trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
3.2.1. Nâng cao nhận thức chính trị và phẩm chất, đạo đức nhà giáo cho đội ngũ giáo viên đội ngũ giáo viên
3.2.1.1. Mục tiêu
ĐNGV là đội ngũ nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục, có nhiệm vụ to lớn trong việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, trong việc tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đến thế hệ trẻ đến với quần chúng nhân dân. Do đó cần phải quan tâm bồi dưỡng ĐNGV vững vàng về tư tưởng chính trị, hiểu biết về Chủ trương và Chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục. ĐNGV hơn ai hết phải hiểu biết tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương; trong các nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường.
3.2.1.2. Nội dung
a. Nâng cao nhận thức của Hiệu trưởng trường THCS
Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, phải có nhận thức đúng đắn về công tác đổi mới và xác định đúng trách nhiệm trong việc xây dựng ĐNGV theo chuẩn được ban hành. Đổi mới phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề búc xúc trong các nhà trường, trong đó đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy - học là yếu tố quan trọng, quyết định nhất.
b. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ và cốt cán chuyên môn
Hiệu trưởng bằng nhiều biện pháp, hình thức, với những nội dung cụ thể cần đặt ra cho đội ngũ cán bộ và cốt cán chuyên môn trong trường các yêu cầu để họ tự đổi mới, cả trong tư duy và hành động, cần xem trọng các biện pháp
của họ nhằm nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, thẩm định tính khả thi và giao quyền hạn nhất định cho họ để phát huy tính chủ động, sáng tạo và khả năng tự chịu trách nhiệm trước công việc được giao.
c. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên về việc phấn đấu bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhằm đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn
- GV là đội ngũ hết sức quan trọng vì họ là những người lao động chủ yếu, trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục. Trong quá trình phát triển của nhà trường, muốn nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng công tác chuyên môn nhất định phải nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên. Cuộc vận động lớn trong ngành Giáo dục & Đào tạo là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, coi học sinh là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy - học. Bởi vậy, đáp ứng yêu cầu mới, yêu cầu đào tạo con người đáp ứng việc thực hiện CNH-HĐH đất nước. Hiệu trưởng phải làm cho mọi GV, nhân viên thực sự có nhận thức mới về nhiệm vụ giáo dục, về nhiệm vụ dạy học, về đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục.
- Nâng cao niềm tin sư phạm, giáo dục tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu học sinh.
3.2.1.3. Cách thực hiện
Trong giáo dục, phát huy nội lực là quy luật cơ bản. Vì vậy, việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho CBQL và ĐNGV chính là tạo ra năng lực nội sinh của mỗi cá nhân. Một khi nội lực được phát huy sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục. Mặt khác, việc tăng cường nhận thức cho mỗi thành viên trong hệ thống sẽ tăng thêm nội lực cho toàn hệ thống. Để làm được điều đó, cần phải:
- Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục cho mỗi CBQL, GV thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”; thấy rõ vai trò rất quan trọng của CBQL giáo dục và GV trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục. Từ đó, xác định trách nhiệm vẻ vang của mình với sự nghiệp “trồng người”. Chỉ khi nào những chủ trương, chính sách phát triển GD của Đảng và Nhà nước được hoá thân vào nhận thức của mỗi cán bộ GV và quan điểm “đào tạo liên tục, bồi dưỡng thường xuyên, học tập suốt đời” trở thành nhu cầu tự thân của họ thì mới thực sự có chất lượng và hiệu quả.
- Cần quan tâm đến việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, ở đó, người GV được tôn vinh và có điều kiện phát huy những tiềm năng sáng tạo để tự tôn vinh. Đó là một môi trường sôi động không khí thi đua “học không biết chán, dạy không biết mỏi” với phương châm “lấy tự học làm cốt” để tự hoàn thiện mình.
Để làm tốt điều đó, Lãnh đạo các cơ sở giáo dục cần tăng cường tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề; động viên, khuyến khích kèm theo chính sách thu hút GV và CBQL giáo dục tham gia nghiên cứu khoa học, đăng ký các đề tài tự học, tự bồi dưỡng, duy trì có hiệu quả các phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”. Đưa vấn đề tự học, tự bồi dưỡng thành tiêu chí quan trọng để đánh giá thi đua xếp loại công chức hàng kỳ, hàng năm.
Chất lượng, hiệu quả của công tác này phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của người CBQL giáo dục. Do vậy, các cấp lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, luôn đặt ra những yêu cầu ngày càng cao trong việc tự hoàn thiện, tự nâng tầm về mọi mặt trên cơ sở đề cao tự học, tự bồi dưỡng.