Phân loại ruộng và lịch canh tác

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 45 - 47)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.1. Phân loại ruộng và lịch canh tác

- Về địa bàn trồng lúa nước. Ruộng của đồng bào người Mường ở Thạch Thành hết sức đa dạng. Có thể là những cánh đồng nhỏ trong các thung lũng nơi có các khe, suối để có thể chủ động nguồn nước làm thuỷ lợi nhỏ. Cũng có những cánh đồng thường xuyên bị khô hạn thiếu nước vào mùa khô. Cũng có những cánh đồng rộng lớn có nước quanh năm hoặc ngập lụt vào mùa mưa như cánh đồng của Thành Long và Thành An. Vì thế, tình trạng mất mùa thường xuyên sẩy ra, làm ảnh hưởng tới việc tăng năng xuất và sản lượng lương thực, vấn đề an ninh lương thực không được đảm bảo. Người Mường đã phân chia ruộng thành các loại khác nhau để canh tác lúa cho thuận lợi. Tuy nhiên, cách phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi.

Ruộng phân theo địa hình: Do địa hình của Thạch Thành hết sức phức tạp chủ yếu là đồi núi, lại bị con sông Bưởi chế ngự. Do đó ruộng của đồng bào người Mường hết sức phúc tạp gồm các loại hình ruộng bậc thang, ruộng thân thấp bằng phẳng, ruộng lầy thụt. Ruộng bậc thang là loại ruộng ở chân đồi, núi có độ dốc, người Mường thường tiến hành cải tạo để tạo mặt phẳng. Loại ruộng này khó làm được thủy lợi, không chủ động được nguồn nước, thường hay bị rửa trôi lớp đất màu trên bề mặt và hạn nên người ta thường đắp bờ ven để giữ nước. Ruộng bậc thang thường chỉ canh tác được một vụ lúa mà thôi. Ruộng thấp bằng phẳng là những

loại ruộng nằm ở giữa những thung lũng có độ rộng hẹp khác nhau tùy thuộc vào các thung lũng. Đây là những cánh đồng rộng, bằng phẳng, thường hay chủ động được nguồn nước để làm thủy lợi thường cấy được hai vụ trong năm. Ruộng lầy thụt là loại ruộng nằn ở chủ yếu ở giữa các thung lũng hay những nơi trũng nhất khó thoát nước. Loại ruộng này tập trung chủ yếu là ở các cánh đồng Thành Long, Thành Tiến, Thành An, Thạch Đồng….Loại ruộng này chất đất rất tốt, canh tác lúa cho năng xuất cao, nhưng quá lày trâu lội đến tận bụng. Ruộng này thường không phải cày khi canh tác mà chỉ cần bừa đi là có thể cấy được. Khó khăn là vào mùa mưa thường hay bị ngập lụt nên hay bị mất mùa. [37, 175].

Loại ruộng phân theo nguồn nước: dựa vào nguồn nước, người Mường cũng thường chia ruộng thành các loại khác nhau đó là ruộng nước mưa và ruộng nước ngầm. Ruộng nước mưa là ruộng có độ dốc dễ bị mất nước không chủ động được nguồn nước để canh tác. Vì thế thường chỉ canh tác được một vụ trong năm khi có mưa suống, nhưng hay bị hạn vào mùa khô. Vì thế bà con phải chọn các giống lúa chịu hạn để cấy, [37, 175]. Ruộng nước ngầm chủ yếu là loại ruộng gần các con sông, khe suối hay nước ngầm tại chỗ. Ruộng này thường hay chủ động được nguồn nước. Nhưng có một đặc điểm là thường bị ngập úng vào mùa mưa gây mất mùa.

Việc phân chia loại ruộng như vậy của đồng bào người Mường cũng chỉ là để chọn giống cho phù hợp như: ruộng lầy thụt thì phải chọn giống lúa chụi lụt, ruộng khô hạn thì phải chọn giống lúa chịu hạn…Ngoài ra, việc phân chia như vậy cũng là để tính thời vụ và có cách chăm sóc cho hợp lý để nâng cao năng xuất canh tác mà thôi.

- Về lịch canh tác, người Mường thường sử dụng lịch âm để sản xuất. Để canh tác, người Mường thường dựa vào thời tiết và căn cứ vào từng loại ruộng để tính lịch canh tác cho phù hợp. Nhìn chung trong năm người Mường thường chia làm hai vụ chính: vụ chiêm và vụ mùa. Vụ chiêm cấy vào tháng 11, 12 âm lịch, thu hoạch vào tháng 4, 5. Vụ mùa có

thể cấy hoặc gieo xạ. Cấy thường gieo mạ tháng 3, 4, cấy vào tháng 4, 5, 6, thu hoạch vào tháng 8, ,9, 10. Xạ thường tiến hành sau khi cày vỡ tháng giêng, cày lại tháng 2, tháng 3 xạ và tháng 10 thu hoạch. [37, 177].

Nhìn chung lịch canh tác của người Mường là dựa trên kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình sản xuất và dựa vào thời tiết để tính thời vụ. Lịch canh tác lúa nước của đồng bào nhìn chung là rất dài, ít nhất cũng là 3 tháng mới được thu hoạch, tính từ lúc cấy cho đến lúc cắt. Ngày nay, thời gian tính từ lúc cấy đến lúc thu hoạch đã được rút ngắn, là do bà con đã biết áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đưa những giống lúa mới vào trồng. Thời gian sinh trưởng ngắn, năng xuất cao nên có thể sản xuất 2 đến 3 vụ trong năm.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 45 - 47)

w