Giống lúa và các biện pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 50 - 53)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.3. Giống lúa và các biện pháp kỹ thuật

Về giống lúa.

Trong sản xuất, người Mường rất chú ý đến khâu chọn giống lúa. Việc phân chia loại ruộng cũng là một nguyên nhân quan trọng để người Mường chọn giống cho phù hợp với từng loại ruộng để dễ bề chăm sóc. Thường có hai loại giống lúa chiêm và mùa. Giống lúa chiêm có các giống lúa như lúa tám, chiêm chanh, sài đường, nếp trắng… cây cao, than mềm, dễ đổ nhưng ngon cơm. Lúa cút hạt tròn, gạo trắng, cây cứng ít đổ, không ngon cơm. Lúa vụ mùa: mùa sớm có các giống lúa như chớp, bát, chẫu hạt dài, thân mềm. Mùa chính vụ có giống lúa như lúa tám, hẩm hương thân cao ít đổ, lúa ngạch, dự hạt tròn thân cây thấp, nếp hoa vàng, nếp cẩm, nếp sài. [37, 176].

Nhìn chung khi trồng các giống lúa này người Mường ít để ý đến vấn đề thời gian từ khi cấy đến khi cắt dài ngắn là bao nhiêu. Các giống lúa này trên thực tế là rất dài ngày, ngắn nhất cũng là 3 tháng, mà bà con thường chú trọng tới vấn đề giống lúa có ngon hay không mà thôi.

Các biện pháp kỹ thuật.

- Công tác thuỷ lợi: Để sản xuất ổn định thì công tác thuỷ lợi đóng một vai trò quan trọng bậc nhất đối với nghề trồng lúa nước của đồng bào Mường. Để giải quyết nước tưới, bà con đã tiến hành làm thủy lợi nhỏ,

chủ yếu dựa vào thiên nhiên để tự xây dựng lấy hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu phù hợp với từng địa hình của ruộng. Hệ thống thủy lợi bao gồm mương, phai, rãnh…với cách lam là đắp đập ngăn những con khe, suối rồi làm mương dẫn nước vào ruộng, [3, 15]. Nếu địa hình thuận lợi thì mương nước được đắp bằng đất, nếu không thuận lợi thì dùng thân cây dừa, bương…khoét rỗng ruột để dẫn nước chảy vào ruộng. Trong những năm gần đây, khi đã có điện người Mường đã mua máy bơm nước chạy bằng điện hoặc bằng máy nổ vừa năng xuất, vừa cơ động trên mọi địa hình.

- Phân bón: Trong quá trình canh tác lúa nước, để nâng cao năng xuất, người Mường đã biết sử dụng phân để bón ruộng gồm các loại phân khác nhau:

Trước hết người Mường sử dụng phân chuồng: gồm các loại phân trâu, phân bò, phân lợn….Loại phân này rất tốt, cung cấp một lượng chất dinh dưỡng lớn để nuôi cây. Trước khi đem ra rải ruộng người Mường đã biết cách sử lý loại phân này. Sau khi thu lượm phân dồn lại một chỗ, rồi đào hốc chôn suống hoặc dồn đống lại rồi dùng bùn chát kín sung quanh. Để một thời gian mới đem ra rải ruộng. Loại phân này người Mường rải vào thời điểm khi bắt đầu bừa ngâm để cho nó lẫn lộn đều vào trong đất.

Nguồn phân xanh, lấy từ các loại cây trong tự nhiên như: cây chứng ếch, cây nhọ nồi, cây lạc, cây vừng…Người Mường thu lượm về và chặt nhỏ ra. Sau đó đem rải vào ruộng cùng với thời điểm rải phân chuồng. Loại phân này tốt đuọc từ một đến hai vụ lúa.

Hai loại phân này là cách dùng truyền thống của người Mường người, cho tới nay vẫn được dùng phổ biến. Nhưng ngày nay người Mường đã biết sử dụng các loại phân bón hóa học để bón ruộng. Loại phân này nhìn chung không thân thiện với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên nó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa. Phân này được sử dụng bón vào thời điểm sau khi cấy (bón lót, bón rước hoặc bón thúc).

- Cách chọn giống: Bà con người Mường chọ giống theo cách truyền thống đó là lựa chọn những mảnh ruộng lúa tốt, có năng xuất cao.

Sau khi lúa chín, bà con dùng hái hoặc dùng dao con lảy từng bông và dem về để làm giống. Thu hoạch lúa song, đem phơi khô, sau đó cất kỹ vào chum, vại để nơi khô ráo, đến mùa đem ra ngâm để làm mạ cấy.[37, 176].

- Quy trình sản xuất lúa nước: được chia thành 4 giai đoạn.

Khâu làm đất cấy: đây là khâu đầu tiên chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Đối với than ruộng cao, sau khi vụ mùa kết thúc, người Mường tiến hành dẫn nước vào ruộng cho đất mềm rồi tiến hành cày ải. Sau đó bùa ngâm, rồi bừa kỹ để cấy hoặc xạ. Còn thân ruộng lầy thụt thì để thế bừa luôn. Tiến hành phát bờ cho quang, bỏ phân chuồng, phân xanh, nếu ruộng bị chua phèn thì bón vôi để khử. Ngâm một thời gian, sau đó bừa kỹ để cấy.[37, 177].

Khâu làm mạ: khâu làm mạ là khâu hết sức quan trọng nên người Mường hết sức chú ý. Trước hết là khâu chọn đất để làm mạ, vì thế có câu “khoai ruộng lạ mạ ruộng quen” mà người Mường thường để tâm là phải chọn ruộng lâu nay vẫn thường xuyên làm mạ. Cách chọn giống là lựa chọn những giống lúa tốt hạt to, phơi khô, sảy sạch, sau đó bỏ vào bao ngâm suống ao hoặc bỏ vào vại nước. Thời gian ngâm từ 1,5 đến 2 ngày thì vớt ra đãi sạch lúa lép. Sau đó bỏ vào thúng, lót lá chuối rổi ủ tạo độ nóng thích hợp cho lúa lên mầm. Trong thời gian ủ mạ phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm, nếu thiếu độ ẩm thì phải phun nước kiểu sương mù cho mạ và bộn đều. Khi nào hạt nảy mầm đều thì đem ra bắc mạ. Vãi mạ có thể là để tạo ra mạ tốt rồi mới nhổ hoặc hớt mạ để cấy, hoặc là vãi suống ruộng và để chăm sóc luôn (xạ). Đất làm mạ phải bừa thật kỹ, bỏ phân chuồng và ruộng phải ở những nơi thuận lợi về nguồn nước. Đối với mạ nhổ, thời gian mạ là khoảng 20 ngày thì nhổ cấy, đối với mạ hớt thì khoảng 10 ngày thì hớt cấy. Mạ hớt có thể bắc ở hai nơi ở ngoài ruộng hoặc ở trong vườn nhà. Nếu ở trong vườn nhà ở thì lấy bùn ở dưới ao, hồ, trộn với phân chuồng, sau đó dạt mỏng đều ra và tiến hành bắc mạ. Kỹ thuật bắc mạ sân là sau khi vãi mạ đến đâu thì dùng sàng dập nhẹ cho hạt

lúa chìm suống. Sau đó dùng lá chuối tre lên trên. Hàng ngày phải phun nước tạo độ ẩm cho mạ, khi nào mạ tốt thì lột mạ đem đi cấy. Loại mạ này gọi là mạ cấy đặt. Còn mạ nhổ gọi là mạ cấy thẻ. Còn đối với cấy xạ thì sau khi ủ mạ lên đều thì đem xạ luôn ra ruộng.

Cấy và chăm bón: Người Mường rất coi trọng việc cấy đúng thời vụ, vì cấy đúng thời vụ sẽ cho một mùa bội thu. Cấy có hai cách: cấy hoặc xạ. Sau khi mạ đủ ngày thì được hớt hoặc nhỏ, sau đó đem cấy. Tuỳ thuộc vào mạ nếp hay tẻ để cấy xưa hay dày và số lượng là bao nhiêu nhánh mạ. [37, 177].

Khâu chăm bón cũng là một khâu quyết định xem có được mùa hay không. Trước đây người Mường chỉ bón phân trước khi cấy. Nhưng hiện nay người Mường đã biết áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để chăm sóc lúa, bón phân sau khi cấy (bón lót và bón thúc). Từ khi cấy song khoảng một tháng thì tiến hành làm cỏ đợt một. Sau hai tháng làm cỏ đợt hai. Nếu lúa bị sâu trước đây không có thuốc sâu mà làm lễ “tống trùng”. Do đất độ chua cao nên khi cấy lúa bị nghẹt rễ gọi là bị on, bà con bẻ cành ổi cắm chống on. [37, 175]

Khâu thu hoạch: Sau khi lúa đã chín, người Mường dùng hái để cát lúa, hoặc dùng dao con để lảy lấy bông (sau này dùng liềm của người Kinh để gặt lúa), bó thành từng bó, phơi ngay tại ruộng sau đó mới đem về gác lên rống. (rống là gác để lương thực), khi nào ăn thì lấy suống tách hạt bằng cách cho vào máng vò cho hạt văng ra. [37, 178].

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w