Khai thác nguồn lợi tự nhiên

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 59 - 62)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Khai thác nguồn lợi tự nhiên

Nếu như trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành kinh tế chính của người Mường thì khai thác các nguồn lợi tự nhiên chỉ là nghề phụ trong gia đình của đồng bào. Tuy nhiên việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên cũng đã giúp cho bà con giải quyết một phần nguồn thức ăn hàng ngày. Trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi, bà con đầu tư công sức lao động thì mới được thu hoạch. Còn đối với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên

phục vụ cho đời sống sinh hoạt thì bà con chỉ việc thừa hưởng những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng.

Trong việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên thì hoạt động hái lượm các sản vật từ thiên nhiên diễn ra thường xuyên. Hình thức này đã có từ thời tiền sử, thế nhưng nó vẫn không thể tách khỏi những hoạt động trong đời sống của người Mường. Hằng ngày bà con vẫn vào rừng để hái lượm những sản vật của tự nhiên. Mùa nào thức nấy, các sản vật mà đồng bào hái lượm là các loại hoa quả, củ, rễ, lá cây, búp, nấm, măng… Các sản vật này ăn, uống rất ngon. Hiện nay các sản vật này rất hiếm, trở thành những đặc sản của đời sống con người. [37, 24].

Về hoạt động săn bắt của đồng bào cũng diễn ra thường xuyên, nhằm cung cấp thêm nguồn thức ăn có dinh dưỡng từ động vật cho cơ thể con người. Hoạt động săn bắt diễn ra ở cả trên rừng và dưới đồng ruộng. Thạch Thành là khu vực có rất nhiều rừng. Trước 1945 Thạch Thành rừng chiếm tới 2/3 diện tích tự nhiên. Bởi thế trong rừng có rất nhiều loại chim thú, không những thế mả ở đồng ruộng cũng rất nhiều loại chim. Các loại thú là: voi, cọp, tê giác, bò rừng, gấu, lợn lòi, hoẵng, cáo, cày hôi, cày hương, sóc, nhím, khỉ, chuột, mèo rừng, rắn. Các loại chim vàng anh, chèo bẻo, vẹt, chào mào, cò, vạc, két, vịt trời, diệc, gà rừng, đa đa, sáo…[37, 23]. Dĩ nhiên không phải tất cả chim thú đều là đối tượng săn bắt, nó phải có giá trị kinh tế, văn hóa là loại thức ăn hay để làm cảnh. Hoạt động săn bắt của đồng bào Mường diễn ra hết sức đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng các hình thức mà người Mường thường hay sử dụng đó là:

Bẫy là cách dùng phổ biến nhất của đồng bào để bắt chim thú. Bẫy là hình thức đánh lừa để loại trừ sức mạnh của chim thú, đánh vào điểm yếu. Có các loại bẫy: bằng lồng tre đối với bắt chim thì dùng mồi thóc, hoa, hạt, chim mồi để nhử chim vào lồng. Bẫy cần bật thường bẫy gà, bẫy chim và thú nhỏ, dùng mồi nhử để thút thòng lọng vào cổ, chân và cần sẽ bật lên. Bẫy lưới để bắt chim. Bẫy hầm sập để bắt thú lớn. Bẫy chông bắt hưu, nai, lợn lòi. Bẫy đánh kẹp để đánh chuột. Hoặc dùng các loại dụng cụ

khác để săn bắt chim thú như nỏ, súng kíp, giáo, mác, thuổng, dao…[56, 20].

Mỗi loại động vật có những cách thức khác nhau, dụng cụ khác nhau để bắt chúng. Để sử dụng và phát huy tính năng của các dụng cụ đó, đòi hỏi con người phải hiểu được quy luật cũng như tính năng của từng loại dụng cụ, kết hợp với suy xét, phán đoán các tình huống sẩy ra để có thể thành công khi bắt chim, thú. Các hoạt động săn bắt chim thú có thể diễn ra dưới hình thức cái nhân hay tập thể. Đi săn cái nhân thường dùng nỏ để bắn tên, lắp tên độc hay tên thường, hoặc dùng súng kíp để bắn. Người Mường dùng nỏ không dùng cung, hoặc phóng lao, giáo, mác, đuổi bắt đối với các loại thú nhỏ và yếu. Đi săn tập thể là cuộc săn đông người, có khi là cả trăm người, có khi là cả làng, già, trẻ, trai, gái đều có thể tham gia. Sau khi chọn được khu rừng biết chắc là có thú lớn đang trú ngụ, người ta tìm một chỗ thuận lợi cho các tay thợ săn mang theo súng nỏ, giáo, mác phục kích đón đầu. Đầu kia cả làng hò la đập trống, gậy náo nhiệt, chó sủa râm ran. Thú dật mình hoảng hốt tháo chạy về phía trước. Các thợ săn đón sẵn dùng súng, nỏ bắn để bắt thú.

Hiện nay rừng Thạch Thành gần như không nhiều còn nữa, nên nơi cư trú của các loại chim, thú đã bị thu hẹp. Trong khi đó nhiều loại chim thú đang ngày càng bị tiệt chủng do tình trạng săn bắt trái phép của con người. Để bảo tồn các loại chim thú quý, nhà nước ta nghiêm cấm săn bắt chim thú dưới mọi hình thức khác nhau, Đồng thời khuyến khích việc bảo tồn các loại động vật quý này, nhằm giữ gìn sự cân bằng của hệ sinh thái.

Đánh bắt cá: Thuật ngữ cá ở đây bao gồm cả cá, tôm, cua, ốc, ếch, lươn, rắn…Hoạt động đánh bắt cá của đồng bào Mường ở Thạch Thành không phải là do nuôi thả, mà là sự chiếm đoạt những sản phẩm của tự nhiên. Bởi thế sản lượng đều phụ thuộc vào tự nhiên. Nhưng dù ít, dù nhiều nó cũng đáp ứng một phần nguồn thức ăn cho sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Các hoạt động đánh bắt cá diễn ra thường xuyên ở sông, khe suối, đồng ruộng. Người Mường rất thích ăn các loại món ăn có

nguồn gốc từ cá để chế biến các loại món ăn như cá nướng, cá đồ, cá lam, ốc nướng, canh ruột cá, canh nhái nấu măng…Cách đánh bắt cá cũng hết sức phong phú hơn cả săn bắt chim thú. Chung quy vẫn là dùng mẹo để lừa chúng. Các hình thức đánh bắt đó là : mò (dùng hai tay để mò ốc, cá, hến…). Đánh vó (vó có bốn gọng), vó đặt, vó xúc, te tép. Đánh nơm (nơm úp, nơm chườm). Đánh lưới (lưới bén, lưới quét, lưới bốc). Đánh bẫy (bẫy khăm: đào hố bên ruộng lúa cá nhảy vào. Đào chuôm giữa đường cá hay qua lại). Đánh đơm (đơm chúm, đơm đó ngang, đơm lừ đặt ngang bờ ruộng, đánh ống lươn) Đánh rặm. Ngoài ra còn dùng thuổng để đào ếch, rắn, móc cua, bắt trạch, lươn. Người Mường còn lặn mò để bắt cá. Từ việc đánh bắt cá trong tự nhiên, người Mường dần dần đã biết nuôi thả cá trong ao, hồ để dự chữ và chủ động hơn nguồn thức ăn hàng ngày. Nuôi trong ao hồ được chăm sóc, cho nên cá rất nhanh lớn, tiến tới đem trao đổi hàng hóa làm ổn định đời sống gia đình. [56, 24].

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 59 - 62)

w