Bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên các trường hợp lý để sử

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 79 - 86)

dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có.

3.2.4.1. Mục tiêu

Người xưa đã có câu “Dụng nhân như dụng mộc” Dụng nhân - Dùng người chính là khả năng cơ bản của người lãnh đạo, việc dùng người là yếu tố then chốt liên quan đến sự hưng suy, thành bại đối với sự nghiệp của người lãnh đạo. Vì vậy người lãnh đạo phải dồn tinh thần sức lực vào việc quản lý và sử

dụng người dưới quyền. Chính sách sử dụng hợp lý với môi trường hoạt động thuận lợi sẽ là điều kiện để mỗi cá nhân trong một tổ chức, bộ máy phát huy tốt hiệu năng đem lại hiệu quả cao cho tổ chức.

3.2.4.2. Nội dung - cách thực hiện

Muốn phát triển ĐNGV của nhà trường đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới trước hết cần có kế hoạch sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có. Bởi lẽ sử dụng không hợp lý sẽ làm giảm ý chí, khả năng hoạt động ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả và làm chậm tiến trình công việc. Ngược lại nếu bố trí sử dụng đúng người đúng việc phù hợp với năng lực của từng thành viên sẽ làm cho họ phát huy hết năng lực sức mạnh tiềm ẩn của mình làm cho họ thấy thoải mái, tự tin, phấn khởi, khởi dậy tính tích cực chủ động sáng tạo nhờ đó đem lại hiệu quả cao trong hoạt động cá nhân cũng như tập thể nhà trường xuất phát từ quan điểm coi người GV là nguồn lực trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo sử dụng ĐNGV phải đạt được các mục tiêu sau:

- Bố trí GV đảm bảo đúng qui định của Luật Giáo dục là được giảng dạy phù hợp với trình độ và chuyên ngành đào tạo.

- Được phân công giảng dạy đúng định mức lao động (đối với cấp THCS là không quá 19 tiết tuần), phải thực hiện chế độ chính sách đối với các trường hợp lao động vượt mức qui định (dạy thừa giờ).

- Trọng dụng nhân tài : Bố trí GV phải đúng với năng lực sở trường điều kiện hoàn cảnh giúp họ an tâm với công việc. Phát huy hết tiềm năng sẵn có và có khả năng phát triển.

- Đội ngũ CBQL các nhà trường có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng đội ngũ GV nói riêng, do đó việc đề bạt, bố trí sắp xếp hợp lý ban giám hiệu các nhà trường hàng năm có vai trò hết sức quan trọng. Ban giám hiệu thực sự có năng lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị, có uy tín, có đủ phẩm chất và năng lực quản lý, năng lực chuyên môn tương xứng với người đứng đầu nhà trường. Trong đề bạt hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần phối hợp tốt thăm dò tín nhiệm và quyết định bổ

nhiệm theo quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; tất nhiên phải dựa trên thực tiễn.

Quản lý nhà trường là một biện pháp chỉ đạo về nề nếp dạy học vừa mang tính chất quản lý hành chính, vừa có yếu tố sư phạm. Quản lý nhà trường là quản lý bằng kế hoạch, bằng các quy định cụ thể, bằng công tác thi đua.

+ Kế hoạch hoá các sinh hoạt định kỳ, hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ, cả năm học. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước ngành, kế hoạch hoạt động của trường, căn cứ vào kế hoạch chung của ngành.

+ Hiệu trưởng trực tiếp lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên, chuyên đề, dự giờ thăm lớp của GV. Hiệu trưởng trực tiếp đánh giá xếp loại GV.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn để bồi dưỡng GV dạy giỏi, bồi dưỡng chuyên môn, rèn luyện kỹ năng cho GV; vận động GV tham gia đăng ký GV giỏi các cấp. Tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt những kế hoạch của mình.

+ Trong công tác phát triển đội ngũ, hiệu trưởng phải tạo ra sự đa dạng hóa các hình thức học tập, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, tạo mọi cơ hội để mọi người được học tập, phản ánh nguyện vọng của mình hoặc có nhu cầu tham gia học lên để nâng chuẩn . Hiệu trưởng phải gương mẫu trong các hoạt động chuyên môn, sâu sát trong các đợt học chuyên đề, không chỉ để quản lý việc học tập của GV mà còn phải tham gia học tập tốt. Có khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, rút ra những kết luận cần thiết trong mọi lĩnh vực, hoặc nêu ra những vấn đề để mọi người tiếp tục, bàn bạc suy nghĩ.

Người hiệu trưởng, chuyên môn phải là con chim đầu đàn trong trường, có uy tín nghề nghiệp trong đồng nghiệp, trong học sinh, trong phụ huynh.

- Phòng GD&ĐT có thẩm quyền bố trí sắp xếp ĐNGV các nhà trường, việc sắp xếp ĐNGV đồng đều về số lượng (thực tế hiện nay GV có trường thiếu, trường thừa là vẫn còn), đồng bộ về cơ cấu; có chú trọng các trường ở vùng khó khăn, các trường trọng điểm. Chất lượng ĐNGV sẽ được nâng lên nếu trường nào cũng có GV có phẩm chất năng lực chuyên môn tốt, hăng hái đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, kèm cặp GV tập sự, GV

trẻ, dự giờ đúc rút kinh nghiệm, dạy mẫu,... làm gương cho tập thể sư phạm học tập (thực tế hiện nay một số trường chất lượng GV còn yếu).

Xây dựng quy chế dân chủ cho GV ở những vùng khó khăn, quy định rõ thời gian công tác ở vùng khó khăn có như vậy GV mới an tâm công tác, phấn đấu; các trường ở vùng khó khăn mới có GV giỏi, GV tâm huyết.

a. Sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý trong trường.

Ở trường học ngoài BGH còn có các cương vị lãnh đạo khác: Bí thư Đoàn Thanh niên; Tổng phụ trách Đội Thiếu niên; tổ trưởng chuyên môn; trưởng các ban: Ban văn nghệ, ban thông tin tuyên truyền, ban lao động...Việc hiệu trưởng đề bạt cán bộ là sự bổ nhiệm GV vào các chức danh nêu trên. Những người được đề bạt phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ , có uy tín, có đủ phẩm chất và năng lực tương xứng với các nhiệm vụ. Khi đề bạt cán bộ phải vận dụng một trong hai hình thức: bầu cử và chỉ định. Việc lựa chọn hình thức thuộc thẩm quyền của người CBQL được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục. Tuy nhiên người CBQL nên dựa vào thực tiễn phát triển.

Trong sắp xếp đội ngũ cán bộ, vị trí cần lưu ý và chú trọng là bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn là người quản lý trực tiếp các thành viên trong tổ. Chất lượng tổ chuyên môn nâng lên hay không, chất lượng ĐNGV trong tổ được nâng lên hay không là do việc đầu tư xây dựng, quản lý tổ chuyên môn một cách hiệu quả. Vì vậy, vị trí của tổ trưởng chuyên môn đặc biệt quan trọng. Tổ chuyên môn giỏi thì trò giỏi, chất lượng giáo dục của trường nâng lên.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một biện pháp chỉ đạo về nề nếp dạy học vừa mang tính chất quản lý hành chính, vừa có yếu tố sư phạm. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là quản lý bằng kế hoạch, bằng các quy định cụ thể, bằng công tác thi đua.

+ Kế hoạch hoá các sinh hoạt định kỳ, hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ, cả năm học, hướng về thực hiện nề nếp dạy học. Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng, kế hoạch hoạt động của tổ, căn cứ vào kế hoạch chung của trường.

+ Tổ chức các hoạt động theo chủ đề trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức họp nhóm dạy, họp tổ và để rút kinh nghiệm giờ dạy, để thảo luận bài giảng mẫu, bài soạn mẫu, tổ chức chuyên đề. Thảo luận trao đổi ý kiến về những bài dạy khó, những vấn đề khó và thống nhất chung những kiến thức cơ bản để kiểm tra, đánh giá học sinh theo khối, lớp.

+ Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp lên kế hoạch dự giờ thăm lớp của GV. Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp kiểm tra, kí giáo án của các tổ viên trong tuần.

+ Tổ chuyên môn là nơi nuôi dưỡng, bồi dưỡng GV dạy giỏi. Nơi bồi dưỡng chuyên môn, rèn luyện kỹ năng cho GV trẻ. Tổ phải làm tốt công tác vận động đồng nghiệp tham gia đăng ký GV giỏi các cấp. Tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt những kế hoạch của mình.

+ Tổ trưởng chuyên môn là thành viên của ban chuyên môn, là người giúp hiệu trưởng quản lý chỉ đạo chuyên môn nhà trường

+ Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp dự giờ, đánh giá, xếp loại, cho điểm GV. Trực tiếp kiểm tra chuyên môn GV và tham gia đánh giá xếp loại chuyên môn của các GV khi được mời.

+ Trong khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng phải tạo ra sự đa dạng hóa các loại hình sinh hoạt, tạo mọi cơ hội để mọi người được trình bày ý kiến, phản ánh kinh nghiệm của mình hoặc tiếp nhận những vấn đề mới mẽ, những nguồn thông tin bổ ích, tránh thuyết giáo một chiều đơn điệu, nhàm chán. Người tổ trưởng chủ trì các buổi sinh hoạt không chỉ có tài diễn thuyết mà còn phải có tài điều khiển làm chủ được quá trình tham gia đóng góp ý kiến của các thành viên trong tổ. Có khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, rút ra những kết luận cần thiết, hoặc nêu ra những vấn đề để mọi người tiếp tục, bàn bạc suy nghĩ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người tổ trưởng chuyên môn phải là con chim đầu đàn trong nhóm, trong tổ, có uy tín nghề nghiệp trong đồng nghiệp, trong học sinh, trong phụ huynh.

b. Phân công chuyên môn giáo viên hợp lý.

Việc phân công chuyên môn GV cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng đảm bảo cho GV trong quá trình giảng dạy không nặng quá, không nhẹ quá. Số giáo án

đảm nhiệm của mỗi GV hợp lý có tính đồng đều. Việc phân công chuyên môn phải dựa vào hoạt động của năm học trước với tinh thần chương trình cả bốn khối lớp cần phải được tiếp cận và phối hợp, không bỏ qua.

Việc phân công chuyên môn phải dựa trên năng lực chuyên môn của từng cá nhân, dựa trên đặc điểm chất lượng học sinh của từng lớp. Cần đảm bảo được cả chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà.

Trong một năm học, khi phân công chuyên môn mỗi GV(trừ GV đặc thù) nhất thiết phải dạy 2 khối lớp (không nên dạy 3-4 khối lớp trong một năm) và cũng không cố định năm sau như năm trước. Như vậy GV có điều kiện tiếp thu với cả chương trình 4 khối lớp, thuận lợi khi GV dạy thay, dạy thế, thuận lợi trong việc dự giờ thăm lớp, trao đổi bài giảng với đồng nghiệp sẽ có tác dụng bổ ích hơn, sát thực hơn.

Phân công bố trí GV, nhân viên trong nhà trường là quyền hạn của người quản lý. Việc sắp xếp bố trí GV bộ môn, GVCN nếu hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực. Nội lực của nhà trường sẽ được phát huy có hiệu quả. Ngược lại, bố trí nhân lực không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc, gây cản trở cho việc xây dựng và phát triển ĐNGV là ảnh hưởng tới công tác nâng cao chất lượng ĐNGV trong trường. Khi phân công bố trí GV người CBQL cần phải suy tính nghiêm túc và đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tuân thủ định mức lao động của nhà nước và các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của GV trong hoạt động giáo dục mà điều lệ trường phổ thông và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý giáo dục ban hành.

- Phù hợp với trình độ, năng lực của từng người.

- Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một trời gian nhất định. - Khi phân công GV cần tiến hành theo các bước:

+ Yêu cầu của cá nhân đề đạt nguyện vọng. Cá nhân xin được tiếp tục khối lớp cũ hay xin chuyển đổi, lý do xin chuyển.

+ Tổ chuyên môn trao đổi bàn bạc trên cơ sở đánh giá năng lực GV ở năm học trước để đưa ra cách phân công hợp lý, có hiệu quả giáo dục.

+ Người CBQL dựa trên cơ sở phân công của tổ để quyết định. Như vậy, người quản lý vừa thực hiện được quy chế dân chủ trong nhà trường vừa tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi cho GV khi bước vào năm học mới.

c. Sắp xếp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm:

Việc sắp xếp GVCN hợp lý không những đưa công tác giáo dục học sinh vào các hoạt động ngoài giờ của học sinh có chất lượng mà còn là cơ sở để giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐNGV, thông qua lòng yêu ngành, yêu nghề, thông qua hoạt động chuyên môn của GV. Tuy nhiên, lòng yêu thương học sinh, yêu nghề nghiệp thông qua sự tận tuỵ trong công tác chủ nhiệm lớp. Nếu là thầy giáo chỉ nghĩ đơn thuần về chuyên môn thì có thể gọi là thợ dạy, thợ bậc thấp, thợ bậc cao. Ở phương Đông nói chung và ở Việt nam ta nói riêng, người thầy giáo cần phải xác định nhiệm vụ dạy chữ, dạy nghề và dạy người. Khi xác định đúng đắn quan điểm đó, người thầy giáo thực sự phải là tấm gương sáng về mọi mặt cho học sinh noi theo. Trong thời đại kinh tế mở cửa, việc giáo dục kinh tế- chính trị cho học sinh là rất cần thiết. Hơn ai hết, người GV nói chung và người GVCN nói riêng phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức, tư cách, từ đó mới có lòng say mê yêu trẻ, giúp học sinh vượt qua mọi cám dỗ của tệ nạn xã hội, hướng dẫn học sinh đi đúng quỹ đạo mà mục tiêu giáo dục đề ra.

Việc lựa chọn GVCN lớp, người quản lý phải dựa vào tình hình đặc điểm của từng khối lớp, khối đầu cấp, khối cuối cấp, lớp khá, lớp ngoan, …Căn cứ vào năng khiếu của từng GV, người quản lý cần đánh giá đúng năng lực của mỗi GV. Có thể có những GV chưa có hứng thú hoặc mặc cảm với công tác chủ nhiệm. Cũng có những GV chưa thực sự say mê vì chưa nhận được tình cảm chân thực từ học sinh...Vì vậy hiệu trưởng cần khéo léo, có nghệ thuật trong sắp xếp GVCN. Cần tạo điều kiện để cho mọi GV càng ngày càng hứng thú với công tác chủ nhiệm nhất là các GV trẻ và các GV chưa có kinh nghiệm.

Ngoài việc sắp xếp hợp lý cần phải kết hợp việc quản lý, động viên, kiểm tra đôn đốc của lãnh đạo trường. Khi đó phong trào lớp sẽ tiến bộ , GVCN cũng tiến bộ, chất lượng ĐNGV được nâng lên. Khi sắp xếp cũng cần áp dụng các bước như phân công chuyên môn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 79 - 86)