và cần tập trung kinh phí để mua sắm bổ sung các thiết bị thí nghiệm. Có những biện pháp chỉ đạo sát thực để phát triển cơ sở vật chất lên một tầm cao mới hỗ trợ đắc lực công tác đổi mới giảng dạy của GV.
c. Đầu tư trang bị máy tính, trang thiết bị phòng học bộ môn.
Đây là một việc làm rất thiết thực và bắt buộc của Bộ giáo dục. Các bộ môn khoa học tự nhiên nói chung, đặc biệt là môn lý, hóa, sinh nói riêng để thực hiện được các chuyên đề bồi dưỡng, nhà trường cần phải trang bị máy vi tính, máy chiếu đa năng và trang bị đầy đủ các đồ dùng thực hành thí nghiệm.
Các cấp quản lý giáo dục, hiệu trưởng các trường trong chỉ đạo chuyên môn nhất thiết phải có kế hoạch giúp giáo viên thực hành công tác bồi dưỡng, đưa việc học tập phương pháp dạy học mới trở thành kỹ năng kỹ xảo.
Việc quản lý, khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học hiện có cần chú ý: - Giữ gìn và củng cố cơ sở vật chất – thiết bị dạy học hiện có, phát huy hiệu quả tối đa. Giáo dục cho GV, cán bộ công nhân viên và học sinh có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh chung, làm đẹp môi trường.
- Xây dựng nội quy một cách chi tiết tới các phòng chức năng như văn phòng, phòng hành chính, thư viện, phòng học bộ môn, phòng thực hành thí nghiệm, phòng máy ... Có sổ sách bàn giao ghi chép rõ ràng, đúng quy định việc mượn và trả.
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên tại trường hoặc cử cán bộ phụ trách thiết bị(thực trạng số cán bộ phụ trách thiết bị gần như chưa được đào tạo), giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học do các cấp quản lý giáo dục tổ chức, phải có những nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học.
- Tận dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, khai thác hết khả năng trong công tác giảng dạy.
- Cần tổ chức cho GV và học sinh làm quen với các thiết bị hiện đại, nắm vững các thao tác đơn giản, biết vận hành thiết bị đồng thời phải biết cách vận dụng đúng yêu cầu đúng nội dung bài dạy.
3.2.6. Đổi mới công tác quản lý trong việc thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên
3.2.6.1. Mục tiêu
Công tác phát triển ĐNGV sẽ không đem lại hiệu quả cao nếu như không thực hiện kết hợp, đồng thời với biện pháp chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần tạo môi trường làm việc thuận lợi cho ĐNGV. Thực tế cho thấy rằng trong quá trình quản lý một tổ chức nếu chỉ quan tâm đến việc đề ra các nguyên tắc, qui chế pháp lý các văn bản…Yêu cầu GV phải thực hiện mà không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng điều kiện, môi trường cần thiết, lợi ích mà tổ chức đó đem lại cho mỗi cá nhân thì sẽ dẫn tới hậu quả hoạt động của mỗi cá nhân chỉ mang tính đối phó, thiếu tinh thần trách nhiệm không tận tâm tận lực với công việc, với mục tiêu của tổ chức quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, là nền tảng đem lại hiệu quả, lợi ích chung của tập thể xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo các điều kiện thuận lợi cho các thành viên có thể hoạt động tốt nâng cao mức sống và phát triển toàn diện bằng con đường chính là tích cực tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng. Một tập thể mạnh là tập thể có được năng lực tổng thể của mọi thành viên có môi trường làm việc thuận lợi để thực hiện tốt nhất mục tiêu chung. Mọi thành viên trong tập thể đều cảm thấy hài lòng thỏa mãn với lợi ích cá nhân có trong lợi ích chung, do đó họ gắn bó đoàn kết nhất trí cùng hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức. Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích của tập thể là một nguyên tắc quan trọng trong lãnh đạo và quản lý.
Chăm lo đời sống vật chất tinh thần tạo môi trường việc làm thuận lợi cho ĐNGV là vấn đề quan trọng của các cấp quản lý và cần phải đạt tới mục tiêu cơ bản sau :
- Nâng cao mức thu nhập, mức sống của ĐNGV.
- GV được hưởng đúng, đủ kịp thời các chính sách chế độ đãi ngộ - Được quan tâm là phát huy khả năng của mình.
- Được lao động trong điều kiện thuận lợi - Được bảo đảm quyền công bằng dân chủ.
- Được hoạt động trong bầu không khí đoàn kết nhân ái…
3.2.6.2. Nội dung - Cách thực hiện
a. Chăm lo đời sống vật chất cho đội ngũ giáo viên
Phòng Giáo dục & Đào tạo, nhà trường cùng các ban ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể cần phối hợp giải quyết, thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách và các phúc lợi khác cho ĐNGV như :
- Thực hiện chế độ trả lương đúng thời hạn, thanh toán chế độ công tác phí, chế độ bồi dưỡng làm thêm giờ, kiêm nghiệm, nghỉ hè, nghỉ phép…đầy đủ kịp thời.
- Thực hiện tốt chế độ tham quan, nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh cho GV. - Có chế độ trợ cấp đối với những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Kịp thời tổ chức thăm hỏi gia đình có chuyện buồn, ốm đau, tai nạn… - Cần có chế độ chính sách khen thưởng ưu đãi đối với GV giỏi, chiến sỹ thi đua, khuyến khích họ để hoạt động tốt hơn.
- Có chế độ hợp lý cho ĐNGV đi học nâng cao hoặc làm công tác nghiên cứu khoa học.
- Trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách cần đảm bảo sự công bằng, hợp tình hợp lý.
b. Chăm lo đời sống tinh thần cho đội ngũ giáo viên
- Thường xuyên quan tâm tìm hiểu nắm chắc tình hình của ĐNGV cũng như hoàn cảnh của từng cán bộ, GV, kịp thời động viên khuyến khích cũng như kịp thời giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh.
- Quan tâm chu đáo đến việc chăm sóc sức khỏe cho ĐNGV phối hợp với cơ sở y tế, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong lao động, vệ sinh…
- Không ngừng nâng cao các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí tạo sự thoải mái vui vẻ cho ĐNGV. Phát triển phong trào ca hát, văn nghệ quần chúng, tổ chức các câu lạc bộ phát triển phong trào thể thao như cầu lông, bóng bàn… để rèn luyện thân thể.
- Nên tổ chức các chuyến đi tham quan nghỉ mát, giao lưu văn hóa…, giữa các đơn vị trường trong huyên hoặc ngoài huyện vào các dịp nghỉ hè, ngày kỷ niệm, ngày lễ tết…
c. Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên
- Phân công bố trí đề bạt GV phải hợp lý trên cơ sở phân tích kĩ, trình độ năng lực, phẩm chất điều kiện hoàn cảnh và trên nguyên tắc dân chủ công khai.
- Tạo điều kiện cho GV có khả năng làm việc tốt nhất như : Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị cho công tác giảng dạy, học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
- Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh đoàn kết thân ái, trong sạch không có các tệ nạn xã hội.
- Quan tâm phát động phong trào thi đua mọi mặt nhất là trong lĩnh vực chuyên môn tạo môi trường học tập, bồi dưỡng thường xuyên.
- Coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ.
d. Phối hợp hoạt động với tổ chức Công đoàn
Công đoàn giáo dục là tổ chức chính trị, nghề nghiệp của cán bộ, GV và nhân viên trong nhà trường. Công đoàn giáo dục đại diện cho công đoàn viên tham gia quản lý nhà trường, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, GV, nhân viên trong trường; Động viên, giúp đỡ GV, cán bộ, nhân viên giải quyết những khó khăn trong đời sống để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Các GV trong nhà trường là công đoàn viên. Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp công tác với tổ chức công đoàn trên cơ sở bình đẳng, hợp tác. Các nội dung phối hợp có thể là:
- Thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, trọng tâm là rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, lương tâm nhà giáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
- Tiếp tục thực hiện có chiều sâu cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" và mở rộng phạm vi với 4 nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp.
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Xây dựng gia đình văn hóa”....
- Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, hội thi, hội giảng nhân các ngày chủ điểm 8/3, 20/11. Thi đua, khen thưởng, đánh giá phân loại công đoàn viên cuối năm...
- Quan tâm, giúp đỡ những GV gặp khó khăn, thực hiện chế độ chính sách, bảo vệ lợi ích chính đáng của ĐNGV.
e.Phối hợp hoạt động với tổ chức Đoàn thanh niên
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật nhà nước. Đoàn thanh niên trong nhà trường là một tổ chức hoạt động độc lập theo Điều lệ Đoàn và chỉ thị của Đoàn cấp trên nhưng lại thống nhất với các hoạt động của nhà trường về mục tiêu giáo dục, chương trình và kế hoạch hoạt động.
Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo công tác phối hợp hoạt động với tổ chức Đoàn thanh niên bởi sự gắn kết giữa mục tiêu giáo dục và mục tiêu hoạt động của Đoàn thanh niên trong nhà trường. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Mục tiêu cao nhất của Đoàn thanh niên là giáo dục đoàn viên thanh niên có đạo đức tốt, học tập tốt. Mặt khác, trong trường học còn có một bộ phận giáo viên trẻ là đoàn viên.
Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp công tác với tổ chức Đoàn trên cơ sở quan hệ hợp tác, cùng chung trách nhiêm. Các nội dung phối hợp cụ thể là:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tình yêu quê hương đất nước ... cho đoàn viên giáo viên học sinh.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy, phấn đấu trở thành giáo viên giỏi đối với đoàn viên giáo viên.
- Các giáo viên dạy môn khoa học xã hội như Ngữ văn, lịch sử, địa lý cần phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, du lịch về nguồn…nhằm tăng cường công tác giáo dục đối với đoàn viên thanh niên.
- Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động thi đua theo chủ điểm, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí ... để tập hợp, giáo dục đoàn viên thanh niên học sinh.
Ngoài Đoàn thanh niên và tổ chức Công đoàn, hiệu trưởng cần chỉ đạo phối hợp công tác giữa các tổ bộ môn với nhau. Đó là sự phối hợp trong lập kế hoạch hoạt động, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, công tác kiểm tra, đánh giá, hội thi, hội giảng, xét thi đua cuối năm… Sự phối hợp trong hoạt động giữa các Tổ trưởng chuyên môn sẽ tạo sự đồng bộ trong hoạt động chuyên môn tại nhà trường.
3.2.7.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
3.2.7.1. Mục tiêu
Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú làm cho cán bộ, GV nhận thức rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, hình thức và qui trình thanh tra, kiểm tra.
Kiểm tra đánh giá năng lực thực hiện công việc của ĐNGV là một hoạt động quan trọng của công tác quản lý. Đây là điều kiện thực hiện cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý đối với quá trình thực hiện với Giáo dục & Đào tạo.
Kiểm tra đánh giá đó là đo lường chấn chỉnh việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch của tổ chức để đảm bảo rằng các hoạt động này được thực hiện đúng hướng đạt hiêu quả cao.
Trong thực tế nếu không có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên thì sẽ dẫn tới tình trạng các nhân viên trong tổ chức làm việc trì trệ, và đại khái coi nhẹ hiệu quả, chất lượng sản phẩm không thực hiện đúng các yêu cầu có tính nguyên tắc bắt buộc đối với từng cá nhân và tổ chức, chính vì thế trong Giáo dục & Đào tạo tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của ĐNGV là việc vô cùng cần thiết.
- Trong xu thế hiện nay đòi hỏi người GV phải luôn trau dồi để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao đáp ứng yêu cầu giáo dục ngày càng phát triển, vì thế việc kiểm tra đánh giá đội ngũ những người truyền bá tri thức nhân loại thì việc kiểm tra đánh giá ĐNGV phải là một việc làm thường xuyên và hiệu quả.
Việc kiểm tra đánh giá phải đạt các mục tiêu sau :
- Nhằm phát hiện kịp thời những sai lệch, biểu hiện hay chiều hướng vi phạm các qui định, qui chế chuyên môn để kịp thời uốn nắn nhắc nhở, điều chỉnh và tìm ra nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó có thể