Trang phục trong đời sống xã hội của người Mường

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 79 - 82)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.3.Trang phục trong đời sống xã hội của người Mường

Hàng ngày đồng bào Mường phải trực tiếp lao động sản xuất như làm ruộng, lên nương, vào rừng, làm các công việc ở nhà, các hoạt động xã hội như hội hè, lễ, tết. tang ma, cưới hỏi …Bởi thế họ cần phải có những bộ trang phục phù hợp với từng loại hình công việc. Do đó đồng bào sáng tạo ra những loại trang phục cho phù hợp.

Trang phục dành cho lao động: Thường thì các bộ trang phục phục vụ cho việc đi chơi, hội hè, lễ tết thì được làm rất đẹp và cầu kỳ. Nhưng trang phục lao động thì được làm đơn giản hơn rất nhiều. Phụ nữ thường mặc váy có màu tràm, cạp dệt bằng thổ cẩm với hoạ tiết hoa văn đơn giản. Áo ngắn ngang lưng, tay chẽn, cổ cứng bổ khuy dọc, hay như áo khách của phụ nữ Kinh. Không quấn xà cạp vào chân, tay như là người Thái hay một số dân tộc khác. Đầu vấn búi cu và có khăn lợp trên đầu, khăn thêu đơn giản. Dây lưng thắt bằng khăn vải hoặc buộc dây bện bằng dây sắng

tuốt trắng. Trang phục của nam giới còn đơn giản hơn nữa. Họ có thể mặc bất kỳ loại trang phục nào miễn là thoải mái khi làm. Mùa hè có thể cởi

trần đóng khố, mùa đông giá, mưa gió thường mặc áo tơi lá lụi, áo buồm, áo bì gai, đội nón đan bằng giang hoặc nón lá. [37, 427].

Trang phục trong ngày lễ tết: lễ tết là những ngày sinh hoạt cộng đồng, là tín ngưỡng dân gian bao gồm có phần lễ và phần hội. Phần lễ là lúc, nơi linh thiêng trang trọng, phần hội họ gặp nhau trò truyện vui vẻ khen ngợi nhau, mời mọc nhau ăn uống, chơi những trò chơi dân gian….Vì là nơi sinh sinh hoạt cộng đồng, linh thiêng, lịch sự nên cần phải có bộ trang phục trang trọng và đẹp nhất. Bộ trang phục này thường được làm hết sức cầu kỳ về cả kỹ thuật thêu rệt và hoạ tiết hoa văn. Trang phục của nữ giới thường mặc là áo màu đen cổ “khít”, dệt bằng thổ cẩm. [3, 67], hoặc váy bằng vải, lụa nhuộm tràm. Cạp dệt bằng thổ cẩm, áo khóm mới, khoác áo choàng loại áo tứ thân bịt tà dài gúa gối, thắt lưng xanh bỏ mối ra phía hông hoặc ở phía trước, đeo nhẫn, vòng cổ vòng tay bạc, sà tích đầu búi tóc cài trâm, khăn lợp trên đầu, thường đeo một cái đón và cầm dao vía cán sừng hoẵng. [37, 431]. Lễ thì mặc váy dài sát gót chân. Đối với nam giới mặc áo dài màu đen dài qúa gối, bốn thân dài một thân ngắn, có hàng khuy ở nách, quần mổ đôi màu trắng, thắt lưng xanh, đầu đội khăn xếp chít khăn lượt hình chữ nhật. Trang phục ngày lễ, tết, hội hè còn mới, hoa văn cách điệu.

Trang phục yêu đương: các cô gái, tràng trai khi yêu nhau thường có những biểu hiện hết sức tế nhị và có văn hoá. Nhất là trong nói năng và ăn mặc. Khi yêu nhau bao giời con người ta cũng thường muốn mình đẹp để làm hấp dẫn người mình yêu. Bởi thế họ thường mặc bộ trang phục đẹp nhất khi gặp nhau. Khi gặp nhau họ thường nói với nhau những lời ngọt ngào âu yếm, thề thốt những lời đầy hứa hẹn, trao cho nhau những kỷ vật như chiếc khăn thêu, chiếc nhẫn. hay chiếc vòng có trạm những hình ảnh hoa văn có ý nghĩa, hoặc thường nhìn vào trang phục để ví von thổ lộ tình cảm. Thật hấp dẫn khi bộ trang phục lại trở thành vật chứng giám cho những câu truyện tình yêu lứa đôi của trai gái Mường.

Trang phục trong cưới xin: Trong cuộc đời mỗi con người, việc cưới xin là một việc hết sức hệ trọng. Cưới xin là việc làm lễ thành hôn của đôi trai gái khi đã tự nguyện lấy nhau, trung sống suốt đời. Ngày cưới là một ngày quan trọng đối với đời của một người con gái cũng như của nam giới. Bởi thế đám cưới phải được chuẩn bị chu đáo. Có những việc khi cưới mới bắt đầu lo liệu, có những việc phải được chuẩn bị từ rất lâu. Đối với con gái công việc chuẩn bị lâu nhất là lo sắm trang phục. Ngay từ khi mới lớn công việc quan trọng là phải học thêu, dệt vải. Người mẹ là người thầy dạy cho con gái mình những kỹ thuật trong thêu, dệt. Cô gái phải thành thạo để tự làm cho mình đủ số lượng khăn, áo, váy, chăn, màn, gối, đệm…để chuẩn bị trước khi đi lấy chồng. Bộ trang phục đó phải mới và đẹp nhất, có trang trí hoa văn cầu kỳ.

Trước khi cưới, gia đình nhà gái phải chuẩn bị cho con đi về nhà chồng đủ chăn, mà, nhẫn vàng, vòng bạc, và hàng chục bộ áo váy. Trong ngày cưới cô dâu mặc trang phục mà mình đã tự tay làm lấy còn mới. Chú rể thì mặc trang phục đơn giản hơn của cô dâu nhưng cũng mới và đẹp hơn ngày thường. Theo quan niệm của người Mường áo trong ngày cưới áo mặc mang tính chất thiêng liêng nên việc cắt may là vô cùng quan trọng nên phải chọn ngày.

Đối với cô dâu, trong ngày cưới có khăn chàm đội đầu, mặc áo ngắn ở trong, áo chùng ở ngoài, mặc váy, thắt lưng xanh. Tất cả phải còn mới và chưa mặc lần nào. Áo may phải được tạo dáng, phía trong gấu áo phải được viền vải đỏ. Điểm đặc biệt đáng chú ý nhất để phân biệt giữa cô dâu và các cô gái Mường khác đó là cô dâu đội nón lá dứa quai thao. [3, 26]. Búi tóc cô dâu trong ngày cưới là kiểu búi tóc thả ra sau gáy, dấu hiệu để các tràng trai chưa vợ phân biệt được là gái có chồng và gái chưa có chồng. Đầu đội khăn mới nhất, có thêu hoa văn rất cầu kỳ hơn khăn dùng thường ngày, có thể đội hoặc quấn cổ buông suống trước ngực. Trang sức cô dâu gồm có một đôi khuyên tai, vòng cổ, một đôi vòng tay, hai khẩu

nhẫn, chuỗi dây xà tích bên hông. Tất cả bằng bạc do bố mẹ đẻ sắm cho trước khi đi lấy chồng. [3, 27].

Trong ngày cưới chú rể cũng mặc áo mới như đi hội, nhưng đội khăn xếp và khoác thêm chiếc áo chùng. Bộ trang phục này đang còn mới chưa mặc lần nào. [3, 26].

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 79 - 82)