6. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Tên gọi và lịch sử cư trú
Người Mường là một dân tộc cư trú ở vùng núi và trung du nước ta. Từ phias Bắc là Phú Thọ kéo dài suống phía Nam qua các tỉnh Hà Tây, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Đó là vùng trung lưu của các con sông lớn: sông Hồng, sông Đà, sông Mã, Sông Chu. Phía dưới (Đông) là khu vực giáp với cư dân người Kinh, phía trên (Tây) là khu vực giáp với cư dân người Tày, Thái. Qua sự phân bổ địa bàn cư trú của người Mường trong cả nước, chúng ta thấy người Mường sinh sống khá tập trung. Bởi thế người Mường Thanh Hóa mang những yếu tố văn hóa chung của người Mường trong cả nước. Tuy nhiên cũng mang những
yếu tố văn hóa đặc thù của Mường địa phương trong sự giao lưu văn hóa với các dân tộc sống trên cùng địa bàn.
Thanh Hóa là điạ bàn cư trú của rất nhiều dân tộc thiểu số khác nhau. Người Mường sống tập trung chủ yếu ở phía Bắc thuộc lưu vực sông Chu, qua lưu vực sông Mã rồi kéo dài về phía Bắc nối liền với vùng Mường Hòa Bình và Ninh Bình bằng con sông Ngang (thượng nguồn của sông Bưởi), rừng Quốc gia Cúc Phương. Chủ yếu phân bố trên địa bàn các huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Quan Hóa và rải rác ở nhiều huyện khác [3, 55]. Vì thế người Thanh Hóa gọi là “Mường trong” và “Mường ngoài”.
Theo Vương Anh trong cuốn “tiếp cận văn hóa bản Mường” Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, (2001); Đinh Xuân trong cuốn “Góp phần tìm hiểu sắc thái văn hóa dân tộc Thái - Mường Thanh Hóa”, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, (2009) và một số tài liệu nghiên cứu khác thì người Mường Thanh Hóa được hình thành từ bốn dòng chính:
Thứ nhất là người Mường từ phia Bắc Thanh Hóa tràn vào, chủ yếu là ở Hòa Bình, ở bốn mường chính: mường Bi, mường Vang, mường Thàng, mường Động, nhất là mường Bi (gọi là Mônl Pi, khi dịch sang tiếng Việt đọc là Mọi Bi). Trong lịch sử, đã chứng minh các tài liệu như địa chí Thanh Hóa, địa chí Hòa Bình, gia phả các dòng họ của người Mường ở Thạch Thành và nhiều tài liệu khác cho thấy cuối thế kỷ X có một đợt di cư người đông từ Hòa Bình vào Thanh Hóa. Sau đó các thế kỷ tiếp theo vẫn có người Mường tiếp tục chuyển cư vào Thanh Hóa. Nguyên nhân là do chống cường quyền, mâu thuẫn đẳng cấp, bất đồng chính kiến. Đến năm 1838, lại có một đợt chuyển cư rất đông từ khu vực mường Vang (Hòa Bình) vào các huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Bá Thước mà thười gọi là “chạy vạ voi”. Đó là cuộc khởi nghiã của Lê Duy Lương (con của Lê Duy Hoán, cựu thần nhà Lê), lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nổ ra từ năm 1833 đến năm 1838 thì bị nhà Nguyễn dập tắt. Những
người tham gia khởi nghĩa phải đem vợ con, gia đình chạy vào Thanh Hóa để lánh nạn. [81, 16].
Thứ hai là bộ phận Mường đáng chú ý nhất. Căn cứ vào rất nhiều tài liệu như trong văn học dân gian của người Mường Thanh Hóa như các câu truyện truyền thuyết, truyện thơ Mường, các bài xường, tục ngữ, ca dao đặc biệt là bộ sử thi Mường “đẻ đất, đẻ nước” để khẳng định Thanh Hóa có bộ phận người Mường bản địa. Họ đã có mặt ngay từ buổi bình minh trên vùng đất Thanh Hóa. [81, 16].
Thanh Hóa cùng với nhiều nơi khác là một trong những cái nôi của tổ tiên loài người. Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và nhiều ngành khoa học nhất là ngành nhân chủng học và ngôn ngữ học, thì người Mường và người Kinh có chung một nguồn gốc là người Lạc Việt xưa, thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. Tại địa chí Thanh Hóa tập II ghi rõ “ý kiến của nhiều nhà khoa học đề thống nhất đây là bộ phận cư dân bản địa của Việt Nam, tổ tiên trực tiếp của họ là người Lạc Việt một trong những củ nhân của nền văn hóa Đông Sơn của văn minh Sông Hồng nổi tiếng”. [3, 6].
Người Lạc Việt lúc đầu vốn cư trú ở vùng đồi núi trong các thung lũng gần các nguồn nước sông, khe suối. Trong quá trình sinh sống xã hội Việt Nam phải chịu ách đô hộ hơn ngàn năm của phong kiến phương Bắc từ năm 111.tr.CN đến năm 938. Trong thời gian đó, phong kiến phương Bắc đặt ách đô hộ nhằm đồng hóa nhân dân ta về mặt văn hóa. Bắt nhân dân ta phải học tiếng Hán và các phong tục tập quán của người Trung Hoa. Tuy nhiên với tinh thần dân tộc, nhân dân ta đã chống lại sự đồng hóa đó, nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên cũng có một bộ phận người Việt đã chịu sự tác động của quá trình đồng hóa đó, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của dân tộc mình.
Một bộ phận người Lạc Việt sống chủ yếu ở vùng đồi núi hiểm trở đã thu mình lại, kiên quyết từ chối sự đồng hóa của ngoại bang để bảo vệ
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và phát triển theo kiểu cách riêng của mình. Họ tự gọi mình là “Người Mường” (Mol) Mường tức là người ở lại trong mường, trong bản. Còn một bộ phận người Lạc Việt khác sống ở vùng thấp hơn, địa hình bằng phẳng, đã chịu sự tác động quá mạnh bởi dòng văn hóa phương Bắc. Dần dần bộ phận người Lạc Việt này đã tách dần ra khỏi nhau và họ tự gọi mình là “Người Kinh”, tức là người ở kinh kỳ kẻ chợ. Mỗi dân tộc có những đời sống sinh hoạt và tạo nên những bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc đó. [81, 12].
Quá trình chuyển hóa thành hai bộ phận này diễn ra chậm chạp đến hàng ngàn năm. Mãi đến thế kỷ X, XI thì hai bộ phận này mới tách hẳn nhau ra thành hai dân tộc riêng biệt, có đời sống sinh hoạt riêng. Thanh Hóa là một trong những cái nôi của tổ tiên loài người nên người Mường có mặt ở đây từ rất sớm, đó là người Mường bản địa “Mường trong”.
Thứ ba là bộ phận người Kinh sống xen kẽ lâu ngày với người Mường, hoặc qua hôn nhân, tạo nên thế hệ người Kinh - Mường hay Mường – Kinh. Dần dần họ trở thành người Mường hay nói đúng hơn là bị Mường hóa, học theo văn hóa của người Mường. [3, 6].
Thứ tư là bộ phận người sống ở khu biệt, ở một vùng rừng núi dọc theo đường 15 từ Thanh Hóa đi Nghệ An. Đây là vùng đất lộc điền của Cẩm quan lang, thổ giản, phụ đạo Lê Phúc Thành. Cả vùng tự gọi mình là người Thổ tức đất của người. Mọi sinh hoạt như nhà ở, tập quán, tín ngưỡng giống như người Mường bản địa tới 70%.
Qua nguồn gốc hình thành người Mường ở Thanh Hóa, ta thấy rắng có hai bộ phận chính. Đó là Mường bản địa và Mường ngoài khu vực Thanh Hóa chuyển cư vào, chủ yếu là ở Hòa Bình. Mường bản địa Thanh Hóa gọi là “Mường trong”, Mường ngoài Thanh Hóa chuyển cư vào gọi là “Mường ngoài”. Mường trong và Mường ngoài có những sắc thái văn hóa khác nhau. Trong quá trình sinh sống, hai nền văn hóa đã có sự giao lưu làm biến đổi văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.
Thạch Thành là một trong những địa bàn cư trú khá đông đúc của người Mường. Qua vệc khảo cứu, tổng hợp các ý kiến khác nhau, thu thập, xác minh tư liệu, chúng tôi thấy rằng người Mường Thạch Thành bao gồm có cả “Mường trong” và “Mường ngoài”. Để có được một cộng đồng cư dân người Mường như ngày hôm nay, thì nó được hình thành từ ba bộ phận khác nhau.
Thứ nhất, như phần trên chúng tôi đã giải thích, đó là bộ phận người Mường có nguồn gốc chung với người Kinh là người Lạc Việt. Đến thế kỷ thứ X thì tách thành 2 dân tộc Mường và Kinh. Đây là bộ phận người Mường bản địa. Bằng chứng để chứng minh điều đó là trong lịch sử phát triển của Thạch Thành thì Thạch Thành là một trong những nơi cư trú lâu đời của loài người trên đất nước Việt Nam. Qua việc khai quật các di chỉ khảo cổ ở Thạch Thành, đặc biệt là ở hang Con Moong, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các các di vật thuộc các tầng văn hóa khác nhau, kế tiếp từ văn hóa Sơn Vi đến văn hóa Đông Sơn có niên đại cách ngày nay khoảng 12 nghìn năm. Các di chỉ khảo cổ đều nằm trên địa bàn thuộc các mường lớn xưa kia của người Mường như mường Đủ (có di chỉ khảo cổ là hang Đá Bạc thuộc xã Thạch Bình ngày nay), mường Đẹ (thuộc xã Thạch Yến). Đồng thời qua câu truyện lịch sử của làng Án Đổ (xã Thạch Bình) về sự tích thờ thần Thành hoàng làng, chứng tỏ rằng cư dân làng Án Đổ đã tập trung quần tụ sinh sống ở đây rất đông từ rất sớm. Vậy không thể nào người Mường từ nơi khác (ngoài huyện) lại đến đây xua đuổi hết cư dân bản địa để lập nên mường, nên bản của họ. Mà trong lịch sử Án Đổ cũng như lịch sử huyện Thạch Thành chưa hề nhắc tới có một cuộc sung đột giữa các tộc người nào diễn ra ở Án Đổ hay ở những nơi khác. Bên cạnh đó người Mường Thạch Thành có một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Họ có cả một kho tàng văn học dân gian đồ sộ, từ các câu truyện cổ dân gian, truyện thơ, tục ngữ, ca dao. Đặc biệt là qua việc nghiên cứu tác phẩm sử thi “đẻ đất, để nước”, đã cho chúng ta những căn cứ về việc người Mường ở Thạch Thành là người bản địa. Cuốn “đẻ đất, đẻ nước - sử
thi dân tộc Mường” của Hoàng Anh Nhân và Vương Anh, Nxb Ty văn hóa Thanh Hóa, (1975), đã kể lại: khi cây Si chết đổ suống thì các cành của cây Si đổ suống thành một nghìn chín trăm mười chín cành. [47, 32].
“Một cành đổ về đất Khoòng, đất Đẹ Nên mường Khoòng, mường Đẹ.”
Mường Khoòng ở xã Cổ Lũng - Bá Thước, mường Đẹ ở xã Thạch Quảng - Thạch Thành.
“Một cành ngả về đất Lập đất Yến Nên mường Lập mường Yến”
Mường Lập, mường Yến thuộc xã Thạch Lập - Ngọc Lặc, mường Yến cũng có ở xã Thạch Yến - Thạch Thành. [47, 33].
“Một cành ngả sang đất Đủ, đất Ó Nên mường Đủ, mường Ó”
Mường Đủ, mường Ó nay thuộc xã Thạch Bình - Thạch Thành. “Một cành ngả về đất Già
Nên mường Già”
Mường Già thuộc xã Thạch Bình - Thạch Thành. [47, 34].
Qua việc nghiên cứu sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” của dân tộc Mường Thanh Hóa cho thấy các bản mường của người Mường Thạch Thành được thành lập cùng với nhiều bản mường ở các nơi khác của người Mường trong tỉnh (Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Bá Thước), ngoài tỉnh (Hòa Bình). Người Mường Thạch Thành có quyền tự hào, sánh vai ngang hàng cùng với lịch sử hình thành tộc người với người Mường trong và ngoài tỉnh. Các tên mường được thành lập hiện nay vẫn còn dấu tích qua các địa danh tên làng, tên xã. Người Mường bản địa này là “Mường trong”.
Bộ phận thứ hai đó là bộ phận người Mường từ Hòa Bình di cư vào Thạch Thành. Đây là quá trình tiếp tục hình thành tộc người Mường ở Thạch Thành. Vào cuối thế kỷ thứ X một bộ phận người “Mường ngoài” từ Tân Lạc (Hòa Bình) thuộc các mường Bi, Vang đã di cư vào Thanh Hóa. Thạch Thành cũng là điểm dừng chân của họ. Các thế kỷ sau vẫn
tiếp tục diễn ra quá trình di cư đó. Đến năm 1838 lại có một đợt di cư ười lớn từ huyện Tân Lạc (Hòa bình) vào các huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Bá Thước [81, 16]. Bởi thế, cư dân Mường Thạch Thành ngày một đông lên chủ yếu là các dòng họ lớn đến định cư ở các xã như:
Họ Đinh Xuân (Tế Hộ, Ổ Công) xã Thành Long từ Hòa Bình vào. Họ Đinh (Thành Yên) từ Ninh Bình vào.
Họ Quách (Thạch Quảng, Thạch Sơn, Thành Tâm, Thành Thọ) từ Hòa Bình sang. [37, 55]
Đã cùng với người Mường bản địa dựng bản, lập mường, sinh cơ lập nghiệp, cùng xây dựng quê hương Thạch Thành.
Bộ phận thứ ba làm cho tộc người Mường ở Thạch Thành tăng lên đó là bộ phận người Kinh (cả người Kinh bản địa và người Kinh từ các vùng miền khác), đã định cư xen kẽ sinh sống cùng với người Mường. Cùng nhau xây dựng xóm làng, tạo dựng cuộc sống. Lâu ngày họ đã dần dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa của người Mường, cho nên họ đã bị “Mường hóa” và họ trở thành người Mường. Các dòng họ vốn là người Kinh trở thành người Mường đó là:
Họ Mai gốc là người Kinh (Thành Tâm) từ Nga Sơn lên. Họ Trương (Đại Định) từ Gia Miêu (Hà Trung) lên.
Họ Nguyễn Đình (Thạch Bình) từ Gia Miêu (Hà Trung) lên…. [37, 55].
Qua sự trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng ở Thạch Thành tồn tại cả người “Mường trong” và “Mường ngoài”. Do quá trình di cư của người Mường ngoài vào Thạch Thành từ rất sớm. Bởi thế văn hóa truyền thống của người Mường Thạch Thành nói chung được hình thành dựa trên sự đan xen giữa hai yếu tố văn hóa “Mường trong” và “Mường ngoài”. Nghiên cứu về văn hóa truyền thống Mường Thạch Thành trong sự giao lưu cũng rất khó có thể nói đâu là bản sắc văn hóa của người Mường bản
địa, đâu là văn hóa của người Mường ngoài. Tuy nhiên sự giao lưu văn hóa đó đã làm cho bản sắc văn hóa truyền thống của người Mường Thạch Thành phong phú và đa dạng hơn.