Giống và các biện pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 55 - 58)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.3.Giống và các biện pháp kỹ thuật

Trong quá trình canh tác, đồng bào Mường đã biết lựa chọn những giống cây trồng cho phù hợp với từng loại hình nương, với những biện pháp kỹ thuật canh tác hết sức thuần thục. Các loại cây trồng mà người Mường trồng trên nương chủ yếu là lúa nương (lúa lốc đồi, lúa nếp), là những loại lúa chịu hạn rất tốt nhưng năng xuất rất thấp, chỉ khoảng 100kg/sào/vụ. Lúa nương là cây trồng truyền thống của người Mường. Nó không những cung cấp một phần lương thực mà còn là nét văn hóa tinh thần của người Mường hiện nay. Bởi vậy Người Mường mới có câu

“măng cụt phải giữ lấy chồi, rắn chết phải giữ lấy độc”. Có lẽ vậy mà ngày nay dù ít hay nhiều, đồng bào Mường vẫn trồng một ít lúa nương để lấy gạo nấu cơm nếp hay đồ xôi để cúng vào những ngày lễ tết hay đình đám. Ngô, có hai loại ngô mà đồng bào trồng đó là ngô nếp và ngô tẻ. Ngô nếp hạt nhỏ, màu trắng ăn rất dẻo. Ngô tẻ màu đỏ năng xuất thường chỉ 30 đến 40 kg/sào. Sắn, có loại sắn ta củ vỏ màu trắng, cây thẳng người và động vật ăn hay say. Sau này có thêm loại sắn Vân Nam củ vỏ màu đỏ ăn bở và ít say. Khoai lang có giống lang lim, trồng theo kiểu thả trệt, trồng quanh năm, củ ít, nhiều tinh bột nhưng ăn bở và thơm. Cây bông được bà con trồng để lấy nguyên liệu bông dệt vải. Gai được trồng để lấy sợi đan chài, vó. Ngoài ra đông bào còn trồng các loại cây thực phẩm như lạc (lạc tám tháng), sau này có thêm lạc ba tháng, vừng, đậu tằm. đậu nho nhe. Lúc trước đồng bào Mường chưa trồng đậu tương. [37, 179].

Đối với các biện pháp kỹ thuật canh tác trên nương rẫy, trước tiên là chọn đất.Với một trình độ canh tác nương rẫy hàng ngàn năm, đồng bào Mường đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Vì thế canh tác nương rẫy thì chọn đất là khâu đầu tiên. Chọn được vùng đất tốt sẽ cho một mùa màng bội thu. Sau khi đã lựa chọn được những vùng đất tốt để làm nương, đồng bào bắt đầu tiến hành cho một mùa canh tác mới theo một quy trình bất biến. Trước hết là chặt cây, phát cỏ, dọn dẹp cho quang. Để một vài tháng cho khô tiến hành đốt. Sau khi đốt song thì dọn cho sạch, tiến hành xới đất cho tơi xốp. [37, 177], rồi gieo trồng. Khi cây lên thì làm cỏ, chăm sóc, đến mùa thì thu hoạch. Việc canh tác trên nương đồng bào không bón phân. Địa hình dốc nên khó có thể làm thủy lợi, mà đồng bào chỉ dắp bở ven sung quanh để giữ nước khi có mưa. Khâu làm đất chủ yếu là dùng cuốc, nếu nương có độ bằng phẳng thì dung trâu, bò để cày bừa làm đất. Cũng có những nương sau khi đốt song thì dung gậy nậm lỗ luôn để tra hạt. Thông thường nương của đồng bào Mường được rào bằng các loại cây rừng chặt suống cắm sung quanh có buộc nẹp và để cho các loại dây leo cho kín. Cũng có những nương không rào mà là đào

rãnh sung quanh. Có loại nương to, có loại nương nhỏ, có loại nương gần, có loại nương xa. Đối với nương gần thì bà con đi làm buổi và về nhà nghỉ trưa. Nhưng đố với loại nương xa thì bà con phải chuẩn bị đồ ăn thức uống và các dụng cụ làm nương cho đầy đủ để ở lại không về trưa. Đồng thời phải làm chòi, lán để ở tạm khi đi làm nương.

Tuy nhiên, mặc dù quy trình làm nương rẫy là bất biến. Thế nhưng, trong quá trình canh tác, các loại cây trồng lại đòi hỏi những khâu kỹ thuật khác nhau. Lúa nương và ngô, cũng giống như các dân tộc khác, sau khi làm đất tơi xốp song, người Mường dùng gậy vót nhọn đầu và trọc lỗ xuống đất theo phương thẳng đứng. Sau đó tra hạt giống suống lỗ và lấp đất lại. Khi cây lên thì tiến hành chăm sóc. Lúa giống ở đây không phải ủ mạ như là trồng lúa nước. Lúa nương ít phải chăm sóc và thường là không bỏ phân, cho nên năng xuất rất thấp chỉ khoảng 100kg/sào, [37, 178]. Khi mùa thu hoạch đã đến là lúc bận rộn nhất của bà con người Mường. Cách thu hoạch lúa nương của đồng bào là dung dao con lảy ngắn từng bông để đỡ công vận chuyển, phơi luôn trên nương. Ngô thì bẻ lấy bắp, sau đó xé bẹ ngô ra và buộc ngược lên. Vận chuyển về bằng mọi phương tiện có thể và đem treo lên rống (là gác để lương thực của người Mường). Khi nào ăn thì tách hạt, lúa bỏ vào máng vò cho hạt văng ra, sau đó bỏ vào cối giã. Ngô thì dùng tay bon hạt. Cây sắn cũng được người Mường trồng nhiều ở trên nương rẫy. Trồng sắn cũng đơn giản, có hai cách: Cách thứ nhất là đặt hom. Cuốc đất thành hố, hố cách hố là 0,5cm, chặt thân cây sắn dài khoảng 0,2cm, vét vạt một đầu và lấp đất lại. Cách thứ hai là chặt cây sắn dài 0,5m vót nhọn một đầu và đóng suống đất, khoảng cách cũng như cách thứ nhất. Sau khi sắn lên thì tiến hành sáo cỏ và vun gốc. Sắn thu hoạch là nhổ cả cây và cắt lấy củ mang về. Sau đó tiến hành băm sắn khi đang còn tươi thành lát mỏng và chéo, rồi tiến hành phơi khô. Trước kia vào những năm đầu 90 của thế kỷ XX trở về trước, do thiếu gạo bị đói nên người Mường phải nạo sắn để ghế cơm ăn độn thay cơm cho no. Khoai lang có giống lang lim, củ màu tím, giây màu tím trồng theo kiểu thả trệt, trồng quanh năm, củ ít nhiều tinh bột. Việc trồng vừng là phải làm cho đất

nhỏ ra, sau đó vãi vừng và dung một cành rào khéo khắp lượt cho đất phủ lên trên. Đối với lạc thì phải cày vạch, sau đó gieo hạt, lấp đất mỏng, chăm sóc, khi lạc ra hoa thì vun đất lấp lín gốc. [37,179].

Thời vụ là vô cùng quan trọng đối với việc trồng trọt, nhất là trên nương. Nếu trồng đúng thời vụ sẽ cho một mùa màng bội thu. Bởi thế mà bà con người Mường tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Lúa nương thường là loại cây chịu hạn, do đó chỉ trồng được một vụ trong năm. Tháng giêng phát nương, tháng hai đốt nương, tháng tư, tháng năm tra hạt và thu hoạch vào tháng chín và tháng mười. Cây sắn, thời gian trồng tháng giêng, thánh hai, thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 12. Ngô, trồng tháng riêng, thu hoạch tháng 5, trồng tháng 5 thu hoạch tháng 9, 10, trồng tháng 9 thu hoạch thàng giêng năm sau. Lạc tháng riêng cày vạch tháng 8 thu hoạch. Sau này có lạc ba tháng được bà con trồng nhiều. Đậu tằm được trồng hai mùa: tháng giêng và ngày 5 tháng 5, thu hoạch vào tháng 5, tháng 8. [37, 178].

Có thể nói, việc canh tác trên nương rẫy của đồng bào Mường là hết sức khó khăn, bởi địa hình dốc rất khó cho việc làm thủy lợi. Thêm vào đó là đất có rất nhiều đá con gây cản trở cho việc làm đất. Vì nương thường hay ở xa ít có điều kiện trông coi nên hay bị muông thú phá hoại mùa mạng, quá trình vận chuyển về nhà khi đến mùa thu hoạch cũng hết sức vất vả. Tuy nhiên, việc canh tác trên nương rẫy cùng với việc trồng lúa nước và chăn nuôi đã góp phần quan trọng vào việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho đồng bào, làm ổn định đời sống gia đình.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 55 - 58)