Với khẩu hiệu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra: “kháng chiến bằng văn
hoá, văn hoá của kháng chiến", nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của văn nghệ sĩ là
phải thắp lửa đầu ngọn bút để thổi bùng ngọn lửa cách mạng. Nhiệm vụ đó không hề dễ dàng chút nào. Nhiệt tình cách mạng thì họ có thể có thừa, thế nhng để định hớng đợc ngòi bút viết ra sao thì quả là điều họ gặp nhiều bỡ ngỡ. Khó khăn, nhng không phải không làm đợc. Thế là họ lao mình vào quá trình tìm đờng. Một năm trăn trở, vật vã tìm đờng sáng tác, Nguyễn Đình Thi đã nghiền ngẫm viết tiểu luận
Nhận đờng. Bài tiểu luận đầy mồ hôi và nớc mắt này đợc ông viết vào ngày
31/12/1947, với tinh thần tổng kết một năm đầy gian khổ tìm đờng "phụng sự
kháng chiến" của các văn nghệ sỹ. Lúc bấy giờ, không riêng gì Nguyễn Đình Thi,
những bạn viết cùng thời ông cũng mang nỗi niềm bức xúc, day dứt, đau khổ xen lẫn lo sợ về sự nghiệp sáng tác. Làm thế nào để nghệ thuật, "phụng sự kháng chiến" một cách hiệu quả nhất, thực hiện nhiệm vụ chính trị cứu nớc từ đôi cánh của mình. Trong khi thực tế phô bày rằng sự hài hoà giữa ý thức nghệ thuật và nhiệm vụ chính trị ở các văn nghệ sỹ là cha ăn nhập cùng nhau. Nói nh Chế Lan Viên sau này "cái phần công dân trong con ngời họ rất tích cực, vào sinh ra tử cùng dân tộc, nhng cái phần nghệ sỹ trong họ còn đứng tách ra, tụt lại sau, nghiền ngầm, tìm tòi". Nguyễn Đình Thi bộc bạch: "Mỗi dòng chữ, mỗi nét bút nặng bao nhiêu máu của của chiến sỹ, bao nhiêu mồ hôi của những bàn tay cày cấy, bao nhiêu khó nhọc của ngời đàn bà, bao nhiêu căm hờn của ngời chồng, ngời vợ, và bao nhiêu hạnh phúc mà đáng lẽ con cái chúng ta đợc hởng. Chúng ta đã nghe trách nhiệm trĩu nặng trên vai khi cầm đến bút. Nhng nhìn vào trong chúng ta, những tình cảm, ý nghĩ đã thực đến một nhịp với cảm xúc dân tộc, của nhân dân lao động đang kháng chiến hay cha? Chung quanh các bạn hữu chúng ta có một hai tiếng băn khoăn: Có lẽ nghệ thuật đau lòng mà chỉ đa đợc lên cho kháng chiến những cuốn sách có trình độ ấn trĩ. Sao lại thế? [52; 53]. Dòng thác cách mạng của cuộc kháng chiến chống Pháp cuộn chảy một cách mãnh liệt. Cả dân tộc dốc toàn bộ sức lực để tìm lại chân lý đã bị thực dân Pháp đánh cắp. Mối công dân đều trở thành những chiến sỹ quả cảm trên mặt trận tranh đấu chống giặc ngoại xâm.
Trong đó, các văn nghệ sỹ - những ngời đợc Đảng giao phó nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận văn hoá nghệ thuật, một trận tuyến thầm lặng nhng không kém phần quyết liệt và cam go. Điều đó thôi thúc văn nghệ sĩ một tinh thân xung phong quả cảm. Họ ý thức rằng cần phải "nổi trống kèn, gió bão trên từng trang giấy" để diệt thù. Những nỗi bức xúc về câu hỏi viết thế nào? viết cái gì? vẫn cha có lời giải đáp. Đã thế cái con ngời cá nhân nhiều lúc lại cựa mình sống dậy. Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của số đông, đòi hỏi sự cống hiến hết mình, quên mình của tất cả mọi ngời, không thể sống ích kỷ một mình đợc.
Là nhà văn đi tiên phong trong phê bình văn học thời kỳ này, Nguyễn Đình Thi thấu hiểu đợc những tâm sự đó: "Đặt bút nhìn lại những sáng tác mới xong chúng ta mới thấy đợc sự vùng về, yếu ớt, không thổi lên đợc gió bão của cuộc chiến đấu. Nhiều anh em chúng ta muốn vứt bút làm một công việc khác hiệu nghiệm hơn" [52; 44-45]. Mục đích sáng tác văn học theo Nguyễn Đình Thi là phải "thổi lên đợc gió bão của cuộc chiến tranh”, nghĩa là ông đặt trách nhiệm cao cả của ngời cầm bút và nêu lên yêu cầu cao về khả năng động viên tuyên truyền và tính xung phong của văn học. Thực tế sáng tác của các nhà văn rõ ràng cha thể đáp ứng đợc điều đó. Vậy, phải làm gì, làm nh thế nào để bảo đảm tính sáng tạo nghệ thuật và phục vụ chính trị, đáp ứng đúng những yêu của thời đại. Câu hỏi đó đã bỏ ngõ và khiến các văn nghệ sỹ day dứt đến nao lòng. Tiểu luận Nhận đờng của Nguyễn Đình Thi đã làm bật lên vấn đề thời sự của văn học Việt Nam sau 1945, nó ghi dấu ấn lịch sử chuyển mình của một nền văn học mới. Đó là vấn đề nhạy cảm khi lịch sử sang trang, tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi. Vấn đề là sự thích ứng và khả năng sáng tạo, thể hiện trách nhiệm và bản lĩnh sáng tạo của ngời nghệ sỹ sẽ đi đến đâu. Hiểu nh thế ,tinh thần "nhận đờng” của Nguyễn Đình Thi vẫn có giá trị cho ngày hôm nay và cả ngày mai.
1.2.3.2. Cuộc tranh luận xung quanh bài viết Tranh tuyên truyền và hội hoạ của Tô Ngọc Vân