Nguyên nhân của thực trạng trên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 63)

2.5.3.1.Nguyên nhân dẫn đến thành công

- Có sự tận tụy, nhiệt tình, thiết tha với công việc, có tinh thần trách nhiệm của hiệu trưởng. Hiệu trưởng đã đề ra những chủ trương, những kế hoạch chung và kế hoạch chuyên môn phù hợp với thực tế nhà trường, tổ chức thực hiện một cách khoa học.

- Có sự chỉ đạo cụ thể của phòng GD&ĐT, có ĐNGV nhiệt tình và yêu nghề.

- Hiệu trưởng đã tạo ra môi trường pháp lý, quản lý toàn diện nhà trường, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, trong đó đặc biệt coi trọng hoạt động dạy – học.

- Hiệu trưởng luôn quan tâm xây dựng ĐNGV, đội ngũ CBQL về phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Tạo điều kiện để GV cải thiện đời sống và tự giác học tập để nâng cao về mọi mặt.

2.5.3.2.Nguyên nhân dẫn đến tồn tại

- Một số CBQL chưa thực sự chủ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, chưa khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong công tác quản lý nhà trường

- Một số CBQL chưa thực sự quản lý toàn diện nhà trường, chưa có biện pháp quản lý chuyên môn cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường do đó chưa phát huy hết khả năng giảng dạy và giáo dục trong đội ngũ giáo viên

- Năng lực quản lý, khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của một số CBQL còn hạn chế, lúng túng nhất là đối với CBQL tuổi đời còn trẻ, mới được bổ nhiệm, chưa qua lớp bồi dưỡng quản lý, thiếu kinh nghiệm thực tế.

- Một số CBQL chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cho CBQL do đó chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ kế cận.

- ĐNGV đủ về số lượng, đảm bảo chuẩn đào tạo nhưng thực chất đội ngũ đó còn nhiều hạn chế. Một số GV đào tạo lâu , tuổi đời cao, không thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới. Một số GV chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Nhiều GV mới ra trường có kiến thức nhưng kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Có thể nói những hạn chế trên của ĐNGV là nhân tố tác động trực tiếp mạnh mẽ tới hiệu quả quản lý chuyên môn của CBQL và năng lực chuyên môn của GV.

- Đời sống của GV còn gặp nhiều khó khăn

- Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng còn hạn hẹp.

Tóm lại : Hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh đã có những nhận thức đúng đắn và quan tâm đến công tác quản lý ĐNGV. Nhưng nhìn chung hiệu quả của công tác này chưa cao, chưa sử dụng và phát huy hết năng lực sẵn có của ĐNGV. Bản thân ĐNGV thì vẫn còn một số chưa thật sự chủ động, sáng tạo trong công tác giảng dạy, ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Vì vậy, để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo của nhà trường mà ĐNGV là người đóng vai trò quyết định và vai trò quản lý của hiệu trưởng liên quan đến chất lượng của ĐNGV là rất quan trọng thì việc phân tích thực trạng quản lý ĐNGV của hiệu trưởng trường sẽ là cơ sở đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với ĐNGV để ĐNGV phục vụ đắc lực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa cho sự nghiệp GD&ĐT.

Kết luận chương 2

Trong điều kiện giáo dục phổ thông hiện đang có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hóa, tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp dạy học đòi hỏi công tác bồi dưỡng GV phải tạo tiềm lực để GV không chỉ thích ứng mà còn tích cực chủ động tham gia vào quá trình đó. Cần đẩy mạnh xã hội hoá GD, coi sự nghiệp giáo dục là của toàn dân. Sự nghiệp GD ngày càng phát triển trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đòi hỏi người GV không chỉ hoạt động GD, dạy học tốt mà còn phải tham gia các hoạt động xã hội tốt. GV cần thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nghiêm túc và đi đầu trong việc tuân theo pháp luật của nhà nước. qua nghiên cứu thực trạng về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Vĩnh Thạnh cho thấy cần thiết phải đưa ra các giải pháp khả thi, đồng bộ để phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của giáo dục.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1. Một số Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Để phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thì yếu tố quan trọng đầu tiên là ĐNGV và CBQL giáo dục. Đây là vấn đề mà chúng ta cần nhận thức lại một cách đầy đủ và cần một sự thay đổi. Ngày 15/6/2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị 40/CT-TW về “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”, chỉ thị đã chỉ rõ: mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; Đội ngũ chính là yếu tố quyết định mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường, việc Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức và kĩ năng dạy học cho giáo viên các trường phổ thông là công việc thường xuyên và cấp thiết để nâng cao chất lượng GD&ĐT.

- Xây dựng mỗi trường học thực sự là trung tâm bồi dưỡng giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cán bộ, giáo viên nhà trường có thể học tập liên tục, mỗi cán bộ, GV đều có ý thức không ngừng bổ sung hoàn thiện và nâng cao trình độ năng lực công tác, kĩ năng nghề nghiệp, thích ứng được những thay đổi trong nghề nghiệp.

- Từng bước giải quyết sự bất hợp lí về ĐNGV THCS trên địa bàn huyện bằng việc tăng cường quản lí Nhà nước, điều chuyển, sắp xếp lại để tạo sự cân đối giữa các nhà trường. Cần tính toán qui hoạch lại đội ngũ CBQL và GV để đảm bảo có chất lượng và đồng bộ, hợp lí về cơ cấu môn học, tạo sự ổn định và yên tâm công tác.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học

Chúng ta biết rằng chỉ có thể nâng cao chất lượng ĐNGV THCS khi mọi người ý thức được tầm quan trọng của ĐNGV trong việc đổi mới và phát triển giáo dục, trong việc đáp ứng yêu cầu việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Công việc đó không thể thực hiện được một phía, không thể thực hiện được ở một người mà phải thực hiện ở nhiều người, nhiều thời gian liên tục và trong nhiều hoạt động khác nhau.

Do vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đổi mới công tác bồi dưỡng GV là nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng, là công tác trọng yếu nhất của các cấp quản lý cấp THCS hiện nay. Thực tế để xây dựng đội ngũ GV ngang tầm với sự phát triển và đòi hỏi của xã hội cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ.

Những giải pháp đề xuất phải đảm bảo sự tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của ngành và định hướng phát triển của địa phương.

Các giải pháp đề xuất phải giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại đã chỉ rõ trong phần thực trạng .

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào thực tiễn tình hình GD-ĐT của đất nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Đây là tư duy mang tầm chiến lược, thể hiện quan điểm toàn diện, khách quan, khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phát triển ĐNGV vững mạnh, toàn diện, vừa hồng vừa chuyên là yêu cầu cấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện tại. Yêu cầu phát triển ĐNGV được Đại hội chỉ rõ là phải "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng", là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới GD&ĐT.

Trong quá trình hoạt động thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng ĐNGV, tập thể sư phạm nhà trường đảm bảo được sự thống nhất giữa nhu cầu lợi ích của từng thành viên với mục tiêu của tập thể và mục tiêu xã hội. Sự thống nhất và hài hoà lợi ích là điều kiện tiên quyết trong sự tồn tại và phát triển của tập thể. "Trong thực tiễn của tập thể sư phạm, mỗi bước đều có sự đối chọi giữa mục tiêu cá nhân và tập thể và vấn đề hoà hợp các mục đích đó. Nếu trong một tập thể còn cảm thấy mâu thuẫn giữa mục đích chung và mục đích riêng thì có nghĩa là tập thể đó chưa được tổ chức đúng đắn. Chỉ ở nơi nào mục đích chung và mục đích riêng hoà hợp, nơi nào không có sự lạc điệu thì ở đấy tập thể là tập thể vững mạnh" (Macarencô).

Hiện nay, GD&ĐT đang phát triển mạnh mẽ cùng quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, do vậy, sự đánh giá của người học đối với đội ngũ giáo viên cũng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Đại hội XI nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo". Đây là quan điểm đột phá của Đại hội XI nhằm kiểm định chất lượng nguồn lực của quá trình GD&ĐT nói chung và kiểm định năng lực của ĐNGV nói riêng. Việc đánh giá tập trung vào tính hữu ích của môn học; thời gian của chủ đề, bài giảng; phương pháp giảng dạy; quan hệ thầy - trò... Đảm bảo được tính thực tiện trong trong việc xây dựng ĐNGV.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Dựa trên cơ sở lý luận, qua sự nghiên cứu các Nghị quyết, định hướng của Đảng và nhà nước; dựa trên các kết quả điều tra và khảo sát, phân tích các hoạt động thực tiễn ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh; Qua ý kiến của các nhà quản lý, ý kiến của các chuyên gia để xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo cần có sự cố gắng không chỉ riêng của ngành giáo dục mà còn có sự phấn đấu bền bỉ của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân. Chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV THCS huyện Vĩnh Thạnh là hết sức cần thiết vì nó sẽ tác động tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng giáo dục của huyện Vĩnh Thạnh. Những giải pháp dưới đây được xác định trên cơ sở thống

nhất với các yêu cầu chung của giáo dục và quản lý giáo dục và xuất phát từ điều kiện thực tế ở các trường THCS trong huyện đồng thời còn phải tính đến tính khả thi của chúng trong những hoàn cảnh cụ thể tạo nên sức mạnh nội lực để nâng cao chất lượng ĐNGV THCS huyện nhà.

3.2. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

3.2.1. Nâng cao nhận thức chính trị và phẩm chất, đạo đức nhà giáo cho đội ngũ giáo viên đội ngũ giáo viên

3.2.1.1. Mục tiêu

ĐNGV là đội ngũ nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục, có nhiệm vụ to lớn trong việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, trong việc tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đến thế hệ trẻ đến với quần chúng nhân dân. Do đó cần phải quan tâm bồi dưỡng ĐNGV vững vàng về tư tưởng chính trị, hiểu biết về Chủ trương và Chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục. ĐNGV hơn ai hết phải hiểu biết tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương; trong các nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung

a. Nâng cao nhận thức của Hiệu trưởng trường THCS

Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, phải có nhận thức đúng đắn về công tác đổi mới và xác định đúng trách nhiệm trong việc xây dựng ĐNGV theo chuẩn được ban hành. Đổi mới phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề búc xúc trong các nhà trường, trong đó đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy - học là yếu tố quan trọng, quyết định nhất.

b. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ và cốt cán chuyên môn

Hiệu trưởng bằng nhiều biện pháp, hình thức, với những nội dung cụ thể cần đặt ra cho đội ngũ cán bộ và cốt cán chuyên môn trong trường các yêu cầu để họ tự đổi mới, cả trong tư duy và hành động, cần xem trọng các biện pháp

của họ nhằm nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, thẩm định tính khả thi và giao quyền hạn nhất định cho họ để phát huy tính chủ động, sáng tạo và khả năng tự chịu trách nhiệm trước công việc được giao.

c. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên về việc phấn đấu bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhằm đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn

- GV là đội ngũ hết sức quan trọng vì họ là những người lao động chủ yếu, trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục. Trong quá trình phát triển của nhà trường, muốn nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng công tác chuyên môn nhất định phải nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên. Cuộc vận động lớn trong ngành Giáo dục & Đào tạo là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, coi học sinh là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy - học. Bởi vậy, đáp ứng yêu cầu mới, yêu cầu đào tạo con người đáp ứng việc thực hiện CNH-HĐH đất nước. Hiệu trưởng phải làm cho mọi GV, nhân viên thực sự có nhận thức mới về nhiệm vụ giáo dục, về nhiệm vụ dạy học, về đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục.

- Nâng cao niềm tin sư phạm, giáo dục tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu học sinh.

3.2.1.3. Cách thực hiện

Trong giáo dục, phát huy nội lực là quy luật cơ bản. Vì vậy, việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho CBQL và ĐNGV chính là tạo ra năng lực nội sinh của mỗi cá nhân. Một khi nội lực được phát huy sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục. Mặt khác, việc tăng cường nhận thức cho mỗi thành viên trong hệ thống sẽ tăng thêm nội lực cho toàn hệ thống. Để làm được điều đó, cần phải:

- Tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục cho mỗi CBQL, GV thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”; thấy rõ vai trò rất quan trọng của CBQL giáo dục và GV trong việc nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w