Thực trạng việc quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52)

Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

2.4.1. Thực trạng về công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên

Những năm trước đây việc tuyển chọn và sử dụng GV THCS chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Công tác tuyển dụng, bố trí GV thường theo cơ chế xin việc…do đó dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu GV. Có thể thấy rõ tình trạng này khi so sánh ĐNGV ở các trường vùng địa bàn thuận lợi như thành phố, thị xã và các trường vùng khó khăn. Những năm gần đây công tác tuyển chọn, sử dụng GV đã có nhiều đổi mới phần nào khắc phục được những nhược điểm của

việc tuyển dụng giáo viên. Phòng Giáo dục & Đào tạo và Phòng Nội vụ phối hợp cải tiến nội dung hình thức xét tuyển công chức, tuyển chọn bổ sung ĐNGV có phẩm chất, kiến thức năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu định mức lao động, giảng dạy, dạy đủ các bộ môn ở các cấp học, bậc học. Hàng năm trên cơ sở biên chế và kế hoạch phát triển quy mô trường, lớp, học sinh, Phòng GD&ĐT đã có kế hoạch thực hiện công tác bố trí điều động thuyên chuyển giáo viên nhằm điều hòa chất lượng giáo dục cũng như hợp lý hóa địa bàn sinh sống và đơn vị công tác của giáo viên. Đồng thời tuyển dụng bổ sung giáo viên cho các trường THCS theo biên chế và nhu cầu. Tuy nhiên vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như tâm lý, hoàn cảnh giáo viên không muốn đi xa, không muốn thay đổi.

Tuy nhiên trong công tác tuyển dụng giáo viên còn bộc lộ nhiều bất cập chẳng hạn :

+ Công tác xét tuyển GV phải kết hợp với phòng Nội vụ huyện nên đôi khi còn bất cập là phân bố không theo quy hoạch của phòng, hoặc bị chậm trễ do phải đợi quyết định của UBND huyện.

+ Việc tuyển dụng GV còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Số GV cần tuyển vào biên chế Nhà nước so với tổng số cán bộ công chức của toàn huyện do Sở Nội vụ Thành phố quy định và số lượng công chức được tuyển vào biên chế Nhà nước do Sở Nội vụ Thành phố cho phép thực hiện hàng năm ở mỗi địa phương.

2.4.2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ giáo viên

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và trình độ chuyên môn cho ĐNGV THCS đã được quan tâm thực hiện trong những năm qua, qua nhiều hình thức khác nhau, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ thông qua chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ GD&ĐT tổ chức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên đề cho các cấp quản lý từ phòng đến trường tổ chức, bồi dưỡng tại các tổ nhóm chuyên môn, tự bồi dưỡng do nhu cầu dạy học của cá nhân, nội dung bồi dưỡng ngày càng được cải tiến theo hướng phân hóa sâu.

2.4.2.1. Công tác bồi dưỡng giáo viên do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức

Hàng năm vào những dịp hè Phòng GD&ĐT tham mưu với Sở GD&ĐT phối hợp với Trường Cao Đẳng và Khoa Sư phạm Trường Đại học Cần Thơ tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS. Ngoài nội dung bồi dưỡng các chuyên đề thiết thực qua các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên do Bộ GD&ĐT hướng dẫn thì GV THCS còn được bổ sung kiến thức phổ thông về tình hình chính trị, thời sự trong nước và quốc tế. Cung cấp cho giáo viên lý luận về phương pháp dạy học mới và các chuyên đề phương pháp tích hợp các nội dung như: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bảo vệ môi trường... Qua các đợt bồi dưỡng giáo viên có kiến thúc bộ môn sâu hơn, hình dung và làm quen với phương pháp dạy học mới theo yêu cầu đổi mới của giáo dục. Qua đợt kiểm tra đánh giá của các đợt bồi dưỡng cho thấy trên 90% số giáo viên được tham gia bồi dưỡng và đạt yêu cầu.

Mặc dù công tác bồi dưỡng GV đã được các cấp quản lý giáo dục chỉ đạo và quan tâm nhưng thực tế hiệu quả bồi dưỡng vẫn còn thấp thể hiện ở chỗ là chất lượng ĐNGV không được nâng lên là bao nhiêu, có thể nói là “dậm chân tại chỗ”.

2.4.2.2. Công tác bồi dưỡng ở các trường THCS

Hàng năm do yêu cầu của nhà trường, do phong trào thi đua…hầu hết các trường THCS đều quan tâm đến công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thông qua nhiều hình thức phong phú.

Căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng giáo viên thông qua ý kiến nhà trường, các tổ chuyên môn, đội ngũ cốt cán của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập tổ bộ môn của từng môn xây dựng chương trình và thực hiện bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên công tác này không được thực hiện thường xuyên liên tục nội dung không đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng của giáo viên, hiệu quả cũng chưa cao.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do

Về mặt nhận thức : Vẫn còn nhiều cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng. Do đó không quan tâm, chú trọng đến công tác này, nhiều giáo viên chỉ tham gia bồi dưỡng để có được chứng chỉ công nhận là đã qua lớp bồi dưỡng, ý thức học tập và tự trau dồi chuyên môn của một số việc còn quá yếu, hầu như không giành thời gian để nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, bài soạn chỉ dựa vào sách giáo khoa và sách giáo viên một bộ phận khác thì chủ quan, thiếu khiêm tốn trong chuyên môn.

Về nội dung bồi dưỡng

+ Chương trình bồi dưỡng có những chuyên đề, hoặc các phần của chuyên đề chưa hợp lý, chưa gắn với giáo dục phổ thông, chưa phù hợp với đối tượng bồi dưỡng, chưa gắn với thực tế địa phương.

+ Nội dung bồi dưỡng chưa đi sâu vào phương pháp dạy học cụ thể của từng môn học, chỉ nặng về lý thuyết.

Hình thức bồi dưỡng

+ Thực hiện công việc này trong hè, phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là thuyết trình chưa gắn nội dung bồi dưỡng với thực hành soạn giáo án, lên lớp khiến cho người học thấy nặng nề, ức chế nên hiệu quả thấp.

+ Bồi dưỡng ở các trường, các tổ chuyên môn thông qua các báo cáo chuyên đề, đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm chỉ nhằm mục đích phong trào nội dung rất sơ sài…

Những hình thức bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường hoặc giáo viên tự bồi dưỡng bằng việc báo cáo các chuyên đề, qua thao giảng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học…công tác này được tổ chức hàng năm nhưng không triệt để chỉ mang tính chất phong trào nên hiệu quả thấp.

Về lực lượng thực hiện bồi dưỡng

Lực lượng thực hiện công tác bồi dưỡng của Phòng Giáo dục - Đào tạo cũng như ở các đơn vị rất mỏng mỗi môn chỉ 2 - 3 người thậm chí chỉ có 1 người. Do đó thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng rất khó khăn.

Công tác lập kế hoạch thực hiện chỉ đạo chương trình bồi dưỡng

+ Kế hoạch bồi dưỡng nhiều khi mang tính chất tùy hứng gây bị động cho giáo viên giảng dạy.

+ Phòng GD&ĐT chưa làm tốt công tác khảo sát nắm thực trạng ĐNGV để bồi dưỡng những gì giáo viên cần chứ không bồi dưỡng những gì mình có.

+ Lực lượng bồi dưỡng đội ngũ cốt cán, bộ phận nghiệp vụ còn có nhiều bất cập về trình độ, về năng lực sư phạm…

Công tác kiểm tra đánh giá : Sau các đợt bồi dưỡng việc tổ chức kiểm tra, đánh giá chỉ thực hiện theo kiểu truyền thống viết bài luận, hoặc viết lại bài học khiến cho việc kiểm tra vừa nặng nề vừa không đánh giá đúng thực chất người học.

+ Việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở nhiều nơi, nhiều trường chỉ thực hiện các thao tác như kiểm tra vở soạn bài, số dự giờ,…mà không chú trọng đến việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn một cách nghiêm túc.

+ Công tác quản lý về bồi dưỡng chuyên môn của hiệu trưởng còn quan liêu, khoán trắng cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, đôi khi có kiểm tra đôn đốc nhưng cũng qua loa.

2.4.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh

Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS huyện Vĩnh Thạnh chúng tôi đã sử dụng phiếu câu hỏi để trưng cầu ý kiến của 9 đồng chí hiệu trưởng và 250 giáo viên của các trường THCS. Đồng thời cũng gặp gỡ các đồng chí hiệu trưởng để trao đổi về vấn đề liên quan, phỏng vấn, thu thập tài liệu. Gặp trực tiếp một số giáo viên để phỏng vấn, thu thập thông tin. Từ đó đối chiếu so sánh những thông tin đã thu thập được để đưa ra kết luận về thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh. Trong phiếu ý kiến của giáo viên, chúng tôi đã dùng công thức tính trung bình để tính điểm trung bình cho từng biện pháp với số điểm tăng dần từ 1 đến 4. Kết quả như sau :

2.4.3.1. Phân công giảng dạy

Bảng 2.8 : Khảo sát công tác quản lý phân công giảng dạy TT Các giải pháp quản lý

hoạt động dạy học của hiệu Đánh giá của GV Ý kiến của HT

1 2 3 4 Điểm

TB

Số ý

Kiến %

1 Công khai hóa việc phân công

giảng dạy 79 115 32 24 2,0 2 22,2

2 Có chú ý việc tăng thu nhập

của GV 51 73 86 40 2,5 5 55,6

3 Có căn cứ để chọn GV các khối

lớp 37 62 68 83 2,8 8 88,9

Nhận xét : Công tác quản lý phân công giảng dạy chưa hiệu quả. Chỉ có 22,2% hiệu trưởng có ý kiến và giáo viên đánh giá là dưới mức trung bình (2,0điểm). Cả giáo viên và hiệu trưởng đều cho rằng việc phân công giảng dạy chưa công khai, chứng tỏ công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo phó hiệu trưởng và tổ chuyên môn trong việc phân công giảng dạy còn mờ nhạt, giáo viên không nắm được kế hoạch phân công giảng dạy để chuẩn bị chu đáo cho năm học mới.

Khi phân công giảng dạy thì hiệu trưởng thường căn cứ vào một số cơ sở sau: Năng lực chuyên môn, nguyện vọng cá nhân, kết quả công việc được giao năm trước. Hình thức phân công theo khối lớp, giáo viên có kinh nghiệm dạy lớp 9 còn giáo viên mới ra trường dạy lớp 6.

Tóm lại : Tuy đã có căn cứ, tiêu chí trong việc phân công giảng dạy nhưng việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo phân công chuyên môn của hiệu trưởng còn mờ nhạt. Việc phân công chưa công khai, thường do áp đặt của hiệu trưởng, vai trò của tổ chuyên môn bị lu mờ, ít chú ý tới nguyện vọng của HS và phụ huynh HS.

2.4.3.2. Quản lý việc thực hiện chương trình

Bảng 2.9 : Khảo sát công tác quản lý thực hiện chương trình

TT Các giải pháp quản lý

hoạt động dạy học của HT Đánh giá của GV

Ý kiến của HT

1 2 3 4 ĐiểmTB Số ý Kiến %

1 Chỉ đạo việc thực hiện chương trình 23 58 98 71 2,9 8 88,9

2 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình 17 41 76 116 3,4 9 100

3 Chỉ đạo giảm tải chương trình 11 62 99 78 3,0 9 100

Nhận xét : Công tác quản lý thực hiện chương trình ở các trường được giáo viên và hiệu trưởng đánh giá khá tốt, trong đó việc kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình và chỉ đạo giảm tải chương trình được các hiệu trưởng rất quan tâm (có từ 88,9% đến 100% ý kiến), và được giáo viên đánh giá tốt (từ 3,0 đến 3,4 điểm). Hiệu trưởng đã có những biện pháp quản lý cụ thể như : Chỉ đạo thực hiện chương trình, giảm tải chương trình, kiểm tra việc thực hiện chương trình, xây dựng chương trình cân đối giữa Học – Ôn – Luyện. Điều này chứng tỏ hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch chi tiết và chỉ đạo thực hiện tốt chương trình.

Qua điều tra thực tế và qua đánh giá của thanh tra phòng GD&ĐT thì các trường đều tổ chức dạy đủ các môn, đủ chương trình. Các trường đều tổ chức dạy trước chương trình (trong hè) từ 1 đến 2 tuần.

Tóm lại : Hiệu trưởng quan tâm quản lý việc thực hiện chương trình, có kế hoạch, có tổ chức thực hiện chỉ đảo sát sao đồng thời kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện chương trình. Tuy nhiên việc quản lý một vài trường còn chưa chặt chẽ, thậm chí đôi khi còn vi phạm quy chế chuyên môn.

2.4.3.3. Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Bảng 2.10 : Khảo sát quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp TT Các giải quản lý hoạt

động dạy học của hiệu Đánh giá của GV Ý kiến của HT

1 2 3 4 Điểm

TB

Số ý

Kiến %

1 Chỉ đạo soạn bài, nội dung kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh

44 118 74 14 2,2 9 100

2 Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học 73 125 36 16 2,0 8 88,9

3 Chỉ đạo việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học 69 114 45 23 2,1 8 88,9

4 Kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị giáo án 9 55 107 79 3,0 9 100

Theo đánh giá của GV qua phiếu trưng cầu ý kiến việc chỉ đạo soạn bài phù hợp với đối tượng học sinh còn mờ nhạt (2,2 điểm). Có chỉ đạo đổi mới phương pháp nhưng chưa hiệu quả (2,0 điểm). Đa số các trường đều có quan tâm đến việc làm đồ dùng dạy học nhưng còn theo phong trào (2,1 điểm). Tuy vậy theo ý kiến của các hiệu trưởng thì đều thấy tầm quan trọng của việc chuẩn

bị giờ lên lớp, chỉ đạo sát sao và kiểm tra chặt chẽ việc soạn giáo án (100% ý kiến). Điều đó chứng tỏ hiệu trưởng có quan tâm, có ý kiến chỉ đạo nhưng việc thực hiện của giáo viên chưa đạt yêu cầu.

Hiệu trưởng các trường THCS đều có sự quan tâm chỉ đạo việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên (100% ý kiến). Kiểm tra thường xuyên giáo án nhưng hầu như các trường vẫn chưa đưa ra được biện pháp cụ thể giúp giáo viên chuẩn bị giờ lên lớp tốt nhất như : Sắp xếp thời gian hợp lý, tìm nguồn tài liệu, trang bị đồ dùng dạy học và phương tiện phù hợp v.v… do đó hiệu quả của công tác này chưa cao, kết quả dạy học chậm được cải tiến.

Bảng 2.11 : Khảo sát công tác kiểm tra của hiệu trưởng

TT Tên Trường Công tác quản lý của hiệu trưởng

Kiểm tra hồ sơ

(Đợt /năm) diện giáo viên (%)Kiểm tra toàn

1 THCS TT Thạnh An 1 2 25 2 THCS TT Thạnh An 3 30 3 THCS Thạnh Thắng 2 30 4 THCS Thạnh Tiến 2 30 5 THCS Thạnh An 3 30 6 THCS TT Vĩnh Thạnh 2 25 7 THCS Thạnh Mỹ 3 40 8 THCS Thạnh Lộc 3 40 9 THCS Vĩnh Trinh 3 40

(Nguồn : Phỏng vấn trực tiếp hiệu trưởng)

2.4.3.4. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Bảng 2.12 : Khảo sát quản lý giờ lên lớp của giáo viên TT Các giải pháp quản lý

hoạt động dạy học của Đánh giá của GV Ý kiến của HT 1 2 3 4 ĐiểmTB kiếnSố ý % 1 Chỉ đạo việc thực hiện quy

chế chuyên môn 43 77 79 51 2,6 9 100

2 Chỉ đạo truyền đạt nội dung cơ bản phù hợp với đối tượng học sinh

68 83 45 54 2,3 7 77,8

3 Chỉ đạo tổ chức hoạt động nhận thức cho HS 91 106 36 17 1,9 1 11,1

4 Chỉ đạo rèn luyện kỹ năng cho học sinh 89 113 30 18 2,0 2 22,2

Việc chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn được hiệu trưởng quan tâm (100%), nhưng hiệu quả chưa cao (giáo viên đánh giá là 2,6 điểm). Công tác chỉ đạo truyền đạt nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh còn mờ nhạt. Như vậy việc quản lý giờ lên lớp của hiệu trưởng mới dừng lại ở quản lý việc đi dạy, vắng dạy, đi trễ về sớm… còn nội dung chính của các biện pháp quản lý giờ lên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w