Nghề thủ công truyền thống

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 62 - 65)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.5. Nghề thủ công truyền thống

Trong cơ cấu ngành kinh tế của đồng bào Mường Thạch Thành, bên cạnh ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi thì nghề thủ công truyền thống cũng đã hình thành và tồn tại trong đời sống sinh hoạt của đồng bào, gồm các nghề mộc, may, dệt, đan lát, rèn. Hầu hết bà con người Mường đều biết làm các nghề này. Với những bàn tay khéo léo, các sản phẩm làm ra với kỹ thuật hết sức tinh xảo đạt trình độ thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nghề thủ công của đồng bào không trở thành hàng hóa nên không phát triển lên được. Vì thế ở Thạch Thành từ xưa cho đến nay chưa bao giờ có làng nghề thủ công truyền thống. [37, 183].

2.1.5.1. Nghề dệt.

Không chỉ riêng người Mường mới có nghề dệt, hầu hết các dân tộc khác đều có nghề dệt. Nghề dệt vải của đồng bào Mường Thạch Thành đã có từ lâu đời, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mặc của đồng bào như các loại áo, váy, quần, khăn đội đầu, chăn, gối đệm…[37, 183]. Nghề dệt vải được coi là nghề của chị em phụ nữ. Công việc này diễn ra quanh năm

thường vào những lúc nhàn rỗi. Ngay từ nhỏ người mẹ đã bắt đầu dạy cho con gái mình biết cách dệt vải, thêu thùa. Đến khi lớn lên người con gái đã hết sức thành thạo trong công việc này.

Quy trình dệt được một tấm vải, đến cát may, thêu thùa…để có một sản phẩm cuối cùng phải mất rất nhiều thời gian và công sức, với những kỹ thuật khó. Bởi vậy người học phải siêng năng cần cù. Hàu hết con gái Mường đều biết nghề này, để khi lớn lên có thể phục vụ cho mình cho và người trong gia đình. Khi đi lấy chồng thì nó là tiêu chí để người con trai chọn vợ.

Đồng bào Mường Thạch Thành trồng rất nhiều bông, thậm chí cả một nương bông. Nương tốt thì cho quả bông càng to.[37, 180]. Bông được thu hoạch về đem phơi nắng, phơi sương, nắng càng to thì bông càng trắng và dễ tách hạt. Sau khi tách hạt song thì đem bật bông cho tơi xốp. Đem quấn bông vào một cái qoe và cho lên sa để quay sợ. Sợi càng đều thì chất lượng vải càng đẹp. Sợi se song thì đem giặt sạch, phơi khô rồi đem hồ cho bền và đẹp. Sau khi làm sợi đã song thì bắt đầu cho lên khung để rệt vải. Khổ vải không quá 40cm, chiều dài tuỳ ý. Vải rệt song là loại vải màu trắng. Muốn cho vải bền và đẹp thì đem nhuộm vải với các màu đó là tràm, xanh, vàng, đỏ. Dùng lá cây, vỏ cây, và bùn để nhuộm màu. Vải được dệt ra gọi là vải thổ cẩm.

Nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải cũng được người Mường biết tới và hết sức thành thạo. Nghề nuôi tằm ươm tơ đã có từ rất sớm, nhằm cung cấp nguyên liệu cho nghề dệt vải. Vải được dệt từ nguyên liệu tơ tằm gọi là vải lụa tơ tằm. Bà con người Mường trồng rất nhiều dâu để nuôi tằm lấy nhộng nhả tơ, tơ được thu lại để kéo sợi dệt vải. Sợi tơ được kéo ra và lấy nhựa đu đủ để hồ sau đó đem nhuộm thành các sợi màu khác nhau: màu tràm lấy cây tràm nhuộm, màu đỏ có cây cỏ Phong, cây vang, màu vàng có cây cỏ hem, củ nâu để tạo màu đen. Sau đó cho lên khung để dệt thành vải. [37, 183].

Vải bông, vải tơ tằm mặc rất mềm và mát, tao cảm giác dễ chịu cho người mặc vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Sản phẩm dệt rất đẹp, đủ các màu sắc với các hoạ tiết hoa văn rất đẹp. Hoa văn dệt khác với hoa văn thêu. Hoa văn rệt chủ yếu ở cạp váy của phụ nữ. Bởi thế thường có hai khung cửi dệt là khung cửi dệt thường và khung cửi dệt cạp váy. Khung cửi dệt cạp váy nhiều co hơn khung cửi thường, vì nhiều co để bố trí nhiều màu sắc và hoạ tiết hóa văn. Bởi thế kỹ thuật dệt khó hơn, phải là người phụ nữ có tay nghề cao mới dệt được. Để sản phẩm đẹp, phụ nữ Mường còn biết thêu để tạo hoa văn cho khăn, áo, váy, gối, chăn…

Sản phẩm thêu, dệt truyền thống của người Mường không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc mà còn là vẻ đẹp thẩm mỹ trên trang phục truyền thống tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Mường ở Thạch Thành.

2.1.5.2. Nghề mộc.

Hầu hết trai Mường Thạch Thành đều biết nghề này, trước hết là để phục vụ cho gia đình, sau đó giúp bà con trong làng bản. Công cụ làm việc này hết sức đơn giản, chủ yếu là dùng rìu, dao, đục, cưa là có thể làm được một cái nhà sàn to. Đặc biệt cái rìu có một vai trò hết sức quan trọng đối với nghề mộc. Có thể dùng rìu để bổ lỗ mộng nhà sàn hết sức chính xác. Ngoài ra còn dùng rìu để đẽo cày chìa vôi, bừa, cào gạt…phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. [37, 183].

2.1.5.3. Nghề rèn.

Ơ vùng sâu, vùng xa, do điều kiện đi lại khó khăn khó mua được các dụng cụ sản xuất như lưỡi cày, dao, cuốc, hái…và các đồ dùng khác bằng sắt, gang, đồng. Cho nên bà con người Mường cũng biết tới nghề rèn, đã tự làm bể thổi để rèn chế tạo các loai dụng cụ như lưỡi cày, dao, cuốc, hái, cắt chấu hái, thậm chí còn chế tạo cả súng hoả mai, súng kíp để đi săn. Tuy nhiên, nghề rèn không phát triển thành hàng hóa chỉ phục vụ chủ yếu cho bà con quanh vùng trước và sau vụ sản xuất. [37, 183].

Đây là một nghề mà hầu hết đàn ông Mường đều biết làm. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Mường thì các công cụ trong gia đình có liên quan rất nhiều đến nghề đan lát như nong, thúng, mẹt, dần, sàng, rổ, rá, ép đựng sôi, đan phên để thưng vách nhà, giỏ đựng cá, dặm, các loại bẫy để bắt cá và chim…. Nguyên liệu dùng để đan lát là tre, nứa, giang, mây, luồng…. Sản phẩm được làm ra từ đan lát hết sức đa dạng, công dụng khác nhau và hình thức cũng khác nhau, rất đẹp và tinh xảo. Bởi thế đã hỗ trợ rất nhiều cho đồng bào Mường trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Nhìn chung các vật dụng được người Mường làm ra từ nghề đan lát với một kỹ thuật rất công phu. Kỹ thuật đan chủ yếu là đan lồng đôi như đan thúng, mẹt, rổ, rá, nong, dặm, đan phên … Các loại đan lồng mốt như đan giỏ đựng cá, chúm, lừ, phên rào vườn….Dây để buộc chủ yếu là bằng mây hoặc là bằng giang, là hai loại dây bền và đẹp, nhất là mây. [37, 183]. Trên đây là bức tranh kinh tế truyền thống của người Mường ở Thạch Thành (Thanh Hóa). Do quá trình thực hiện nền kinh tế hàng hóa, đẩy mạnh khai thác các tiềm năng của miền rừng núi phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào đã làm cho nền kinh tế truyền thống tự cấp tự túc của đồng bào Mường bị phá vỡ, có sự biến đổi tiến bộ. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến một số loại hình kinh tế cần phải được bảo tồn và phát huy vì nó là các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

2.2. Nhà ở.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w