Hoa văn trên trang phục Mường

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 78 - 79)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Hoa văn trên trang phục Mường

Người Mường ở Thạch Thành là cư dân sống gần gũi với thiên nhiên. Điều đó được thể hiện qua rất nhiều lĩnh vực như ăn uống, nhà cửa, trang phục…họ luôn hướng tới thiên nhiên. Do vậy, thiên nhiên có một tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của đồng bào. Trang phục của người Mường ở Thạch Thành cũng vậy, đều bắt nguồi từ những cảm hứng thiên nhiên, từ chất lệu, màu sắc cho đến các hoạ tiết hoa văn. Bởi thế cái đẹp của núi rừng đã phản ánh khá đậm nét trên đồ án bố cục của các trang phục.

Về chất liệu của trang phục người Mường luôn sử dụng những chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như bông, tơ tằm để dệt vải. Khi tạo màu cũng vậy, họ luôn sử dụng các loại vỏ cây, lá cây với những kỹ thuật truyền thống pha màu hết sức độc đáo để nhuộm.

Người Mường sáng tạo luôn hướng tới những hình ảnh thiên nhiên. Bởi thế các hoạ tiết hoa văn được trang trí trên trang phục luôn được biểu đạt các hình ảnh của miền rừng núi. Đó là các hình đồi núi sông suối; hình các con vật như hưu nai, rồng, thuồng luồng; hình các loại thực vật như cây, hoa, lá, bầu bí. Các hình đó được bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mường thêu rệt hết sức độc đáo, với trình độ thẩm mỹ cao. Được thể hiện trên rất nhiều bộ phận của trang phục như cạp váy, áo, khăn. Thậm chí được trạm khắc trên cả trang sức có chất liệu bạc (vòng cổ, vòng tay, nhẫn) hay sương.

Khi nói tới thẩm mỹ trên trang phục Mường không thể không nói tới tư duy màu sắc của đồng bào Mường. Người Mường luôn biết tư duy tìm kiếm sáng tạo các công thức pha màu thích hợp phù hợp với cuộc

sống sinh hoạt núi rừng. Các màu cơ bản mà người Mường thường hay dùng đó là chàm, xanh, đỏ, vàng, tím, đen, trắng. Cách phối màu cũng hết sức tinh tế cho từng loại hoa văn, vải nền tạo nên một bố cục hoa văn hết sức hài hoà tươi sáng, ấm áp nơi núi rừng heo hút lạnh giá. Ví dụ phụ nữ Mường ở Thạch Thành thường hay may áo có màu xanh lam, váy màu tràm hoặc đen, trên cổ đeo vòng bạc có màu trắng để tôn làn da của người phụ nữ cho đẹp. Hoa văn màu vàng, đỏ thì màu nền thường là màu tràm, đen hay màu trắng.

Có thể nói với cách bài trí hoa văn và màu sắc trên trang phục Mường đã tạo nên nét đặc trưng của văn hoá Mường ở Thạch Thành. Hoa văn, màu sắc trên trang phục là sản phẩm của cả một qua trình lao động, sáng tạo của người Mường ở Thạch Thành. Trải qua nhiều thế hệ đã tạo nên nét văn hoá truyền thống đặc trưng. Sản phẩm đó cũng chính là cách ứng sử của người Mường ở Thạch Thành với thiên nhiên nơi đây.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 78 - 79)