Các công cụ sản xuất chính

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 47 - 50)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.2. Các công cụ sản xuất chính

Người Mường rất giỏi trong kỹ thuật trồng lúa nước. Để tiến hành canh tác lúa nước, người Mường đã sử dụng các loại công cụ khác nhau để canh tác lúa nước, phù hợp với loại hình ruộng của đồng bào. Sau đây chúng tôi xin đề cập tới một số công cụ mang tính điển hình mà bà con người Mường thường đùng để canh tác lúa nước:

Cày: là loại công cụ dùng sức trâu, bò để kéo cày làm đất thay cho việc dùng sức người dể cuốc đất. Cày là công cụ được người Mường chế tác từ các loại cây có sẵn trong rừng như tre, gỗ…Lưỡi cày bằng sắt được mua ở chợ do người dưới xuôi đem lên bán. Cày của người Mường Thạch Thành sủ dụng là cày chìa vôi. Cày gồm các bộ phận: Theo cày, là bộ phận được đẽo bằng gỗ lim. Phần trên đẽo nhỏ vừa tay nắm hơi cong ra đằng sau. Phần dưới đẽo phình to ra và hơi cong lên để lắp lưỡi cày. Ở giữa thân có đục hai lỗ, một lỗ đục tròn nhưng không xuyên qua đề lắp bắp cày, một lỗ đục hình chữ nhật xuyên qua để lắp náng cày. Lưỡi cày

được đúc bằng sắt, sau này dùng lưỡi sắt pha gang để chống gỉ và cứng hơn. Lưỡi cày được lắp vào phần cuối của theo cày. Diệp cày lắp bên trên lưỡi cày. Bắp cày: được làm bằng một khúc tre già nhưng phải là tre một đặc ruột, có hình hơi cong vì thế có câu “ cong cong như cái bắp cày, hành

trăm quân lính beo ngày beo đêm”. Đây là một câu đố mô tả về một buồng chuối có hình dáng cong giống cái bắp cày của người Mường Thạch Thành. Dài khoảng 1,8m “ Páp cày chín chang, tang lang chín nắm” (bắp cày chín gang, trang lang chín nắm), được đẽo, gọt đục lỗ. Sau đó dem ngâm khoảng 3, 4 tháng “tre ba, luồng bảy, gỗ đãy một năm”. Bắp cày được nối từ theo cày đến trang lang. Náng cày là bộ phận nối từ theo cày với bắp cày, được làm bằng một nửa cây tre già đẽo nhẵn. Một đầu của náng cày có để mắt để lắp xuyên qua theo cày. Trên thân náng cày có đục một lỗ để luồn con cá. Con cá có chức năng điều chỉnh theo cày để lưỡi cày ăn sâu hay ăn cạn khi cày. Dưới con cá, trên bắp cày có một cái gộm rùa để kê. Ở đầu trên bắp cày là bộ phập chuyền tải từ trâu, bò tới cày. Gồm có trang lang dài khoảng 0,7m “Páp cày chín chang, tang lang chín nắm” (bắp cày chín gang, trang lang chín nắm). Hai đầu đẽo có khấc để buộc dây chảo, ở giữa đục một lỗ xuyên qua để lắp con chối gắn với bắp cày. Phần trên, dưới bắp cày chỗ con chối có hai miếng ốp gộm rùa để hỗ trợ độ cứng cho bắp cày. Dây chảo được làm bằng loại dây leo rừng rất bền và chác, nối từ hai đầu trang lang tới hai đầu gác cày. Gác cày người Thái gọi là ách cày được làm bằng một than cây gỗ cong có hình chữ V hai đầu đẽo có nút thắt để buộc dây chão. Gác cày để gác lên cổ trâu, bò. Dây ướng dùng để buộc hai đầu gác cày vòng suống dưới cổ trâu, bò. Phía bên trái gác cày có buộc cái đeo lanh để luồn dây thừng điều khiển trâu, bò khi cày. Người Mường Thạch Thành dùng cày chìa vôi, sau này dung cày 51 của người Kinh. Về cơ bản cày chìa vôi không khác gì cày 51. Cày chìa vôi có lưỡi cày dài và nhỏ hơn cày 51, lưỡi cày 51 to hơn nhưng ngắn, diệp cày 51 chính là thanh gỗ được đẽo liền. Còn cày chìa vôi có

diệp riêng bằng sắt. Theo cày chìa vôi là liền cho tới tận lưỡi cày. Còn

theo cày 51 chỉ đến chỗ diệp cày và được nối một phần khác để làm đế cho lưỡi cày. Hiện nay mặc dù quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đã diễn ra mạnh, thế nhưng chiếc cày truyền thống không thể

thiếu trong đời sống sản xuất của đồng bào Mường, họ vẫn sử dụng cả hai loại cày này.

Bừa: là một loại công cụ dùng sức trâu, bò để kéo làm cho đất nhuyễn ra sau khi đã cày song. Về chất liệu, bừa được làm bằng tre, gỗ là chủ yếu vốn là những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Về cấu tạo bừa bao gồm các bộ phận chính là: Tay bừa là một khúc tre dài khoảng 90m, nằm ngang song song với mặt đất, to vừa tay nắm. Ở gần hai đầu có đục lỗ để tra sổ bừa vào. Sổ bừa là hai thanh tre dọc đứng song song với nhau nối từ tay bừa tới cái bừa. Cái bừa là một khúc gỗ lim dài khoảng m, có đường kính khoảng 7cm. Mặt thân trên có đục hai lỗ để sỏ sổ bừa, phía dưới có đục cá lỗ nhỏ để lắp răng bừa. Răng bừa được làm bằng tre,gỗ, hai đầu vót nhọn, cắm vào cái bừa. Sau này răng bừa được thay bằng sắt. Gọng bừa là hai thanh tre, một đầu được lắp vào hai lỗ đục sẵn của cái bừa, một đầu có đẽo gờ để buộc dây chão. Gọng bừa có phương cắm chéo suống đất về phía trước. Gông bừa được làm bằng sắt để gồng gọng bừa vào hai răng bừa gần nhất cho nó chắc chắn khi bừa. Ở giữa có con đội tạo độ căng, chắc cho gông bừa. Bộ phận dây chão, gác, đeo lanh của bừa giống như của cày, có thể thay tháo cho nhau được. Bừa ngoài tác dụng làm cho đất nhỏ ra còn có tác dụng gạt đất từ chỗ cao suống chỗ thấp, đảo đất từ trên suống dưới, từ dưới lên trên, nhấn cho cỏ chìm suống dưới bùn.

Hái: Cũng giống như một số dân tộc khác người Mường cũng có hái. Chức năng dùng để gặt lúa giống như cái liềm của người Việt. Về hình dáng giống như hái của người Thái, bao gồm các bộ phận chính là:

Thân hái, được làm bằng tre già, dài khoảng 0,5m, đường kính khoảng 2,5cm. Ở trên đầu có một đoạn của nhánh tre mọc từ mắt ra dài khoảng 0,5m có hình cong úp vào lòng, phần này có tác dụng là để vơ lúa. Mặt hông thân hái có một lỗ để lắp một đoạn tre nhỏ, tròn dài khoảng 15cm.

Lưới hái, là bộ phận được làm bằng sắt có để cắt lúa, ở hai dầu có mấu để cắm vào than hái. Lưỡi hái dài khoảng 20cm, rộng khoảng 3, 4 cm. Hái là công cụ gặt lúa truyền thống của người Mường. Sau này người Mường đã

sử dụng liềm của người Việt để cắt lúa, hái dần dần mất vai trò trong việc thu hoạch lúa, liềm đã phát huy tác dụng.

Ngoài những công cụ phổ biến trên người Mường còn sử dụng các công cụ khác như cuốc, xẻng, dao phát để hỗ trợ cho việc canh tác lúa nước. Mặc dù hiện nay việc canh tác lúa nước của đồng bào đã có nhiều biến đổi. Mặc dù quá trình công nghiệp hóa nông thôn diễn ra mạnh mẽ, với việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp của người Mường ngày càng nhiều. Thế nhưng những công cụ truyền thống vẫn được sử dụng một cách phổ biến và nó vẫn phát huy tác dụng mà máy móc chưa thể thay thế được.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w