Công cụ lao động

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 54 - 55)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.2. Công cụ lao động

Khác với làm ruộng nước, làm nương rẫy là phải phát quang rồi đốt cho sạch. Sau đó trọc lỗ tra hạt, làm cỏ chăm sóc, thu hoạch mang về nhà. Vì đặc điểm canh tác cho nên cũng cần phải có những công cụ sản xuất phù hợp với loại hình canh tác trên nương rẫy. Bởi thế bà con sử dụng một số công cụ sản xuất chính sau:

Dao nắp: Công việc đầu tiên của việc làm nương rẫy là phải phát nương. Bởi thế có thể dùng dao hoặc dùng rìu để phát, rọn nương. Dao dùng để chặt các loại cây nhỏ và các loại cây bụi. Là loại dao thân dày nhưng hơi nhỏ, dài khoảng 50cm, đựng trong vỏ bao làm bằng hai mảnh gỗ ghép lại hoặc bằng hai nửa thân cây tre được đẽo nhẵn và khoét ruột cho vừa lưỡi dao. Đao đeo ỏ bên hông cho gọn và tiện sử dụng.

Rìu: là một dụng cụ đa chức năng của đồng bào Mường. Rìu dùng để làm nhà sàn, đục lỗ mộng, đẽo cày, cũng có thể dùng để chặt cây to. Bởi vậy khi phát nương rẫy, đồng bào Mường dùng rìu để chặt cây to. Sau

đó để cho khô và đốt. Cấu tạo của rìu có hình dáng như chữ thập. Một thanh được làm bằng gỗ có đục lỗ để luồn thanh còn lại, ở đầu dưới đẽo vát để lắp lưỡi rìu. Thanh kia làm bằng tre già đẽo dẹt chữ nhật một đầu có mắt. Lưỡi rìu làm bằng sắt hình chữ nhật rất mỏng và sắc, cạnh hông vát như hình tam giác, có lỗ ngoàm để chốt vào đầu dưới của thân rìu.

Cuốc: là dụng cụ xới đất cho tơi xốp để trồng màu, hay dùng để sáo cỏ, vun gốc khi chăm sóc cho cây trên nương rẫy. Nếu cuốc để xới đất thì là loại cuốc lưỡi nhỏ, dày. Còn cuốc dùng để sáo cỏ và vun gốc là loại cuốc lưỡi to bản và mỏng tất nhiên là cuốc phải sắc.

Gậy nậm lỗ: Loại hình canh tác trên nương rẫy chủ yếu là trọc lỗ tra hạt. Bởi thế mà khi đến mùa canh tác, bà con phải sắm gậy để nặm lỗ tra hạt. Gậy dài khoảng trên một mét, đầu dưới vót nhọn đểđâm suống đất tạo lỗ.[37, 177].

Sọt: là loại dụng cụ để đựng lua bông, ngô, sắn, lạc… để gánh về nhà. Sọt có chiều cao khoảng 35cm, miệng rông khoảng 50cm, thu nhỏ dần suống đáy theo hình trụ khối, đan dày sung quanh, ở đáy đan xưa, 4 có quai để quẩy gánh.

Đòn sóc: là dụng cụ được làm bằng nửa cây tre, đẽo nhọn hai đầu. Có chức năng là để sóc vào đon lúa, củi để gánh về nhà.

Dao cau: là một loại dao nhỏ lưỡi dao mỏng và sắc dùng để lảy bông lúa nương hay dao cũng có thể dùng để bổ quả cau.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hoá vật chất của người mường ở huyện thạch thành (thanh hoá) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w